Viêm amidan mủ ở người lớn là tình trạng amidan bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus hay các yếu tố bên ngoài môi trường khác. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu việc điều trị diễn ra chậm trễ có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đối mặt với trường hợp xấu là ngưng thở khi ngủ.

Viêm amidan mủ ở người lớn là bệnh gì?

Viêm amidan mủ ở người lớn là một dạng của bệnh viêm amidan mãn tính. Đây là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tổ chức lympho do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hay các tác nhân ngoại sinh khác. Ở trạng thái bình thường, amidan được xem là hàng rào miễn dịch của đường hô hấp khỏi các tác nhân xâm nhập. Tuy nhiên, amidan sẽ bị suy yếu nếu sự tấn công của tác nhân gây bệnh vượt mức. 

Viêm amidan mủ ở người lớn là tình trạng amidan bị viêm do một số yếu tố nội sinh và ngoại sinh tấn công
Viêm amidan mủ ở người lớn là tình trạng amidan bị viêm do một số yếu tố nội sinh và ngoại sinh tấn công

Không những vậy, amidan có đặc điểm cấu tạo là nhiều hốc nên lượng thức ăn dư thừa sẽ tích tụ và trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus ẩn nấp. Lâu này sẽ tạo ra những mảng bám có dạng mủ quanh cấu trúc amidan.

Triệu chứng của bệnh viêm amidan mủ ở người lớn

Bằng mắt thường, người bệnh có thể quan sát tình trạng viêm nhiễm amidan. Lúc này, người bệnh có thể nhận thấy có những mảng bám trắng xuất hiện trên một hay cả hai bên, amidan sưng to và tấy đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm nhận nhiều triệu chứng khác đang gây ra không ít sự khó chịu, như:

  • Đau rát, ngứa cổ họng, có cảm giác muốn ho hoặc khạc nhổ;
  • Ho ra đờm, chảy nhiều nước mũi gây nghẹt mũi;
  • Sốt cao kéo dài trên 38 độ C, thậm chí lên đến 40 độ C;
  • Nghẹn cổ, khó nuốt hoặc nuốt có cảm giác đau;
  • Khàn tiếng hoặc biến đổi giọng nói;
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân;
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là người có tình trạng xuất tiết, kèm dịch nhầy có màu vàng hoặc xanh.

Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người mà bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác. Trên thực tế, triệu chứng của bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn thường giống các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, nếu không chắc chắn tình trạng mà bản thân đang mắc phải, bạn nên chủ động thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa uy tín.

Nguyên nhân gây viêm amidan mủ ở người lớn

Bên cạnh vi khuẩn, virus hay cấu trúc cấu tạo nhiều khe hốc của amidan là nguyên nhân gây viêm amidan mủ ở người lớn mà bệnh còn khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể là những yếu tố tác động sau:

  • Bệnh viêm amidan kéo dài: Tình trạng viêm amidan thông thường không được điều trị triệt để đã khiến bệnh chuyển sang giai đoạn nặng nề hơn. Các hốc amidan kín và vị trí thuận lợi để các vi khuẩn và virus trú ngụ sinh viêm và xuất hiện mủ;
  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thời thích ứng đã tạo điều kiện thuật lợi cho các tác nhân hô hấp xâm nhập và gây bệnh đường hô hấp;
  • Tác nhân từ môi trường: Môi trường ô nhiễm, hóa chất (chất thải từ nhà máy, hóa chất công nghiệp,...), khói bụi,... là những yếu tố ngoại sinh tác động đến đường hô hấp, từ đó khởi phát bệnh viêm amidan có mủ;
  • Đang mắc bệnh tai mũi họng: Tai, mũi và họng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế, một trong ba bộ phận bị viêm và không được điều trị từ sớm có thể lan rộng phạm vi và khởi phát bệnh;
  • Vệ sinh răng miệng kém: Việc lười vệ sinh răng miệng hay vệ sinh không đúng cách cũng có thể trở thành “thủ phạm” gây viêm amidan có mủ;
  • Yếu tố khác: Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng sẽ kích thích cổ họng tiết dịch, lâu ngày cơ quan sẽ bị suy yếu và sinh bệnh. Nếu tiếp tục sử dụng thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm hình thành các hốc mủ trắng, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Song, thói quen hút nhiều thuốc lá hay lạm dụng chất kích thích cũng một phần tác động đến việc sinh bệnh.

Viêm amidan mủ ở người lớn có nguy hiểm không?

Viêm amidan mủ ở người lớn là một dạng bệnh mãn tính nhưng có thể điều trị dứt điểm nếu lựa chọn đúng phương pháp. Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động thăm khám từ sớm, từ khi xuất hiện biểu hiện của bệnh. Điều này sẽ giúp việc điều trị trở nên đơn giản và tiết kiệm hơn cũng như phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ngược lại, nếu bệnh tình không được điều trị dứt điểm hay điều trị sai phương pháp thì có khả năng người bệnh đối mặt với những biến chứng sau:

  • Biến chứng tại chỗ: Khối amidan sưng to sẽ gây chèn ép nhiều tại cổ họng, lúc này, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, thường xuyên bị nghen. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Hơn thế nữa, chúng còn khởi phát thêm bệnh áp xe thành họng, viêm tấy quanh amidan; 
  • Biến chứng tại cơ quan lân cận: Tai, mũi và họng là cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi một bộ phận bị viêm nhiễm thì hai bộ phận còn lại cũng bị ảnh hưởng không kém. Viêm amidan là bệnh lý xảy ra ở họng. Nếu việc điều trị không dứt điểm có thể các vi khuẩn hay virus lây lan sang tai và mũi, lâu ngày sẽ khởi phát bệnh viêm mũi, viêm xoang hay viêm tai giữa;
  • Một số biến chứng khác: Tình trạng viêm amidan có mủ kéo dài có thể gây ra triệu chứng khó thở, thở bằng miệng, chứng ngưng thở khi ngủ. Hoặc biến chứng tại tim, khớp và thận nếu mầm bệnh nhiễm vào máu và lan rộng toàn cơ thể.

Như vậy có thể thấy, viêm amidan có mủ ở người lớn là bệnh lý nguy hiểm, cần sớm điều trị. Tốt hơn hết, người bệnh nên thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh, dựa vào kết quả thăm khám sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Song, không tự ý mua thuốc để điều trị khi chưa có sự cho phép, bởi việc sử dụng thuốc không đúng có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn.

Biện pháp phòng ngừa và chăm sóc bệnh viêm amidan mủ ở người lớn

Song song với việc điều trị viêm amidan mủ ở người lớn, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Bởi đây được xem là một trong những phương pháp thúc đẩy sức khỏe nhanh chóng phục hồi và phòng ngừa bệnh trở nặng. Một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý bao gồm:

  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch, nhất là rau xanh, củ quả giàu vitamin C, trứng, thực phẩm giàu omega - 3, kẽm, protein,...;
  • Khi bị viêm amidan, người bệnh thường có triệu chứng khó nuốt đau. Do đó, nên ưu tiên lựa chọn các thức ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, loãng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, cơm mềm,...;
  • Hạn chế dùng các món ăn được chế biến sẵn, thức nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này có thể gây kích ứng cổ họng và khiến bệnh tình trở nặng hơn;
  • Uống đủ lượng nước tiêu chuẩn để làm dịu cổ họng. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống thêm nước ép từ rau củ và hoa quả để bổ sung cho cơ thể các hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết;
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, bia hay đồ uống có gas để phòng tránh tình trạng tăng xuất tiết và kích ứng cổ họng;
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần và dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm để ức chế các vi khuẩn, virus gây bệnh;
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những ngày giá rét;
  • Sử dụng vật dụng bảo vệ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,...;
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để phòng tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh cũng như phòng lây nhiễm bệnh đường hô hấp khác;
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh trở nặng;
  • Thăm khám và tiến hành điều trị ngay khi có biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp.

Phương pháp điều trị viêm amidan mủ ở người lớn

Viêm amidan mủ ở người lớn là bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp và điều trị từ sớm. Tùy vào mức độ bệnh lý cụ thể và tình trạng sức khỏe hiện tại mà người bệnh có thể lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị sau:

Đối với trường hợp nhẹ

Đối với trường hợp viêm amidan mủ người lớn ở mức độ nhẹ hoặc vừa mới khởi phát, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng bài thuốc dân gian. Đây là phương pháp điều trị được đánh giá cao về mức độ lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ khi điều trị lâu dài. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình được nhiều người bệnh tin dùng:

  • Dùng cây lược vàng: Cây lược vàng là một trong những vị thuốc dân gian có bản chất dược tính cao. Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, trong dược liệu có chứa lượng lớn hoạt chất flavonoid. Thành phần này có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng và tiêu mủ. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác còn có tác dụng chữa lành tổn thương cổ họng. Với những công dụng mà cây lược vàng mang lại, người bệnh bị viêm amidan mủ có thể tận dụng để trị bệnh;
  • Dùng quả trám và lá huyền sâm: Bài thuốc chữa viêm amidan mủ bằng quả trám và lá huyền sâm được khá nhiều người truyền tai nhau. Quả trám là dược liệu có tác dụng bổ tỳ, bổ phế, giảm đờm và tiêu mủ. Trong khi đó, huyền sâm có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp;
  • Dùng trà gừng mật ong: Uống mỗi ngày 1 - 2 ly trà gừng mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng, đau rát do viêm amidan mủ gây ra. Thức uống này được nhiều người lớn tin dùng bởi gừng là dược liệu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cao. Đặc biệt hơn, mật ong có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng chữa lành các tổn thương ở hầu họng.

Tác dụng chữa bệnh của bài thuốc dân gian thường chậm hơn so với thuốc Tây y. Do đó, khi lựa chọn phương án điều trị này, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nên tạm ngưng việc áp dụng bài thuốc dân gian để chuyển sang thuốc Tây y hoặc Đông y nếu khoảng thời gian dài không có sự chuyển biến rõ rệt nào.

Đối với trường hợp nặng

Điều trị viêm amidan mủ bằng thuốc là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân thay vì dùng thuốc bài thuốc dân gian lâu có hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tác dụng nhanh chóng, tiện ích khi sử dụng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là một trong những nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng trị viêm amidan có mủ do vi khuẩn gây ra. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn như: Erythromycin, Clarithromycin,...;
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc có tác dụng ức chế và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Tùy vào trường hợp cụ thể sẽ được bác sĩ kê thuốc dạng uống hoặc dạng tiêm;
  • Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt: Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt cao kéo dài. Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được bác sĩ kê đơn như: Paracetamol, Ibuprofen,...;
  • Thuốc chống phù nề: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức và sưng tấy đỏ amidan;
  • Một số loại thuốc khác: Thuốc giảm ho, thuốc long đờm và thuốc xịt họng.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thông qua việc dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Người bệnh không được tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, nếu có ý định sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc điều trị khác nhau, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ khi có ý định. Bởi việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc, từ đó gia tăng tác dụng phụ.

Đối với các trường hợp điều trị bằng thuốc không đạt được kết quả khả quan hoặc tình trạng viêm nhiễm nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc và đưa ra chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng thủ thuật cắt bỏ amidan. Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp khác có thể được bác sĩ xem xét và đưa ra chỉ định như:

  • Viêm amidan mủ kéo dài do phương pháp điều trị phù hợp hoặc có điều trị nhưng không dứt điểm;
  • Kích thước amidan bị sưng quá lớn, gây chèn ép đường thở và đường ăn uống;
  • Bệnh tái phát nhiều lần (5 - 6 lần/ năm);
  • Tình trạng viêm nhiễm có dấu hiệu lan sang các cơ quan lân cận và xuất hiện biến chứng;
  • Viêm amidan mủ kéo dài gây chèn ép và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Người bệnh không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một thủ thuật y tế đơn giản, không quá phức tạp, dễ thực hiện và tiến hành nhanh chóng. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm đến những đơn vị y tế có đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang bị đầy đủ thiết bị y tế và hệ thống máy móc.

Các trường hợp có khối amidan bị sưng to gây chèn ép nhiều cho đường thở sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ
Các trường hợp có khối amidan bị sưng to gây chèn ép nhiều cho đường thở sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ

Một số đối tượng không được chỉ định cắt amidan như: phụ nữ có thai, phụ nữ nghi ngờ có thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người bị máu đông,... Trước khi tiến hành thực hiện, người bệnh nên cho bác sĩ biết những thông tin này để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra.

Viêm amidan mủ ở người lớn là bệnh đường hô hấp cần được điều trị từ sớm để ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng. Để đảm bảo cho việc điều trị được hiệu quả, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và trao đổi thêm những vấn đề tiềm ẩn của căn bệnh này.

Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả