Đau Khớp Háng Sau Sinh Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cập nhật: 02/04/2024 Theo dõi trên goole news

Đau khớp háng sau sinh là “nỗi khổ” chung của rất nhiều chị em. Tình trạng này khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt. Bài viết sẽ nêu ra dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh để cùng hiểu rõ hơn và có cách xử lý để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Đau khớp háng sau sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau khớp háng sau sinh là tình trạng đau nhức, sưng phù ở bẹn sau khi sinh con. Cơn đau có thể lan xuống đùi, toàn bộ chân và có xu hướng tăng lên khi vận động.

Hầu như chị em lần đầu sinh con đều gặp phải tình trạng này. Đau khớp háng sau khi sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn cả việc chăm sóc con cái.

Đau khớp háng sau sinh làm chị em mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái
Đau khớp háng sau sinh làm chị em mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái

Cơn đau thường kéo dài trong khoảng 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, không được xử lý nhanh chóng và đúng cách có thể chuyển thành mãn tính. Ngoài cảm giác đau nhức dai dẳng, chị em có nguy cơ bị teo cơ đùi, mông. Một số trường hợp bị tàn tật, mất khả năng di chuyển và lao động.

Do đó, chị em nên thăm khám sớm khi bị đau khớp háng đặc biệt là viêm khớp nhiều lần. Bên cạnh đó, hãy nghiêm túc thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng ổn định sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp háng sau khi sinh

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà người mắc bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp đau khớp háng nhẹ: Cơn đau chỉ thoáng qua, không thường xuyên và nhanh khỏi. Chị em cảm thấy khớp háng tê mỏi, kho co giãn chân, đau nặng hơn khi vận động hoặc bị tác động mạnh.
  • Trường hợp trung bình: Cơn đau xuất hiện thường xuyên và cường độ nặng hơn. Mức độ đau dữ dội hơn sau khi ngủ dậy và giảm dần vào chiều tối. Lúc này, chị em khó đứng lên ngồi xuống, đi khập khiễng.
  • Trường hợp nặng: Đau nhức xảy ra liên tục, đau nhức dữ dội. Thêm nữa, chị em khó vận động, nhất là khi xoay, gập người. Trong cơn đau còn kèm theo tê cứng, sưng đỏ và nóng rát ở khớp háng. Một số trường hợp chị em còn bị teo cơ.

Chị em có thể hoàn toàn phát hiện ra bệnh qua những triệu chứng trên. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị đau khớp háng.

Đau khớp háng sau sinh là do nguyên nhân nào?

Sau khi sinh xong, chị em có sự thay đổi về cả bên ngoài lẫn sinh lý bên trong. Điều này vô tình gây ra đau khớp háng và một số bệnh lý khác. Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến chị em gặp phải tình trạng này là:

  • Tăng cân: Quá trình mang thai, chị em thường tăng từ 10 – 15kg. Điều này vô tình gây sức ép lên các khớp, nhất là vùng chậu và háng. Do đó, cơn đau có thể xuất hiện ngay trong thai kỳ và kéo dài đến sau khi sinh.
  • Ảnh hưởng của quá trình chuyển dạ: Khi sinh, tử cung và vùng xương chậu cần phải nới rộng ra hết mức mới có thể đẩy thai nhi ra ngoài. Điều này gây ra những tổn thương nặng, mất thời gian dài mới có thể hồi phục. Đây cũng là nguyên nhân gây ra đau khớp háng sau sinh.
  • Rạch tầng sinh môn: Nhiều trường hợp khó sinh, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng xương khớp, gây ra đau khớp háng sau sinh thường.
  • Thiếu dinh dưỡng: Rất nhiều chị em không cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai khiến cho cả mẹ và bé đối mặt với nhiều vấn đề xương khớp. Trong đó, tình trạng đau khớp háng sau khi sinh rất phổ biến.
  • Biến chứng của các bệnh lý: Đau khớp háng sau sinh rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, đau thần kinh tọa,…
Tăng cân cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị đau khớp háng sau sinh
Tăng cân cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị đau khớp háng sau sinh

Phương pháp chẩn đoán đau khớp háng

Ngay khi cảm thấy đau nhức vùng háng thường xuyên, chị em nên nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải đồng thời đưa ra phác đồ điều trị.

Chị em cần nêu ra tình trạng đang gặp phải, mức độ đau như thế nào. Ngoài ra, bác sĩ kiểm tra bằng mắt thường vùng khớp háng và thực hiện một số động tác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kết quả sẽ đánh giá được mức độ, phạm vi đau và khả năng vận động. Cuối cùng người bệnh sẽ được khám chuyên sâu nhờ kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ đau khớp háng là do bệnh viêm khớp hoặc lao khớp háng.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu khớp háng sau sinh.
  • Chụp X-Quang: Hình ảnh khớp háng sau khi chụp giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Chụp MRI: Ngoài việc xác định tình trạng khớp háng, bác sĩ còn có thể quan sát được dây chằng, sụn, mô mềm quanh khớp.

Chi tiết cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị viêm khớp háng sau sinh mổ và đau khớp háng sau sinh thường. Người bệnh nên tham khảo trước về các phương pháp này và kết hợp với tư vấn của bác sĩ để nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

Thuốc Tây y giảm đau khớp háng sau sinh

Đối với các trường hợp đau khớp háng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và kháng viêm. Cụ thể như:

  • Thuốc giảm đau thông thường được bác sĩ chỉ định là Paracetamol, Tramadol,…
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid như Diclofenac, Ibuprofen, Celecoxib,… Thuốc điều trị chuyên sâu các bệnh lý xương khớp mà chị em đang gặp phải.
  • Viên uống bổ sung vitamin D, canxi và tăng dịch nhầy khớp háng.
Phụ nữ sau khi sinh, đang cho con bú là đối tượng nhạy cảm với thuốc Tây y
Phụ nữ sau khi sinh, đang cho con bú là đối tượng nhạy cảm với thuốc Tây y

Đối với phụ nữ sau sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ có nên chỉ định thuốc Tây hay không. Bởi thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và sức khỏe bé. Một số trường hợp chị em phải cai sữa cho con mới được uống thuốc.

Do vậy, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Tây về điều trị tại nhà. Quy trình điều trị phải được sự cho phép và giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Cách chữa đau khớp háng sau sinh bằng phẫu thuật

Những trường hợp đau khớp háng do nhiễm trùng hay sụn khớp tổn thương nặng nề, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Chị em có thể phải thực hiện một trong những phẫu thuật sau tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh:

  •  Loại bỏ dịch ổ khớp
  • Thay thế khớp háng nhân tạo
  • Tái tạo bề mặt hông
  • Nội soi khớp
  • Cắt bỏ xương

Sau phẫu thuật, chị em còn mất một thời gian thực hiện vật lý trị liệu để hồi phục khả năng vận động và ngăn chặn tình trạng đau tái phát.

Phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm. Các chị em phụ nữ khi cần trao đổi ký với bác sĩ về lợi ích, hệ lụy có thể xảy ra trước khi quyết định. Đặc biệt, đừng quên tìm hiểu địa điểm, thông tin bác sĩ thực hiện để đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất.

Thuốc Đông y chữa viêm háng sau sinh

Bài thuốc Đông y điều trị đau khớp háng sau sinh mổ hoặc sinh thường có ưu điểm là hiệu quả lâu dài và độ an toàn cao. Tình trạng đau khớp háng sẽ được giải quyết dứt điểm. Đồng thời bài thuốc còn giúp giải độc cơ thể và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, chị em cần thực hiện điều trị trong thời gian khá dài.

Một vài bài thuốc Đông y chữa viêm háng sau sinh là:

  • Bài thuốc 1: Các thảo dược gồm rễ ruột gà, thổ phục linh, cây chó đẻ, địa hoàng, huyết phong, hầu khương, khương thanh, rễ cây qua lâu, rau má, đan sâm, thạch cao (mỗi loại 12g), bạch chỉ (8g) và cam thảo bắc (4g). Các nguyên liệu đem sắc cùng 500ml nước, thuốc thu được chia thành 2 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm rễ trinh nữ hoàng cung, rễ cát bối, rễ cúc tần (mỗi loại 20g), rễ đinh lăng, rễ cam thảo bắc (mỗi loại 10g). Sắc cùng nửa lít nước đến khi còn 1 nửa thì chắt nước cốt, chia uống 3 lần/ngày.

Bên cạnh đó, chị em nên kết hợp thực hiện châm cứu, bấm huyệt. Phương pháp này có độ an toàn cao, hiệu quả khá tốt. Lương y tác động vào các huyệt đạo để giảm đau, tăng lưu thông máu, giúp xương chắc khỏe và linh hoạt hơn.

Những mẹo dân gian phổ biến nhất

Chị em cũng có thể thực hiện một số mẹo dân gian giảm đau khớp háng sau sinh. Đây là những bài thuốc truyền miệng từ xa xưa, chỉ sử dụng nguyên liệu đơn giản nhưng hiệu quả khá tốt. Cụ thể, cách thực hiện một số bài thuốc chữa viêm khớp háng phổ biến là:

  • Lá lốt: Phơi lá lốt trong bóng râm đến khi khô. Mỗi ngày, hãy lấy 1 nắm lá lốt rồi sắc thành thuốc uống.
  • Rượu gừng: Gừng làm sạch, đập dập, ngâm trong rượu trắng khoảng 1 tuần. Sau đó, hàng ngày chị em lấy ra 1 ít để xoa bóp khớp háng.
  • Bột quế: Chị em hòa bột quế và mật ong cho đặc sệt rồi đắp trực tiếp lên khớp háng bị đau.

Bên cạnh đó, chị em có thể thực hiện biện pháp điều trị không dùng thuốc. Đây là những cách chữa đau khớp háng sau sinh được bác sĩ đánh giá cao và khuyên thực hiện. Cụ thể là:

  • Massage: Massage khớp háng và vùng lân cận hàng ngày để giảm đau, thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Thực hiện liệu pháp nhiệt để giảm đau và tình trạng sưng viêm.
  • Bài tập: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu để biết cách thực hiện những bài tập chữa đau xương mu khớp háng sau sinh.

Những lưu ý chị em cần nắm rõ và thực hiện

Chị em có thể chủ động phòng ngừa và rút ngắn thời gian điều trị nếu nghiêm túc thực hiện những lưu ý sau:

  • Kiểm soát tốt cân nặng ở mức khuyến cáo, hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng béo phì sau sinh.
  • Tránh làm việc nặng, quá sức đồng thời chủ động nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tìm hiểu và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị đau khớp háng.
  • Thường xuyên tập thể dục, nhất là những bài tập tốt cho xương khớp.
  • Thăm khám sớm nếu phát hiện những thay đổi bất thường liên quan đến xương khớp.
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hay thực phẩm chức năng về tự điều trị bệnh tại nhà.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp háng sau sinh. Hãy chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám.

Bài viết liên quan

Bình luận

  1. Hồng Phương says: Trả lời

    Bệnh viêm khớp mà ăn đồ cay nóng với nhiều đồ nếp là bị đau tăng lên đúng không mọi người? Vừa rồi lỡ ăn tí xôi vào mà đau không chịu nổi

  2. Thành Yến says: Trả lời

    Tôi bị viêm khớp gối, đã tiêm trực tiếp vào khớp 2 lần đợt đó tiêm xong khỏi rồi nhưng giờ lại bị lại. Giờ có nên đi tiêm nữa không hay điều trị như nào mọi người?

    1. Thu Thuý says: Trả lời

      Nghe bảo tiêm thuốc đó đa phần toàn tiêm thuốc giảm đau chống viêm tạm thời thôi nên tiêm vào sẽ hết đau rồi thời gian sau lại bị lại. Tiêm nhiều không cẩn thận hỏng hết khớp đấy.

  3. Khánh Tuệ says: Trả lời

    Từ lúc mang bầu vợ mình bị viêm khớp cùng chậu nhưng lúc đó không đau lắm vẫn chịu được nên không điều trị gì cả. Tới giờ sinh xong 2 tháng vẫn thấy bị đau mà còn đau tăng hơn. Có ai bị như vậy điều trị như thế nào khỏi được thì tư vấn giúp để mình đưa vợ mình đi điều trị với

    1. Trần Thị Trang says: Trả lời

      Bạn ơi, bạn cho vợ tới nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường mà chữa. Ở đó chữa được bệnh viêm khớp cùng chậu sau sinh tốt mà an toàn cho cả mẹ cả con. Ngày xưa tôi điều trị ở đó rồi nên biết.Họ điều trị bằng thuốc nam thảo dược không có kháng sinh

    2. Đậu Thuỷ Chung says: Trả lời

      Điều trị ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường này như nào tầm bao lâu thì khỏi được cái viêm khớp cùng chậu vậy bạn?

    3. Võ Hoài An says: Trả lời

      Thuốc nam uống dạng cao, liệu trình ít cũng phải tầm 2-3 tháng cụ thể trong bao lâu thì dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người đấy

    4. Nguyễn Trường Giang says: Trả lời

      Đông y mà dùng trong 2 -3 tháng là nhanh đấy chứ. Tôi đã từng điều trị thuốc đông y của một thầy phải đến nửa năm mà còn không khỏi được đấy. Bạn nói cụ thể về thuốc của nhà thuốc này cho mình với? Thuốc uống dạng cao là như nào vậy?

    5. Ngọc Điệp says: Trả lời

      Thuốc của Đỗ Minh Đường này là thuốc cao pha nước uống luôn không phải sắc bạn ạ. Hồi tôi điều trị thì phải uống 1 lúc 3 loại cao là cao đặc trị xương khớp, cao bổ gan giải độc và hoạt huyết bổ thận. Cứ mỗi bữa hòa thuốc theo chỉ định của bác sĩ để uống thôi, sử dụng bảo quản dễ dàng

  4. Lê Thị Ánh says: Trả lời

    Tôi bị ngã xe đập gối xuống đường mấy năm nay rồi, từ ngày đó tới giờ cứ thỉnh thoảng trở trời là gối của tôi lại bị viêm đau, lại phải uống thuốc giảm đau. Giờ có thuốc nào uống vào khỏi triệt không mọi người?

    1. Đặng Thị Hải Tâm says: Trả lời

      Bạn đừng uống thuốc giảm đau nữa, hai dạ dày lắm. Mỗi khi đau bạn dùng mấy loại lá như lá ngải, lá lốt hoặc có lá náng thì càng tốt. Dã ra sao lên rồi đắp vào nó cũng giảm đau được mà lại không có tác dụng phụ.

    2. Nguyễn Thu says: Trả lời

      Mấy loại đó là để giảm đau tạm thời thôi chứ muốn khỏi triệt thì không khỏi được đâu. Những loại lá đó mà chữa được bệnh xương khớp thì chẳng có nhiều người phải đau đớn, khổ sở về cái bệnh này

  5. Tần Hảo says: Trả lời

    Mọi người có ai biết loại thuốc nào chữa bệnh viêm đau xương khớp hiệu quả không chỉ tôi với?

    1. Diện ATP says: Trả lời

      Mình thấy có bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường này được nhiều người khen là rất hiệu quả, thuốc này thuốc nam cũng chưa dùng bao giờ nên không biết là có chữa khỏi được thật hay không

    2. Nguyễn Cảnh Hoàn says: Trả lời

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường này thì đúng là hiệu quả rồi. Hồi tôi bị bệnh viêm khớp gối. Chữa trong tây y cứ tái đi tái lại mãi. Sau chuyển sang thuốc Đỗ Minh Đường điều trị mấy tháng thì lại khỏi dứt không thấy bị lại. Tính ra cũng hết được đau nhức được hơn năm rồi

  6. Thái Đặng says: Trả lời

    Tôi bị viêm khớp vai nửa năm nay, hiện tại đang bi đau và hoạt động bị hạn chế cầm nắm hay nâng tay lên cao khó khăn thì điều trị như thế nào mọi người?

    1. Quỳnh Nguyễn says: Trả lời

      Viêm quanh khớp vai không chữa kịp thời nó dính khớp vai lại là nguy hiểm lắm. Ngày xưa tý nữa tôi cũng bị dính như vậy đấy. May mà gặp được nhà thuốc Đỗ Minh Đường điều trị vừa uống thuốc vừa kết hợp châm cứu bấm huyệt nữa thì mới được đấy.

    2. Lý Phúc Minh says: Trả lời

      Cho xin thông tin cụ thể về nhà thuốc này với, tôi vẫn đang chữa bằng thuốc tây giờ kết hopwjj cùng với thuốc này thì có được không?

    3. Quỳnh Nguyễn says: Trả lời

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường ở trong bài người ta giới thiệu đó. Nhà thuốc này thấy có 2 địa chỉ đây này nhưng mà cũng xa
      Hà Nội: số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình (Hà Nội)
      Điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349
      TP Hồ Chí Minh: số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh (Hồ Chí Minh).
      Điện thoại: 028 3899 1677 – 0938 449 768

    4. Thành Chung says: Trả lời

      Nhà thuốc này tôi cũng đang tìm hiểu nghe bảo họ mở cửa làm việc cả vào ngày cuối tuần thứ 7 với chủ nhật có đúng không vậy, nếu cuối tuần có làm việc thì tranh thủ ngày nghỉ đến khám thôi

    5. Uy Võ says: Trả lời

      Đúng là họ có mở cửa cuối tuần nhưng cũng như ngày thương, học hỉ làm việc từ 8h-12h, chiều từ 13h30-17h30 thôi. Không rõ cuối tuần khách khứa như nào nhưng ngày thường tôi đến khám cũng thấy đông

  7. Đinh Hồ says: Trả lời

    Tôi bị viêm khớp dạng thấp gần 10 năm nay, điều trị bằng thuốc methotrexat ở viện rồi nhiều thuốc giảm đau thấy khỏi được thời gian lại bị lại, các khớp bàn tay bàn chân đang bị đau sưng. Không biết có thuốc gì điều trị được bệnh này khỏi dứt điểm không nhỉ?

    1. Nguyễn Hải Đường says: Trả lời

      Có đọc được thông tin này nhưng mà không biết cụ thể chữa bệnh hiệu quả như nào, tôi muốn hỏi có ai đã chữa bằng thuốc này rồi chia se giúp xem thuốc có tốt thật không https://www.tapchiyhoccotruyen.com/khoi-benh-viem-khop-dang-thap-sau-15-nam-tai-do-minh-duong.html

  8. Yến Đức says: Trả lời

    Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, bị viêm đa khớp lâu năm dùng nhiều thuốc giảm đau quá bây giờ bị viêm dạ dày khá nặng. Giờ bà đang bị đau mà không biết phải làm sao.

    1. Hà Mạnh Cường says: Trả lời

      Bác bị cả dạ dày nữa thì giờ chỉ có uống thuốc đông y thì may ra hiệu quả mà không sợ bị ảnh hưởng đến dạ dày thôi, tìm thử chỗ nào điều trị đông y uy tín đưa bác đến chữa xem sao

    2. Yến Đức says: Trả lời

      Đông y bây giờ cũng sợ, đọc trên mạng thấy nhiều người người ta cảnh báo có nhiều người trộn thuốc giảm đau vào thuốc đông y bán để cho giảm đau nhanh. Rồi còn nhiều chỗ dược liệu bẩn kém chất lượng nữa

    3. Nguyễn Tiến Thành says: Trả lời

      Đúng là đông y bây giờ nhiều chỗ vớ vẩn lắm. Nên điều trị thì phải lựa chọn tìm hiểu kỹ càng không tiền mất mà rước hoạ vào thân.

    4. Hồng Sơn says: Trả lời

      Điều trị bệnh xương khớp bằng đông y thì tới ngay nhà thuốc Đỗ Minh Đường mà điều trị. Nhà thuốc này uy tín và nổi tiếng chứ không có chuyện treo đầu dê bán thịt chó như vậy đâu. Cả 2 bố mẹ tôi đều điều trị ở nhà thuốc này đều khỏi mà không có tác dụng phụ gì cả. Tuy nhiên điều trị ở đây là thuốc đông y chuẩn thảo dược nên phải kiên trì đó vì tác dụng của nó chậm từ từ chứ không nhanh đâu.

    5. Cảnh Tùng says: Trả lời

      Hồi xem trên tivi quay về nhà thuốc Đỗ Minh Đường này thấy người ta nói về nhà thuốc này tốt lắm. Đặc biệt là vấn đề họ sử dụng thuốc nam tự trồng nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

  9. Lê Hải Yến says: Trả lời

    Em chơi cầu lông nhiều nên bị viêm khớp khuỷu tay điều trị lâu quá mà không khỏi mọi người ạ.

  10. Đặng Văn Huân says: Trả lời

    Bị viêm khớp có nên tập thể dục không mọi người? Nếu tập thì nên tập những bài tập như nào, có tự tập được không hay phải có người hướng dẫn.

    1. Nguyễn Văn Lê says: Trả lời

      Bạn bị viêm khớp gì? Tuỳ từng loại khớp và mức độ viêm mà có nên tập hay không đó. Cái này tốt nhất nên hỏi bác sĩ người có chuyên môn

  11. Kim Anh says: Trả lời

    Em bị viêm hoại tử chỏm xương đùi đã mổ năm ngoái, mổ xong thì đi lại tốt hơn tuy nhiên cứ thỉnh thoảng thời tiết mưa nắng thất thường là em lại bị đau. Đi lại khó khăn. Có ai bị tình trạng tương tự điều trị sao khỏi được tư vấn cho em với ạ?

    1. Anh Nguyễn says: Trả lời

      Con gái tôi cũng bi bệnh này đang bảo vào viện để mổ cho cháu. Vậy mà bạn lại bảo mổ rồi vẫn bị đau lại thế này thì chán quá nhỉ. Biết phải làm sao bây giờ. Cháu bị bệnh này mà ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống đến học tập quá.

    2. Thiện Tạ says: Trả lời

      Bác ơi bác thử cho em điều trị bằng thuốc đông y của nhà thuốc Đỗ Minh Đường trước xem. Nếu khỏi được thì tốt không khỏi được thì hạng mổ. Bệnh này cũng không phải mổ cấp cứu mà. Cháu trước kia mổ xong cũng bị đau lại thì uống thuốc của Đỗ Minh Đường mới ổn được đấy.

    3. Anh Nguyễn says: Trả lời

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường này chỉ có ở Hà Nội với Hồ Chí Minh mà tôi lại tận Điện Biên. Vừa xa nhà thuốc mà cháu đi lại khó khăn. Không biết liệu họ có gửi thuốc cho không nhỉ?

    4. Hạ Nguyễn says: Trả lời

      Nếu vậy thì bác gọi đến nhà thuốc mà bảo bác sĩ tư vấn gửi thuốc cho đỡ phải đi lại vất vả. Giờ người ta điều trị bệnh từ xa nhiều mà.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC