Lác đồng tiền là bệnh lý rất dễ bùng phát ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển toàn diện và trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể. Đây là bệnh lý da liễu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lác đồng tiền ở trẻ em và cách điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Bệnh lác đồng tiền là gì?

Lác đồng tiền hay còn được biết đến với cái tên khác là hắc lào, đây là bệnh lý nhiễm trùng da liễu xảy ra khá phổ biến do nấm cạn gây ra. Khi bị lác đồng tiền, trên vùng da người bệnh sẽ xuất hiện các đốm đỏ gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Theo thời gian, nếu người bệnh không có các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ khiến chúng phát triển lan rộng đến những vùng da lành.

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển ổn định, chính vì thế trẻ rất dễ bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da. Lác đồng tiền là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ em, bệnh xảy ra do sự tấn công gây hại của nhóm vi nấm Dermatophytes. Thông thường, khi bị lác đồng tiền trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện từ 1 - 5 vết thương, nếu số lượng vùng da tổn thương do lác đồng tiền gây ra nhiều hơn 5 thì khả năng cao là bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng.

Một số vị trí trên cơ thể trẻ thường phát triển tổn thương do lác đồng tiền gây ra là khe ngón tay chân, nách, bẹn, da đầu,... Nếu các vết đốm này phát triển ở vùng kẽ sẽ gây ra triệu chứng ngứa ngáy nhiều hơn so với các vị trí khác. Khi bị lác đồng tiền, trẻ thường cảm thấy rất khó chịu và hay quấy khóc. Nếu mẹ không có các biện pháp điều trị ngay từ sớm sẽ khiến bệnh tiến triển nặng, phát triển sang giai đoạn mãn tính và dễ gây bội nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết lác đồng tiền ở trẻ em

Khi trẻ bị lác đồng tiền, mẹ chỉ cần chú ý quan sát thật kỹ triệu chứng ngoài da là có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lác đồng tiền khi phát triển ở trẻ em là:

  • Trên vùng da bị tổn thương của trẻ có xuất hiện các đốm màu đỏ với hình dáng tương tự như đồng tiền. Quan sát kỹ bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương hơi sần sùi, nhô cao hơn với vùng da xung quanh.
  • Ngay tại vùng rìa vùng da tổn thương có xuất hiện các đốm ban phân biệt rõ ranh giới với vùng da lành, theo thời gian chúng sẽ xuất hiện mụn nước và bong tróc vảy.
  • Khi bị lác đồng tiền, trẻ có triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu bệnh phát triển ở trẻ sơ sinh sẽ thấy trẻ thường xuyên bứt rứt và quấy khóc.
  • Các triệu chứng của bệnh ở trên sẽ nhanh chóng phát triển lan rộng nếu trẻ thường xuyên cào gãi, cơ thể đổ nhiều mô hôi hoặc mặc trang phục chật.

Nếu lác đồng tiền biến chứng sang nhiễm trùng thì trẻ sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Vùng da bị tổn thương từ màu đỏ dần chuyển sang tím tái, mụn nước sẽ chứa đầy mủ và sưng to như đầu ngón tay út. Khi trẻ dùng tay cào gãi lên các vết mụn mủ sẽ khiến chúng phát triển lan rộng và ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bệnh phát triển ở các vị trí như tay, chân, cổ, nách hoặc lưng thì cần từ 12 - 18 tháng mới tiến triển sang giai đoạn nhiễm trùng. Còn nếu bệnh phát triển ở vùng da nhạy cảm thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng sau chỉ sau 6 - 12 tháng phát bệnh.
  • Khi lác đồng tiền gây nhiễm trùng thì da của trẻ sẽ không thể cải thiện lại như trạng thái ban đầu, có thể để lại sẹo sau khi điều trị khỏi.

Nguyên nhân gây lác đồng tiền ở trẻ em

Vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes là tác nhân chính gây ra bệnh lác đồng tiền ở trẻ em. Các vi nấm này luôn tồn tại trên làn da, đến khi gặp điều kiện lý tưởng chúng mới bắt đầu sinh sôi mạnh mẽ và tấn công gây ra bệnh. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bùng phát bệnh lác đồng tiền ở trẻ em mẹ cần chú ý để chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ:

  • Vệ sinh kém: Vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lác đồng tiền ở trẻ em. Khi cơ thể trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo thành môi trường trú ẩn lý tưởng cho các vi nấm và vi khuẩn gây hại, sau đó chúng sẽ dần phát triển mạnh mẽ và tấn công gây ra bệnh.
  • Không gian sống: Không gian sống không sạch sẽ, luôn bị ẩm thấp và hầm bí cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền ở trẻ em. Nếu trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm hoặc có nguồn nước ô nhiễm cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm bệnh và bùng phát triệu chứng
Tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm bệnh và bùng phát triệu chứng

  • Tiếp xúc: Lác đồng tiền là bệnh lý có khả năng lây nhiễm rất cao, bệnh sẽ bùng phát nếu trẻ có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Một số nguồn bệnh có thể gặp là lây nhiễm từ bố mẹ, anh chị em, bạn bè cùng lớp, động vật bị nhiễm nấm,...
  • Khí hậu: Bệnh lác đồng tiền thường bùng phát mạnh mẽ vào những ngày thời tiết nắng nóng và oi bức. Lúc này cơ thể của trẻ sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi và luôn trong trạng thái ẩm ướt, nếu mẹ không thường xuyên thay đồ và vệ sinh cơ thể cho trẻ sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi nấm phát triển gây bệnh.
  • Di truyền và cơ địa: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ em có bố mẹ đã từng mắc bệnh lác đồng tiền sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những trẻ khác. Trẻ em có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện sẽ rất dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng ngoài da, trong đó có bệnh lác đồng tiền.

Biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị tại nhà

Lác đồng tiền là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện từ sớm nhưng cũng dễ tái phát trở lại. Trẻ em là đối tượng còn chưa chủ động được trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, vì thế sẽ có nguy cơ mắc bệnh trở lại là rất cao. Để hỗ trợ điều trị và giúp trẻ phòng tránh bệnh lác đồng tiền thì cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cha mẹ không nên để trẻ tự tắm mà thay vào đó hãy giúp đỡ trẻ trong việc làm sạch cơ thể. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch da phù hợp với cơ địa của trẻ.
  • Vào những ngày thời tiết nóng bức hoặc ngay sau khi trẻ vận động, mẹ nên cho trẻ tắm rửa và thay quần áo thường xuyên, tránh để mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên cơ thể trẻ quá lâu.

Mẹ nên thường xuyên tắm rửa cho trẻ để loại bỏ tác nhân gây hại và phòng ngừa bệnh
Mẹ nên thường xuyên tắm rửa cho trẻ để loại bỏ tác nhân gây hại và phòng ngừa bệnh

  • Sau khi tắm, mẹ nên dùng khăn sạch lau khô nước trên cơ thể rồi mới cho trẻ mặc quần áo. Chú ý lau khô các vùng da có nếp gấp và vùng da nhạy cảm, vì đây là vị trí rất dễ khởi phát bệnh.
  • Mẹ nên cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi và làm bằng chất liệu có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những trang phục bó sát gây hầm bí hoặc làm bằng chất liệu dễ gây dị ứng.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, giặt giũ quần áo của trẻ và phơi khô dưới trời nắng to để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Thường xuyên thay ga trải giường, chăn mền và vệ sinh đồ chơi của trẻ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và môi trường có người bị bệnh. Trẻ em có cơ địa rất nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu, vì thế không nên cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với những người khác trong gia đình.
  • Giáo dục trẻ không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, chuẩn bị chăn gối và mền riêng nếu trẻ học bán trú, nhắc nhở trẻ phải mang giày dép khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, tránh tiếp xúc với những nơi ô nhiễm,...
  • Chế độ ăn uống của trẻ phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể. Đồng thời mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để cấp ẩm cho da, có thể thay thế bằng nước ép trái cây tươi giúp nâng cao sức đề kháng.
  • Khi trẻ bị lác đồng tiền, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn ra sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. Chú ý cắt tỉa móng tay của trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ cào gãi gây tổn thương da và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị lác đồng tiền ở trẻ em

Bệnh lác đồng tiền ở trẻ em rất dễ phát triển lan rộng do thói quen cào gãi của trẻ. Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ bị bệnh mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành soi da dưới kính hiển vi để tìm ra vi nấm gây bệnh. Hai phương pháp trị lác đồng tiền thường được áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ em là dùng thuốc Tây y và dùng mẹo dân gian.

Sử dụng thuốc Tây theo đơn kê

Dùng thuốc Tây điều trị lác đồng tiền là phương pháp được áp dụng phổ biến trong y khoa. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của bệnh và thể trạng của trẻ để có thể lên đơn thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc bôi tại chỗ thường được sử dụng để chữa lác đồng tiền cho trẻ em là:

  • Clotrimazole
  • Lamisil
  • Lotrimin
  • Miconozale
  • Nizoral
  • Silkron
  • Tolnaftate

Các loại thuốc này mang lại hiệu quả chữa bệnh rất nhanh chóng, mẹ có thể mua về và điều trị cho trẻ mà không cần đơn kê của bác sĩ. Nhưng đối với những trẻ có cơ địa quá nhạy cảm thì tốt nhất mẹ nên tự tiện mua thuốc để trị bệnh tại nhà. Sau khi dùng thuốc bôi tại chỗ để chữa lác đồng tiền cho trẻ, nếu bệnh vẫn không được kiểm soát thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc kháng nấm theo đường uống.

Thuốc uống có tác dụng rất mạnh nên rất dễ gây ra tác dụng phụ, vì thế mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến triệu chứng của trẻ và thông báo với chuyên gia ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không được tự ý kê đơn trị lác đồng tiền cho trẻ tại nhà bằng đường uống để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Áp dụng mẹo chữa bệnh dân gian

Đây là phương pháp điều trị rất thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh mới phát triển ở mức độ nhẹ. Các mẹo trị bệnh lưu truyền trong dân gian đều có nguồn gốc là các loại thảo dược tự nhiên lành tính xung quanh nhà, khi dùng để trị bệnh sẽ ít tốn kém chi phí và an toàn đối với sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị lác đồng tiền được áp dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:

Trị lác đồng tiền bằng cây so đũa: 

  • Lấy 1 nắm lá cây so đũa đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo. Đem lá so đũa đi giã nát rồi vắt lấy phần nước cốt.
  • Vệ sinh vùng da bị lác đồng tiền thật sạch sẽ rồi dùng khăn sạch lau khô. Dùng bông gòn chấm vào nước cốt lá so đũa rồi đắp lên vùng da bị cần điều trị.
  • Dùng gạc y tế băng cố định, để yên chứng 30 phút rồi tháo ra rồi vệ sinh da lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày, kiên trì sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương do lác đồng tiền gây ra dần biến mất.

Trị lác đồng tiền bằng rau sam

Dùng rau sam để chữa bệnh lác đồng tiền cho trẻ tại nhà có độ an toàn cao
Dùng rau sam để chữa bệnh lác đồng tiền cho trẻ tại nhà có độ an toàn cao

  • Rau sam sau khi thu hái về đem đi rửa sạch đất cát rồi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Sau 15 phút vớt rau sam ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi đem đi giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
  • Cho nước cốt rau sam vào nồi cùng với một ít sáp ong, bắc lên bếp đun sôi cho đến khi sáp ong tan chảy thì vặn nhỏ lửa lại. Tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp sệt lại thành cao đặc thì tắt bếp.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ rồi dùng hỗn hợp trên thoa trực tiếp lên da. Áp dụng cách trị bệnh này khoảng 2 lần/ngày, kiên trì trong khoảng thời gian dài sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.

Trị lác đồng tiền bằng chuối xanh

  • Hái một quả chuối xanh từ trên cây xuống, đem đi rửa sạch bụi bẩn xung quanh rồi để cho ráo nước.
  • Dùng dao thái chuối xanh thành từng lát mỏng, sau đó dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị lác đồng tiền (nên vệ sinh da sạch sẽ trước đó)
  • Để yên chừng 15 phút để thành phần dược tính trong nhựa chuối xanh thẩm thấu vào da và phát huy công dụng trị bệnh.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi vùng da bị tổn thương biến mất hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lác đồng tiền ở trẻ em cha mẹ nên tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh cho trẻ. Lác đồng tiền là bệnh rất dễ lây nhiễm và có khả năng tái phát cao, khi phát hiện trẻ bị bệnh mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh hắc lào, do vi nấm gây ra, là một bệnh ngoài da phổ biến và có khả năng lây lan cao.

  • Lây truyền trực tiếp: Qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền gián tiếp: Qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, hoặc tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm nấm.

Để phòng ngừa lây lan:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Giữ da luôn khô thoáng, đặc biệt là ở những vùng dễ bị ẩm ướt như nếp gấp da.

Nếu nghi ngờ bị hắc lào, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh hắc lào, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, không thể tự khỏi nếu không có can thiệp y tế.

  • Nguyên nhân: Do nhiễm nấm, bệnh dễ lây lan và gây tổn thương da.
  • Triệu chứng: Vùng da đỏ, ngứa, có vảy, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Nguy cơ: Nếu không điều trị, bệnh có thể lan rộng, gây biến chứng, để lại sẹo.
  • Điều trị: Sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh cá nhân tốt, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Đừng chủ quan với hắc lào! Hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

Bệnh hắc lào tuy là bệnh ngoài da phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.

  • Lây lan: Hắc lào có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Tổn thương da: Hắc lào nặng có thể gây viêm da, phồng rộp, đau rát, thậm chí để lại sẹo.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Ngứa ngáy và tổn thương da do hắc lào có thể gây khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, hắc lào hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và xử lý sớm. Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả