Nấm linh chi – Công dụng, cách dùng và những bài thuốc chữa bệnh quý giá

Cập nhật: 11/04/2024 Theo dõi trên goole news

Theo Đông y, nấm linh chi là vị thuốc đắng, tính hàn và có tác dụng dưỡng tâm, an thần, giải độc, thanh nhiệt, bổ khí, bình suyễn. Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chỉ ra những tác dụng tuyệt vời của dược liệu này với sức khỏe người dùng. Bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng, cách dùng cũng như những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc quý này. 

Tìm hiểu về nấm linh chi – Những thông tin cơ bản

Nấm linh chi được sử rộng rãi bởi hiệu quả của chúng mang lại cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là những thông tin cơ bản của vị thuốc chữa bệnh này:

  • Tên dược liệu: Nấm linh chi
  • Tên gọi theo khoa học: Tiên thảo, Vạn niên nhung, Nấm trường thọ, Bất lão thảo…
  • Thuộc họ: Ganodermataceae – Nấm lim

Đặc điểm thực vật

Hình ảnh nấm linh chi trong tự nhiên
Hình ảnh nấm linh chi trong tự nhiên

Cây thuốc quý này mang những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Đây là loại nấm hóa gỗ, thông thường sẽ sống trong năm năm nhưng cũng có những loại có thể sống lâu năm. 
  • Cây thuốc này có thể mọc thành cụm hoặc đơn lẻ, phần thịt màu nâu, mềm xốp và có xu hướng hóa gỗ dần theo thời gian.
  • Mũ nấm bao gồm 2 vách, ở giữa hai vách có sự hình thành của bào tử. Có thể nói, đây là đặc điểm nổi bật nhất của nấm linh chi để phân biệt với các loại nấm khác. 
  • Mũ nẫm tựa giống hình quạt/ hình thận hoặc hình bán nguyệt, có độ dày từ 0.5 đến 2cm, rộng 2 đến 25cm và dài 3 đến 30cm. Mũ có vân tán xạ, lượng sóng, có màu đỏ nâu, sáng bóng. Mặt dưới có nhiều ống nhỏ chứa bào tử, có màu nâu nhạt.
  • Cuống nấm linh chi hình trụ tròn, dài, có màu nâu bóng. Chúng có chiều dài khoảng từ 15 đến 20cm, đường kính khoảng 1 đến 1.5cm. 
  • Bào tử nấm màu nâu, kích thước nhỏ, hình thuẫn và có một đầu lớn, một đầu nhỏ. 

Phân loại nấm 

Dựa vào đặc điểm và tác dụng của từng loại, hiện nấm linh chi được phân thành 6 loại như sau:

  • Nấm linh chi xanh: Còn có tên gọi khác là Long chi hoặc Thanh chi. Loại nấm này màu xanh, tình bình, không có độc tố và có vị chua. Tác dụng của nấm linh chi chi giúp bổ gan, sáng mắt, ổn định hệ thần kinh, thanh nhiệt giải độc và cải thiện trí nhớ…
  • Linh chi đỏ: Đơn chi,  Xích chi, Hồng chi là tên gọi khác của loại nấm này. Nấm có màu đỏ, vị đắng, tính bình và không chứa độc tố. Sử dụng Hồng chi có tác dụng bổ máu, tốt cho hệ tim mạch, tăng cường trí tuệ, điều trị chứng đau tức ngực, khó thở…
  • Linh chi vàng: Kim chi hoặc Hoàng chi là tên gọi khác của Linh chi vàng. Nấm màu vàng, vị ngọt, tình bình và không có độc. Công dụng nấm linh chi vàng giúp an thần và ích tỳ khí.
  • Linh chi trắng: Còn có tên gọi là Ngọc chi hoặc Bạch chi. Nấm có màu trắng, vị cay, tính bình và không có độc. Sử dụng nấm vàng có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, cường ý chí.
  • Linh chi đen: Còn được gọi là Huyền chi hoặc Hắc chi. Nấm màu đen, có vị mặn, tính bình, không có độc. Sử dụng Hắc chi có tác dụng chữa bí tiểu và ích thận khí.
  • Linh chi tím: Có tên gọi khác là Mộc chi hay Tư chi. Nấm màu tím, có vị ngọt, tính ôn, không có độc. Sử dụng Mộc chi có tác dụng đặc trị chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.

Khu vực phân bổ

Cây thuốc sống kí sinh hoặc hoại sinh trên thân của nhiều loại cây và chúng chủ yếu sinh trưởng trong rừng kín xanh. Với đặc điểm sinh sản bằng bào tử nấm mặt dưới mũ nấm nên nấm linh chi thường ưa sống tại những vùng đất mềm, xốp, ẩm và mục.

Hiện nay, nấm phân bố tại nhiều quốc gia trên thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… Tại nước ta, chúng mọc nhiều tại những vùng núi ở Lào Cai cho tới Lâm Đồng. Đặc biệt ở các khu vực như: Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), lâm trường Hương Sơn (Hà Tĩnh)… 

Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nấm ngày càng cao của người tiêu dùng, nhiều trang trại đã ra đời, nuôi trồng thành công tại nhiều địa phương trên cả nước. 

Thu hái và bào chế

Theo kinh nghiệm, không nên thu hái nấm khi đã quá già. Bởi lẽ, nấm linh chi là loại cây sống lâu năm và hóa gỗ theo thời gian. Việc thu hái khi cây già sẽ không đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất. Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là quả thể nấm.

Sau khi thu hoạch, người dùng phải rửa sạch, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn rồi tiến hành bào chế sao những cách sau đây:

  • Phơi khô: Thái nấm thành từng lát mỏng 2 đến 3mm rồi phơi trực tiếp dưới ánh nắng cho tới khi khô hoàn toàn.
  • Sấy khô: Người dùng có thể áp dụng phương pháp sấy khô trên hơi nóng của lò nung hoặc sấy bằng nhiệt lạnh.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng, có thể bào chế nấm linh chi dưới dạng cao, bột hoặc viên nang…

Nấm linh chi có tác dụng gì với sức khỏe người dùng?

Không hề ngẫu nhiên khi nấm linh chi được xem là vị thuốc quý, được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Công dụng của nấm linh chi đã được ghi chép lại trong những tài liệu của Đông y. Đồng thời chúng cũng được kiểm chứng qua những nghiên cứu của y học hiện đại.

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo các tài liệu của y học cổ truyền, linh chi có tính hàn, vị đắng và được quy vào kinh Can, Phế, Tâm và Thận. Với tính vị đó, sử dụng nấm linh chi có tác dụng:

  • Thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm đau đầu và mệt mỏi.
  • Trị bí tiểu, sỏi thận, giúp bổ xương cốt.
  • Tăng cường trí não, cường khó, an thần và bổ can khí. 

Tác dụng trong y học hiện đại

Các nghiên cứu trong y học hiện đại chỉ ra rằng, trong nấm linh chi có chứa những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe: protein, axit amin, saponin, sắt, kẽm, chất xơ, cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Với các hoạt chất đó, sử dụng nấm linh chi có tác dụng tuyệt vời như sau:

  • Hỗ trợ ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh ung thư, đồng thời đẩy lùi quá trình hình thành và phát triển của những tế bào xấu.
  • Có hiệu quả thanh lọc cơ thể, từ đó hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh lý về gan.
  • Có tác dụng cải thiện chức năng của tuyến tụy và kích thích quá trình sản sinh ra insulin. Từ đó giúp cân bằng đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Có khả năng bài tiết và đào thải độc tố, giúp làn da hồng hào và ngăn ngừa những bệnh lý về da liễu.
  • Có hiệu quả an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi và chống suy nhược cơ thể.
  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm cholesterol xấu trong máu. Từ đó ngăn ngừa và phòng chống những bệnh về tim mạch, động mạch vành. 

Giải đáp cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả như thế nào? Những bài thuốc Đông y

Với những tác dụng nấm linh chi mang lại, không có gì bất ngờ khi cây thuốc này xuất hiện nhiều trong những bài thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc từ linh chi được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Nấm linh chi chữa bệnh gì – Điều trị chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh

Với chứng bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc như sau:

  • Bài thuốc 1: Linh chi kết hợp với lá sen, lá vông nem, lạc tiên và cúc hoa. Làm sạch và phơi khô tất cả các dược liệu rồi hãm với nước nóng trong khoảng 5 phút rồi sử dụng. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sắc với nước và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10gr linh chi, 10gr long nhãn và 10gr quả dâu. Làm sạch các nguyên liệu trên và sắc thành thuốc. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc và dùng luôn trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Tán linh chi thành bột và vo thành từng viên nhỏ để sử dụng. Mỗi ngày sử dụng thuốc ba lần và mỗi lần chỉ uống 3 viên. 

Hỗ trợ điều trị viêm phế quản và viêm gan mãn tính

Nguyên liệu chuẩn bị: Linh chi khô.

Cách thực hiện:

  • Tán nhỏ linh chi thành bột để tiện sử dụng.
  • Mỗi lần uống chỉ dùng 2 – 4gr bột và pha nước nước ấm.

Mỗi ngày sử dụng thuốc 2 – 3 lần và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian nhất định để thấy hiệu quả điều trị.

Uống nấm linh chi có tác dụng gì – hỗ trợ phòng ngừa tai biến

Nguyên liệu chuẩn bị: 9gr linh chi, 12gr cẩu tích, 12gr đỗ trọng, 12gr hoàng tinh, 12gr mẫu đơn, 6gr xương bồ, 6gr thỏ ty tử.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch và loại bỏ bụi bẩn tất cả các dược liệu đã chuẩn bị.
  • Sắc cùng 800ml nước và đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Khi nước chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp và sử dụng.

Sử dụng thuốc trước khi ăn khoảng 1 tiếng và ngày uống 3 lần để đảm bảo liều lượng thuốc cần sử  dụng.

Giải nhiệt cơ thể

Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr linh chi.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch và thái lát linh chi thành từng miếng mỏng.
  • Đun cùng với 500ml nước trong 3 phút rồi tắt bếp và ngâm trong khoảng 10 phút thì tiếp tục đun khoảng 30 phút.
  • Chắt riêng lấy nước và phần bã thì cắt nhỏ.
  • Tiếp tục đun như trên thêm khoảng 2 – 3 lần rồi hòa các lần nước với nhau.
  • Thêm mật ong hoặc đường phèn vào cùng cho dễ uống và sử dụng nước trong ngày. 

Điều trị huyết áp và chống suy nhược thần kinh

Nguyên liệu chuẩn bị: 5gr nhân sâm và 10gr linh chi.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch và phơi khô dược liệu rồi tán thành bột mịn.
  • Trộn đều hỗn hợp nhân sâm và linh chi rồi bảo quản trong lọ kín.

Mỗi lần uống chỉ sử dụng 3gr hỗn hợp và pha cùng nước ấm. Mỗi ngày dùng 2 lần và áp dụng trong 1 – 2 tháng liên tục để thấy được hiệu quả. 

Điều trị ho gà, hen suyễn, viêm phế quản

Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr linh chi, 10gr bách hợp và 8gr trần bì. 

Cách thực hiện:

  • Làm sạch linh chi và các dược liệu đã chuẩn bị rồi để ráo nước.
  • Cho tất cả nguyên liệu

Thực hiện: Mỗi lần uống chỉ sắc một thang thuốc và sử dụng thuốc trong ngày.

Cải thiện trí nhớ, chữa mất ngủ và kích thích tiêu hóa

Nguyên liệu chuẩn bị: 100gr nấm linh chi, 500ml rượu trắng khoảng 40 độ và bình ngâm rượu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch linh chi rồi thái thành từng lát.
  • Cho linh chi vào bình và ngâm cùng rượu trong khoảng 7 đến 10 ngày.

Mỗi lần sử dụng 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần dùng 15ml. Người bệnh không nên sử dụng quá liều, tránh tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Phòng ngừa tình trạng hay quên ở người cao tuổi

Chuẩn bị nguyên liệu: 15gr linh chi, 15gr đẳng sâm, 20gr hạt sen, 100gr thịt gà, 24gr nhãn nhục.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế và rửa sạch thịt gà, cắt thành từng miếng vừa miệng ăn.
  • Rửa sạch tất cả các dược liệu rồi hầm cùng thịt gà. Đun cho tới khi sôi rồi để hầm nhỏ lửa khoảng 2 tiếng, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Đây vừa là món ăn, vừa là bài thuốc bổ dưỡng đối với người cao tuổi. Kiên trì dùng trong khoảng thời gian dài sẽ thấy hiệu quả rõ rệt từ linh chi. 

Những lưu ý khi sử dụng nấm linh chi

Đây là vị thuốc quý, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng, người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng phụ. Bởi vậy, khi dùng linh chi, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng thuốc khi đang bị sốt hoặc cảm cúm.
  • Khi xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, mề đay, mẩn ngứa…, người dùng phải dừng sử dụng thuốc.
  • Những đối tượng đang mang thai, đang cho con bú, bị rối loạn tuyến giáp… phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Trước và sau khi thực hiện phẫu thuật, không nên dùng linh chi. Vị thuốc này có thể gây biến chứng như chảy máu kéo dài và mất máu. 
  • Người dùng không được phép tự ý kết hợp linh chi với các dược liệu khác. 

Địa chỉ mua nấm linh chi uy tín ở đâu? Giá bao nhiêu

Với những công dụng tuyệt vời của linh chi, nhu cầu sử dụng của khách hàng cũng ngày càng tăng lên. Hiện nay, dược liệu thường được bày bán tại các cơ sở Đông y với giá bán dao động từ 1.500.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ/kg. Với thị trường đa dạng như vậy, người dùng nên tìm kiếm một địa chỉ uy tín để mua sản phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về nấm linh chi – vị thuốc vàng cho sức khỏe. Là dược liệu rất tốt trong quá trình điều trị bệnh, tuy nhiên người bệnh cần phải ghi nhớ những lưu ý để việc trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC