Viêm nang lông da đầu là bệnh khá phổ biến vào thời tiết mùa hè, dễ gây rụng tóc, nhiễm khuẩn. Để đối phó với căn bệnh này ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị tận gốc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu về căn bệnh này!

Viêm nang lông da đầu là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là căn bệnh gây ra bởi một số loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn Gram âm: trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn biến hình Proteus hoặc một số loại nấm như nấm men, nấm sợi,...

Ngoài ra còn có thể sự góp mặt của virus herpes, DNA poxvirus, ký sinh trùng da demodex,... Chúng thường sẽ tấn công trực tiếp vào hệ sinh thái da, biểu bì da đặc biệt là phần nang, lỗ chân lông, râu, tóc, lông mi, lông mày khi có môi trường thích hợp.

Cũng có thể, ban đầu viêm nang lông xuất hiện trên da ở các bộ phận gần sát da đầu như vai, gáy, cổ, mặt sau đó lây lan lên tới da đầu và gây viêm nang lông da đầu.

Viêm nang lông trên da đầu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi tuy nhiên người bị da dầu, tăng sinh tiết bã nhờn, vệ sinh thân thể kém, hệ miễn dịch suy yếu dễ bị bệnh này hơn cả.

Đáng chú ý, bệnh thường cũng có xu hướng phát triển hơn vào mùa hè khi ta thường xuyên ra mồ hôi, đội mũ trùm kín kết hợp với không khí ô nhiễm, khí hậu nóng ẩm.

Viêm nang lông da đầu gây khó chịu và mất thẩm mỹ
Viêm nang lông da đầu gây khó chịu và mất thẩm mỹ

Viêm nang lông da đầu cũng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh như chứng rụng tóc, ngứa ngáy, sưng đau rát các nang lông tóc, mưng mủ,...

Nếu trong trường hợp diễn tiến nặng có thể gây đau đầu, áp xe mủ hay viêm mô da, nhiễm trùng da, sốt. Vì vậy, dù bệnh không gây đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng rất cần theo dõi sát sao và điều trị sớm trước khi xuất hiện biến chứng.

Viêm nang lông có lây không? Con đường lây nhiễm

Viêm nang lông da đầu CÓ THỂ LÂY truyền trên các bộ phận cơ thể và lan rộng vùng bệnh. Theo đó những hành động như cào gãi chà sát các vết viêm nang sẽ khiến chúng lan rộng và trú ngụ tại móng tay. Khi ta tác động tới các vùng da khác, khuẩn, nấm sẽ theo móng tay mà tấn công vào các vùng da đó.

Viêm nang lông gây rụng tóc có lây truyền từ động vật qua người dưới tác nhân của một số loại vi nấm trên da như nấm T. verrucosum, T. mentagrophytes, Microsporum.

Cách thức lây là tiếp xúc trực tiếp với động vật như chó mèo hoặc khi tiếp xúc với lông bị rụng trên nền đất, chăn chiếu,... Động vật bị nhiễm nấm cũng xuất hiện tình trạng rụng lông bất thường, mẩn đỏ tập trung trên da, trong kẽ tay chân, kẽ tai.

Khả năng lây lan của các loại nấm đầu gây viêm ít xảy ra nhưng hoàn toàn có thể
Khả năng lây lan của các loại nấm đầu gây viêm ít xảy ra nhưng hoàn toàn có thể

Viêm nang lông da đầu hầu như không lây từ người sang người qua không khí, hay khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo thực tế, một số trường hợp vẫn có thể lây chính là những người bị suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân HIV/ AIDS, người bị ung thư đang trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, người bị bệnh liên quan tới đường chuyển hóa, phụ nữ đang trong giai đoạn mang bầu hoặc mới sinh và người có tiền sử bị các bệnh về viêm da đầu hoặc vẫn đang bị bệnh cũng có thể bị viêm nang lông da đầu.

Với cách thức lây truyền là:

  • Tiếp xúc trực tiếp với vùng da đầu bị bệnh đặc biệt là dịch mủ, các vết mủ đã vỡ.
  • Nằm chung gối, đội chung mũ đặc biệt là mũ bảo hiểm, sử dụng chung khăn lau đầu.
  • Tắm chung bồn tắm với người bệnh và bồn chứa các loại vi khuẩn, nấm.

Như vậy, ta vẫn rất cần cẩn trọng khi tiếp xúc với người bị viêm nang lông rụng tóc vì bệnh vẫn có khả năng lây truyền. Tuy nhiên không phải ai bị lây nhiễm vi khuẩn, nấm trên da cũng bị phát tác, điều này phụ thuộc vào tình trạng da và sức đề kháng.

Nguyên nhân, dấu hiệu viêm nang lông trên da đầu

Viêm chân tóc do các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng trực tiếp gây ra, dẫu vậy chúng vẫn luôn tồn tại trên da đầu và cơ thể chúng ta và chỉ khi có điều kiện thích hợp chúng mới tấn công.

Một số yếu tố thúc đẩy quá trình này bao gồm:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch suy yếu điển hình như những người bị HIV - AIDS sẽ thường xuyên bị bệnh này vì không đủ số lượng bạch cầu để chống lại các vi sinh ngoại lai.
  • Do môi trường sống: Môi trường nóng ẩm có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới da đầu và là yếu tố hỗ trợ các loại vi khuẩn xung quanh ta phát triển, sinh sôi. Đặc biệt đối với môi trường sống ở Việt Nam, mức độ tiêu cực này còn tăng lên gấp bội khi chất lượng không khí càng ngày xuống cấp, ngay cả nguồn nước sinh hoạt, đất đai trồng cây, thức ăn cũng trở nên ô nhiễm nặng nề.
  • Do sử dụng thuốc chứa nhiều corticoid: Các loại thuốc chứa nhiều corticoid nếu lạm dụng sử dụng trên da đầu sẽ dẫn tới tình trạng tạo môi trường sống cho vi khuẩn kị khí và gây bệnh.
  • Do cách gội đầu: Gội đầu sử dụng quá nhiều hóa chất gây mất cân bằng độ ẩm, độ pH trên da đầu, làm mỏng hoặc mất đi chất ceramide trong lớp bảo vệ da đầu trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Bên cạnh đó, hành động cào gãi mạnh da đầu cũng gây ra hiện tượng này.

Thông thường khi bị viêm nang lông ta có thể do nhiều nguyên nhân cùng những đặc trưng như sau:

Viêm nang lông da đầu do tụ cầu khuẩn

Đây là loại vi khuẩn được thấy nhiều nhất trong viêm chân tóc và cũng có tính tái phát cao, sau khi khỏi các vết viêm cũng thường để lại sẹo khó phai mờ khi ăn sâu vào biểu bì.

Viêm nang do tụ cầu khuẩn gây ra thường ngứa và có biểu hiện đặc trưng của bệnh như tấy đỏ xung quanh và tạo mủ nang lông. Các nốt mủ trắng xanh có thể mọc độc lập rải rác hoặc tạo thành chùm dày đặc.

Những vùng mủ xanh vàng có thể do nấm hoặc tụ cầu khuẩn gây ra
Những vùng mủ xanh vàng có thể do nấm hoặc tụ cầu khuẩn gây ra

Viêm nang lông da đầu do họ vi nấm

Ở thời điểm khởi đầu, nấm tấn công mô da và rìa chân tóc tạo lớp sừng mỏng trên bề mặt da sau đó chúng ăn sâu vào trong nang chân tóc rồi tới tóc. Đặc điểm chung của nang lông da đầu do nấm là xuất hiện mủ (trắng, xanh, vàng), ngứa, khó chịu, khi vỡ mủ có mùi hôi tanh.

Mỗi chủng nấm lại có dấu hiệu nhận biết riêng:

  • Nấm da Microsporum từ động vật truyền sang người gây rụng thân tóc diện rộng và đóng vảy trắng một mảng da theo hình tròn.
  • Nấm da Trichophyton Tonsurans hoặc T. violaceum gây ra rụng tóc từ sát chân tóc và xuất hiện các chấm đen ở da đầu.
  • Nấm Favus Trichophyton schoenleinii gây mưng mủ, áp xe chân tóc, tạo sẹo sau khi điều trị khỏi.
  • Nấm Kerion gây đau đớn, xuất hiện theo chùm - nhóm mụn lớn, mủ màu vàng, tóc không đứt gãy mà rụng nhiều, có thể kéo cả mảng tóc mà không cảm thấy gì.
  • Nấm T. verrucosum, T. mentagrophytes lây truyền từ động vật có thể khiến nổi hạch các vùng xung quanh da đầu, khiến các vách ngăn giữa các nang tóc mỏng đi thậm chí là gây thông hang các nang tóc gây ra tình trạng tóc rụng theo mảng.

Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát

Viêm nang lông da đầu là căn bệnh khó chịu với người bệnh, dễ chữa nhưng tỉ lệ tái phát lại rất cao đặc biệt với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, người bệnh cần phải lưu ý về cách chăm sóc và ngừa bệnh tái phát như sau:

  • Không để da đầu ẩm ướt, sau khi gội đầu nên ngồi trước quạt để khô tự nhiên kết hợp lau tóc bằng khăn khô hút ẩm tốt. Khăn lau tóc nên được giặt sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Hạn chế sử dụng chung các vật dụng có thể gây lây bệnh như gối, khăn lau tóc, mũ,...
  • Khi ra ngoài đường nên che chắn tóc và da đầu bằng lớp khăn mỏng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuộm, uốn, ép cho tóc đặc biệt không được bôi chúng trực tiếp lên da đầu.
  • Hạn chế gãi da đầu.
  • Gội đầu đúng cách với công thức: nước ấm, massage nhẹ nhàng, tần suất 3 - 4 lần/ tuần với liều lượng vừa phải.
  • Cải thiện dinh dưỡng tốt cho da, tóc, móng bằng cách bổ sung nhiều nước, vitamin từ rau củ quả.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các vết mủ bọc trên cơ thể, da đầu người khác.

Cách trị viêm nang lông da đầu hiệu quả

Việc điều trị viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là khá quan trọng, nên điều trị sớm và điều trị tận gốc để tránh những biến chứng của bệnh sau này cũng như tình trạng mãn tính. Để đối phó với bệnh ta có thể sử dụng 3 cách: Y học hiện đại, Y học cổ truyền và Mẹo chữa dân gian.

Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng và người bệnh có thể lựa chọn áp dụng từng loại theo nhu cầu cá nhân.

Chữa trị viêm nang lông da đầu bằng thuốc Tây

Y học hiện đại là phương pháp điều trị rất khoa học, áp dụng các loại thuốc tân dược để vô hiệu hóa, tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh.

  • Điều trị nhanh với trường hợp mới chớm bệnh: Sử dụng các loại nước vệ sinh sát khuẩn y tế như betadin, cồn iode để ngăn chặn sự phát triển của khuẩn. Hoặc sử dụng các loại kem mỡ bôi diệt khuẩn như Mupirocin, Fucidin,…
  • Điều trị tụ cầu khuẩn: Sử dụng kháng sinh toàn thân theo đúng sự chỉ định và liều dùng của bác sĩ. Một số loại kháng sinh điều trị cơ bản là amoxicillin, ampicillin, các thuốc thuộc nhóm β-lactamin, các thuốc thuộc nhóm Cephalosporin, các thuốc thuộc nhóm Cyclin, Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm Quinolon, Metronidazole,...
  • Điều trị nấm: Kết hợp thuốc bôi và thuốc uống đặc trị vi nấm. Để xác định loại thuốc phù hợp cần phải tìm rõ căn nguyên do chủng nấm nào gây ra từ đó mới có thể sử dụng thuốc điều trị tận gốc. Có thể tham khảo các loại thuốc bôi như Nizoral, Canesten Cream, Mycoster 1% Cream. Các loại thuốc uống bao như thuốc kháng nấm Sporal (itraconazole), Terbinafine hydrochloride dạng uống,...
  • Các loại thuốc hỗ trợ: Nếu bệnh nhân có thêm các triệu chứng ngứa, kích ứng thì sử dụng thêm các thuốc chống histamin. Với trường hợp đau, sốt sử dụng thuốc giảm đau như panadol. Khi bị sưng viêm thì dùng các loại thuốc giảm sưng như Alphachoay,...

Đông y chữa viêm nang lông da đầu

Đây là phương pháp được áp dụng từ xa xưa và mang lại hiệu quả lâu dài với người bệnh. Theo Đông y, viêm nang lông chân tóc gây ra bởi sự nóng trong người, do hỏa độc, nhiệt độc từ trong mà nên.

Theo đó khả năng giải độc của gan, thận suy yếu, hệ miễn dịch cơ thể bị sụt giảm tạo điều kiện để các tác nhân tấn công vào cơ thể người bệnh. Tình trạng máu nóng gây ra tính tái phát, lan rộng của bệnh.

Nóng trong người là nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông da đầu theo Đông y
Nóng trong người là nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông da đầu theo Đông y

Dựa theo nguyên nhân đó, các bài thuốc dùng để chữa trị viêm nang tóc ở Đông y tập trung vào vấn đề giải nhiệt, giải độc trong cơ thể đồng thời tăng miễn dịch, ổn định máu huyết. Đối với các triệu chứng phát tác thì cần áp dụng giảm sưng, giảm đau, tiêu viêm, tán mủ.

Ta có thể tham khảo bài thuốc điều trị kết hợp giữa thuốc uống, thuốc bôi, thuốc rửa như sau:

Thuốc uống

Chuẩn bị: 500g Bại tương thảo

Thực hiện:

  • Sơ chế thuốc bằng cách rửa sạch rồi để ráo nước, loại bỏ những phần rễ bị thối, ung.
  • Sắc với nước tới khi gần cạn rồi đem uống ngày 2 lần.

Thuốc rửa vết thương: Mao sương tẩy phương

Chuẩn bị: 30g Phèn chua, 60g xương nhĩ, 15g hùng hoàng.

Thực hiện:

  • Sơ chế thuốc rồi để ráo nước.
  • Hòa các nguyên liệu vào nước ấm rồi rửa những vết viêm nang.
  • Rửa lại với nước ấm rồi lau khô.

Thuốc bôi bên ngoài vết mủ

Chuẩn bị: 310g Ngũ bội tử, 30g Hùng hoàng, 30g khô phàn.

Thực hiện sau khi đã rửa vết thương:

  • Sơ chế nguyên liệu rồi trộn đều với nhau.
  • Bôi bên ngoài vùng da bị bệnh.

Ngoài ra đối với các triệu chứng thêm như sốt cao, bội nhiễm thì cần phải thăm khám cẩn thận mới được kê thuốc điều trị tận gốc.

Mẹo dân gian chữa viêm nang lông da đầu tại nhà

Các mẹo chữa dân gian hướng tới sử dụng những loại dược liệu thiên nhiên dễ kiếm, dễ làm. Tác dụng của những loại dược liệu này là sát khuẩn, làm lành da.

Tuy nhiên cách làm này không được khuyến khích cho lắm, chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh đang trong giai đoạn lành không cần dùng tới thuốc tân dược hay thuốc đông ý hoặc trong trường hợp chớm bệnh, bệnh nhẹ.

Bồ kết chữa rụng tóc

Bồ kết chứa nhiều các thành phần giúp củng cố lại màng chắn bảo vệ tóc như saponin. Bồ kết thay thế rất tốt cho các loại dầu gội đầu công nghiệp bình thường, ta có thể đun kết hợp bồ kết và lá trầu không như sau:

Bồ kết có công dụng tốt cho da đầu người bệnh
Bồ kết có công dụng tốt cho da đầu người bệnh

Chuẩn bị: 5 - 10 quả bồ kết, 1 nắm lá trầu không

Thực hiện:

  • Bồ kết bỏ hạt đem đi nướng qua khi thấy mùi thơm là được, lá trầu không rửa sạch loại bỏ lá vàng úa.
  • Đun các nguyên liệu trong nồi nước tới khi thấy sôi là có thể dùng được.
  • Gội và massage da đầu, không cào gãi da đầu.
  • Nên gội thường xuyên trong khoảng 2 tháng để bệnh không tái phát và nếu có thể hãy sử dụng lâu dài để không lạm dụng dầu gội đầu hóa chất.

Chữa rụng tóc bằng nước cốt chanh

Nước cốt chanh có tác dụng rất tốt trong loại bỏ vi khuẩn, nấm bởi tính axit của nó. Và vì tính sát khuẩn mạnh như vậy, khi sử dụng chanh ta cũng nên bỏ các loại dầu gội, dầu xả thông thường. Cách làm như sau:

Chuẩn bị: 2 - 3 quả chanh tươi

Thực hiện:

  • Vắt lấy cốt chanh cho vào cốc đựng.
  • Xát chanh vào da đầu và xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Thực hiện 2 - 3 lần trong một lần gội khi cảm thấy da đầu hết ngứa, hết bẩn thì thôi.

Ngoài ra ta còn có thể áp dụng với gội đầu với bia, vỏ bưởi,... Sau khi gội đầu có thể bôi thêm gel nha đam hoặc dầu dừa lên bề mặt da đầu.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc. Bệnh không hề gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người nhưng lại rất phiền toái và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Hãy luôn đảm bảo vệ sinh da đầu một cách sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh.

Câu hỏi thường gặp
Viêm nang lông là một tình trạng da khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, bao gồm những người yêu thích nghệ thuật xăm hình. Điều này khiến nhiều người thắc mắc viêm nang lông có xăm được không, có ảnh hưởng gì không? Viêm nang lông là gì? Viêm nang lông là tình trạng viêm...
Wax lông là một hình thức loại bỏ lông được nhiều người áp dụng. Rất nhiều người thắc mắc không biết khi "bị viêm nang lông có nên wax lông hay không?", có đem lại lợi ích hay rủi ro gì hay không. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho biết, người bị viêm nang lông...
Viêm nang lông là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng xảy ra ở nang lông. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh gây ngứa, khó chịu và mất thẩm mỹ. Rất nhiều người băn khoăn không biết viêm nang lông có lây không. Viêm nang lông có lây không? Viêm nang lông hầu như không lây từ người sang người....


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả