Á sừng là một căn bệnh da liễu gây đau đớn và khó chịu. Việc điều trị bệnh cần có sự kết hợp từ nhiều phương pháp, trong đó thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ người mắc bệnh á sừng rút ngắn thời gian điều trị. Bài viết thông tin về bệnh á sừng nên ăn gì kiêng gì để người bệnh có thể sớm khắc phục bệnh lý.

Bệnh á sừng không ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng của á sừng thường gây phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.  Rất nhiều người bệnh chỉ chú trọng vào việc sử dụng thuốc mà không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Đây là sai lầm khiến việc điều trị bệnh không đạt được kết quả như mong muốn.

Thông tin thêm về bệnh á sừng

Á sừng là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng viêm da cơ địa dị ứng. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng là tình trạng khô da, nứt da, bong da ở lòng bàn tay, bàn chân, gót chân. Triệu chứng á sừng bùng phát mạnh mẽ nhất vào mùa đông, khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp. Đồng thường những người thường xuyên làm việc trong điều kiện máy lạnh, tiếp súc với nước thải công nghiệp, hóa chất thường xuyên cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng á sừng phát triển thành mụn nước vào mùa hè. Các mụn này gây ngứa ngáy, khi gãi mụn vỡ và hình thành các mảng da nhiễm khuẩn lan rộng. Bệnh á sừng cũng có thể xảy ra ở móng tay, móng chân với đặc trưng là các móng bị xù xì. Bệnh á sừng gây ra những cơn ngứa ngáy và đau nhức kinh niên cho người bệnh. Khi vùng da khô mất độ đàn hồi sẽ dễ bị toét ra, rướm máu, sau đó nứt sâu ở các gốc ngón tay và ngón chân gây khó chịu cho người bệnh.

benh-a-sung-nen-an-gi-kieng-gi
Bệnh á sừng là căn bệnh có thể gây đau đớn và tổn thương lâu dài cho người bệnh

Việc điều trị bệnh á sừng mất nhiều thời gian và cần thực hiện theo trình tự nhất định. Việc người bệnh tự ý sự dụng thuốc điều trị á sừng mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến triệu chứng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng cần chủ động thiết lập chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, tránh tình trạng căng thẳng và stress là những điều kiện cơ bản phòng bệnh á sừng tái phát trong tương lai.

Người bị bệnh á sừng nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Thực đơn dinh dưỡng đa dạng, đủ chất và kiêng một số loại thực phẩm nhất định có thể thúc đẩy hoạt động tái tạo lớp tế bào da mới. Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc nhận định, có những loại thực phẩm giúp làm nhẹ triệu chứng á sừng, bên cạnh đó cũng có những thực phẩm làm nghiêm trọng hơn các tổn thương. Trong đó các nhóm thực phẩm lợi, hại được liệt kê như sau:

Thực phẩm tốt cho người bị bệnh á sừng

Nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh á sừng bao gồm các loại rau củ và trái cây giàu vitamin. Đồng thời nguồn chất đạm đến từ cá biển, một số loại hải sản, các loại hạt khô cũng giúp giảm nhẹ triệu chứng này hiệu quả. Cụ thể người bị á sừng nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

  • Mật ong

Trong mật ong có thành phần kháng khuẩn tự nhiên và rất nhiều vitamin tốt cho da ( vitamin nhóm B, C, K, E). Tác dụng chính của mật ong là dưỡng ẩm, phòng tránh nhiễm trùng và hồi phục tổn thương bề mặt. Để kết hợp mật ong chữa bệnh á sừng, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Mỗi ngày dùng mật ong bôi trực tiếp lên vùng da bị á sừng, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Dùng mật ong để uống vào mỗi buổi sáng, mỗi lần uống bạn pha 10ml mật ong với 200ml nước ấm.
  • Thêm mật ong vào ăn cùng với các món ngọt, salad thay cho đường tinh luyện.

Mặc dù tác dụng của mật ong rất tốt nhưng vì mật ong có dược tính khác cao nên đôi khi nó cũng gây ra các kích ứng nhất định trên da. không nên sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, người đang bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường hoặc giãn tĩnh mạch dưới da.

  • Các loại rau củ

Một trong những nhóm thực phẩm người bị á sừng nên ăn là rau củ quả. Các loại rau xanh nhìn chung đều mang đến lợi ích đối với sức khỏe. Chúng là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất chính cho cơ thể. Nếu thường xuyên sử dụng trong các bữa ăn sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất, từ đó thải độc tố cho da. Vitamin và khoáng chất có trong rau của cũng giúp cải tạo các tế bào da bị sừng hóa để làn da sớm bình phục.

benh-a-sung-nen-an-gi-kieng-gi31
Bệnh á sừng nên ăn gì kiêng gì? Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu

Những loại rau củ và rau xanh được đánh giá tốt nhất cho người bệnh á sừng gồm: rau xải, hẹ, tía tô, bắp cải, cà chua. cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau bina, súp lơ xanh,… Bạn nên ăn rau được nấu chín kỹ hoặc dùng nấu canh. Không nên chế biến rau xào sẽ khiến cơ thể dung nạp lượng chất béo không tốt cho cơ thể.

  • Cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, các trích hay cá ngừ cũng là những lựa chọn cần có mặt trong danh sách thực phẩm bệnh á sừng nên ăn gì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên ăn cá mỗi tuần ít nhất 2 lần, chúng có chứa hàm lượng omega -3 dồi dào góp phần thúc đẩy hoạt động hình thành các tế bào mới trên bề mặt da sau tổn thương.

Có thể so sánh công dụng của omega -3 như chất kháng viêm tự nhiên có trong cá. Nó sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng viêm da, nhiễm trùng da và đồng thời làm mềm những vùng da bị khô rạn, bong tróc.Trong cá gồm những dưỡng chất khác như kẽm, sắt, canxi sẽ thúc đẩy hoạt động hỗ trợ miễn dịch. Từ đó bạn có thể kiểm soát tốt hơn triệu chứng á sừng khi cơ thể có khả năng kháng bệnh mạnh mẽ.

  • Ngũ cốc nguyên cám

Người bị bệnh á sừng nên ăn ngũ cốc nguyên cám thay thế cơn từ 1 – 2 lần trong tuần. Chúng bao gồm bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,…  Không chỉ có nhiều chất xơ và protein mà ngũ cốc còn mang lại nguồn omega 3 phong phú. Để cơ thể tiêu hóa ngũ cốc hiệu quả, bạn có thể sử dụng chúng kết hợp với các loại trái cây và rau củ xanh. Người bệnh nên ăn ngũ cốc vào bữa sáng hoặc các bữa ăn xế để hỗ trợ sức khỏe, đồng thời hỗ trợ đẩy lùi bệnh á sừng.

  • Nghêu, sò

Mặc dù hải sản thường được khuyến cáo không dùng trong thời gian bị bệnh da liễu. Tuy nhiên nghêu, sò lại rất cần thiết có trong bữa ăn của người bệnh á sừng. Nghêu và sò đều có thành phần kẽm đáng kể – một chất dinh dưỡng có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao.

Từ đó mà việc bổ sung nhóm thực phẩm này giúp cơ thể ngừng sản xuất ra các chất trung gian gây viêm. Tốt hơn người bệnh nên chế biến chúng bằng cách nấu cháo hoặc nấu canh. Nếu như bạn có tiền sử dị ứng với chúng, tốt hơn nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu kẽm khác như thịt lợt, thịt gà hay sữa chua…

  • Nhóm các loại hạt

Một số loại hạt như hạnh nhân, đậu xanh, đậu hà lan, mè đen, hạt lanh, hạt cải, hạt óc chó,… Chúng đều chứa hàm lượng omega 3 tương đương với cá biển. Vì thế nếu như bạn không thể ăn cá biển, có thể bổ sung omega3 bằng các loại hạt khô trong bữa ăn hàng ngày. Các loại hạt còn cung cấp thêm cho cơ thể lượng chất xơ và chất béo lành mạnh để cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn đối phó với bệnh da liễu.

  • Chanh tươi

Nước chanh thường được biết đến nhờ khả năng tăng cường đề kháng và hỗ trợ bổ sung các chất chống viêm cho cơ thể. chính vì thế đây là một thức uống cần thiết cho người bị á sừng. Trong chanh tươi còn có hàm lượng vitamin A, B, C, kẽm và axit nitric dồi dào. Ngoài việc uống nước chanh, người bệnh cũng có thể sử dụng nước chanh bôi trực tiếp lên vùng da bị á sừng. Tính axit của chanh sẽ làm bong tróc các mảng da bị sừng hóa.

  • Uống nhiều nước

Tình trạng da khô, bong tróc và nứt nẻ là những triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng. Không chỉ phải ưu tiên bổ sung các thực phẩm có lợi, người bị á sừng cần bổ sung đủ lượng nước uống mỗi ngày. Uống đủ nước giúp làn da được bổ sung độ ẩm tự nhiên, từ đó giúp ngăn ngừa khô da và nước cũng giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Trung bình mỗi ngày người bệnh á sừng cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước. Có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây, hoặc trà xanh để bổ sung dưỡng chất làm tăng khả năng tái tạo da.

Người bị á sừng nên kiêng ăn gì?

Có một số nhóm thực phẩm người bị á sừng nên kiêng tuyệt đối, một số chỉ cần hạn chế dùng hàng ngày để giảm các kích ứng da. Mặc dù các loại thực phẩm sau không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh á sừng, nhưng chúng có thể làm tăng triệu chứng viêm ngứa của bệnh.

  • Thịt đỏ

Trung tâm Y tế tại Hoa Kì đã đưa ra khuyến cáo, tình trạng viêm da dị ứng nói chung và á sừng nói riêng có liên quan đến thói quen ăn thịt đỏ. Tỷ lệ những người có thói quen ăn thịt đỏ ( bao gồm thịt bò, thịt dê, thịt gia cầm…) nói chung thường chiếm phần lớn các ca viêm da. Mặc dù vậy, việc sử dụng thịt đỏ vẫn cần thiết và không gây hại nếu bạn sử dụng ở mức vừa đủ.

benh-a-sung-nen-an-gi-kieng-gi7
Người bị bệnh á sừng nên kiêng ăn thịt đỏ trong thời gian điều trị
  • Nhóm thực phẩm dị ứng

Những thực phẩm dễ gây dị ứng gồm có đậu phộng, tôm, trứng, thịt bò…có thể giải phóng lượng histamin gây ra các phản ứng thái quá trong cơ thể. Biểu hiện ban đầu của chứng dị ứng là tình trạng ngứa ngáy, sưng và phồng rộp trên da. Vì thế nếu không muốn triệu chứng á sừng nghiêm trọng thêm thì người bệnh nên kiêng nhóm thực phẩm này.

  • Thức ăn cay nóng

Các loại thực phẩm nêm nếm nhiều gia vị, có nhiều ớt, tiêu, thức ăn mặn,… đều là những nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng nghiêm trọng thêm. Sở thích ăn cay của nhiều người góp phần dẫn đến căn bệnh á sừng và làm bùng phát các triệu chứng trong những đợt tái phát lặp lại.

Ngoài ra nhóm thực phẩm cay nóng cũng là nguyên nhân gây nóng gan, khiến cho các tổn thương lâu lành. Thay vì ăn nhiều món cay, tốt hơn người bệnh nên chế biến chúng thanh đạm, ít nhất là trong thời gian điều trị bệnh.

  • Dưa cải muối chua

Trong dưa cải muối chua có chứa thành phần muối và axit cao. Không chỉ ảnh hưởng đến gan thận, muối và axit cũng là nguyên nhân làm chậm tiến trình tái tạo của da, khiến lượng độc tố tích tục ở gan và thận. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này không bắt buộc người bệnh kiêng tuyệt đối. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng thực phẩm muối chua 1 – 2 lần trong tuần để giảm các gánh nặng cho gan và thận.

  • Tránh xa chất kích thích

Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, cacao, thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người mắc bệnh á sừng. Chất kích thích là nguyên nhân làm tăng phản ứng viêm dưới da, đồng thời làm cơ thể mất nước và dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc da nghiêm trọng. Chất kích thích còn có khả năng làm giảm công dụng của một số loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh á sừng.

  • Thực phẩm có nhiều đường

Đồ ngọt là một trong số những thực phẩm làm lan tỏa triệu chứng á sừng. Vì thế đây cũng là nhóm thực phẩm người bị á sừng nên kiêng tuyệt đối. Bệnh nhân á sừng không nên dùng các món ăn có thành phần chế biến là đường mía, đường sucrose, hoặc si-rô ngô. Thay vào đó, sử dụng mật ong thay thế có thể giảm các triệu chứng viêm da

Hi vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh nắm bắt được thông tin xoay quanh vấn đề “Bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng gì?” để khống chế được bệnh tốt nhất. Nếu như bạn vẫn còn tồn tại những băn khoăn trong điều trị bệnh, hãy nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị, sớm khắc phục triệu chứng.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh á sừng, dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn.

  • Điều trị sớm là chìa khóa: Can thiệp sớm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
  • Tùy chỉnh phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp, bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, và thay đổi lối sống.
  • Kiên trì và tuân thủ: Điều trị á sừng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.
  • Chăm sóc da đúng cách: Dưỡng ẩm thường xuyên và tránh các tác nhân kích ứng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Câu trả lời là CÓ.

  • Yếu tố di truyền: đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nguy cơ mắc bệnh á sừng. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, khả năng bạn cũng bị á sừng sẽ cao hơn.
  • Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất: Các yếu tố môi trường và lối sống cũng góp phần gây bệnh.

Hiểu rõ về tính di truyền của bệnh á sừng giúp bạn:

  • Chủ động phòng ngừa: Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, bạn cần chăm sóc da cẩn thận hơn và tránh các tác nhân kích ứng.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả