Vảy Nến Da Đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Dứt Điểm

Cập nhật: 28/03/2024

Vảy nến da đầu là tình trạng tế bào thượng bì trên đầu tăng sinh một cách bất thường, có thể gấp 4 – 5 lần tốc độ bình thường. Bệnh gây ngứa ngáy, bong tróc mảng trắng và rụng tóc. Tuy là một bệnh lý lành tính nhưng rất dễ lây lan toàn thân và dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, viêm khớp nếu không được điều trị kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh ám ảnh này.

Vảy nến da đầu là gì? Phân loại mức độ bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một dạng rối loạn da cơ địa phổ biến, có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên da. Thống kê cho thấy, có tới 51% trường hợp vảy nến xuất hiện ở vùng da đầu. Đây cũng là khu vực da dễ tiến triển nặng, lan rộng và gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Vảy nến da đầu được đặc trưng bởi tình trạng tế bào thượng bì tăng sinh, hình thành các vùng da viêm đỏ, nổi cộm, bong tróc vảy trắng bạc như màu sáp nến. Bệnh thường xuất hiện từ những mảng nhỏ, sau đó lan rộng ra toàn bộ đầu, xuống trán, cổ gáy, vành tai… có thể lan xuống toàn thân nếu không được điều trị kịp thời.

Căn nguyên gây bệnh vảy nến ở da đầu đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể sinh ra do sự cộng hưởng của rối loạn miễn dịch, di truyền gen, các yếu tố môi trường và lối sống.

hinh-anh-vay-nen-da-dau
Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu diễn tiến ở 2 mức độ:

  • Vảy nến da đầu nhẹ: Diện tích vùng da đầu bị tổn thương dưới 5%, các tổn thương có đường kính từ 1 – 2cm. Dấu hiệu tổn thương là da có vảy màu trắng bạc, trông như gàu, xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp, gây ngứa, đau rát, rụng tóc nhiều.
  • Vảy nến da đầu nặng: Diện tích vùng da đầu bị tổn thương trên 10%. Vùng da tổn thương có vảy đỏ, dày đặc, gây rụng tóc nhiều, thậm chí là không thể mọc tóc tại vùng da đó.

Cũng giống như tình trạng bệnh vảy nến khác, vảy nến ở đầu là một dạng viêm da lành tính, không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở đầu

Các triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến da đầu có thể bao gồm:

  • Tổn thương da: Xuất hiện những mảng đỏ có kích thước khác nhau. hình dạng không đồng nhất nhưng thường cố định.Tại vùng da bị tổn thương có dấu hiệu, ban đỏ, nổi cộm, thô ráp, gập ghềnh.
  • Xuất hiện nhiều mảng trắng: Bề mặt da xuất hiện nhiều vảy trắng bạc như sáp nến, xếp chống lên nhau thành nhiều lớp, dễ bong tróc. Mảng trắng có thể bong thành từng mảng lớn hoặc nhỏ, thậm chí thành bụi phấn mịn.
  • Ngứa ngáy: Vảy nến da đầu thường gây ngứa ngáy nhiều hơn ở vùng da khác do dễ viêm nhiễm và khó làm sạch. Nếu người bệnh thường xuyên gãi sẽ dễ gây bong tróc, chảy máu và nhiễm trùng hơn.
  • Rụng tóc: Tóc thường rụng nhiều tại vùng da bị tổn thương. Một số trường hợp vảy nến nặng, có thể có hiện tượng tóc không mọc lại vĩnh viễn.

Nguyên nhân vảy nến da đầu

Căn nguyên cụ thể gây nên bệnh vảy nến da đầu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu dịch tễ, di truyền và mô bệnh học, vảy nến gây ra bởi các rối loạn trong hệ thống miễn dịch, khiến các tế bào da phát triển quá nhanh, tạo ra các mảng da dư thừa.

Thời gian chu chuyển tế bào thượng bì ở người bình thường kéo dài từ 22 – 27 ngày. Trong khi đó, một chu chuyển tế bào da ở người mắc bệnh vảy nến chỉ kéo dài từ 2 – 4 ngày. Các tế bào mới hình thành quá nhanh, cơ thể chưa kịp loại bỏ tế bào chết, làm chúng chất chồng lên nhau, gây ra hiện tượng đóng vảy và bong tróc.

Bên cạnh các nguyên nhân do rối loạn miễn dịch, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc thúc đẩy bệnh vảy nến:

  • Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh vảy nến có thể tăng cao nếu như tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến cơ địa, miễn dịch như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa, viêm da tiết bã, dị ứng…
  • Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng, trầm cảm, stress, lo âu… có thể kích hoạt các bất thường của hệ miễn dịch làm khởi phát bệnh vảy nến.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Da của người bị vảy nến có mức độ oxy hóa cao gấp 400% so với người bình thường. Tình trạng này làm tăng tổng hợp ADN gây ra hiện tượng tăng sinh tế bào sừng bất thường.
  • Rối loạn chuyển hóa đạm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh vảy nến và làm tăng nguy cơ khiến bệnh khó chữa, lan rộng hơn.
  • Nhiễm trùng: Những người đang bị nhiễm trùng, đặc biệt là HIV, viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Tác động khác: Các tác động cơ học như ma sát, chà xát, gãi cào lên da đầu hoặc tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, chất tạo kiểu tóc thường xuyên cũng có thể trở thành căn nguyên gây bệnh vảy nến.
  • Các yếu tố khác: Bao gồm rối loạn nội tiết, dị ứng, tiếp xúc với ánh sáng, thuốc, vệ sinh không sạch sẽ…

Vảy nến da đầu có lây không? Có chữa được không?

Bác sĩ Lê Phương cho biết, vảy nến da đầu là một dạng bệnh cơ địa và miễn dịch nên không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, vảy nến có khả năng di truyền. Khả năng di truyền của bệnh vảy nến da đầu có thể lên tới 50% nếu cả cha và mẹ đều mang bệnh.

Vảy nến da đầu là một dạng viêm da lành, ít khi đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt bệnh có thể phát triển và gây biến chứng nguy hiểm hơn. Bệnh gây ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ làn da và chất lượng cuộc sống. Vảy nến kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, trầm cảm do mất tự tin về ngoại hình và sự kỳ thị của người xung quanh.

Nguy hiểm hơn, bị vảy nến da đầu còn làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa, bị các căn bệnh về thận, tim mạch, khớp, rụng tóc. Y học hiện đại ngày nay vẫn chưa có phương pháp điều trị vảy nến dứt điểm hoàn toàn. Hầu hết các biện pháp chỉ có ý nghĩa kiềm chế triệu chứng, sự phát triển của bệnh.

Chẩn đoán và điều trị vảy nến da đầu

Để tăng hiệu quả chữa bệnh và ngừa nguy cơ tái phát, vảy nến da đầu cần được phát hiện và điều trị sớm. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị dưới đây có thể giúp bạn thực hiện điều đó.

Chẩn đoán vảy nến ở đầu

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán vảy nến da đầu dựa vào các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng và kiểm tra bệnh sử: bác sĩ có thể chẩn đoán ngay bệnh vảy nến dựa vào các dấu hiệu da viêm đỏ, bong tróc vảy trắng và rụng tóc. Kết hợp với điều tra bệnh sử dị ứng, dùng thuốc và các bệnh cơ địa khác.
  • Sinh thiết da: Bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác bệnh vảy nến da đầu, phân biệt với những bệnh có liên quan.
  • Xét nghiệm mô bệnh học: Xác định hiện tượng dày sừng, giảm sắc tố da, giãn mao mạch chân bì…
  • Phương pháp cạo vảy Brocq
  • Hiện tượng Koebner

Vảy nến da đầu có thể được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác như:

Thuốc trị vảy nến da đầu

Thuốc tây điều trị vảy nến là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay do tính tiện lợi và hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị vảy nến da đầu là:

Thuốc bôi điều trị tại chỗ

Gồm:

  • Thuốc Acid Salicylic: có tác dụng bong vảy, bạt sừng, sát trùng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Corticoid bôi: Thường được kê đơn để điều trị bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, làm chậm quá trình tăng sinh tế bào da, làm giảm viêm, giảm bong tróc, giảm ngứa. Lạm dụng corticoid có thể gây mỏng da và phản tác dụng. Các thuốc thường được sử dụng là Fucicort, Dermovate, Eumovate…
  • Liệu pháp Vitamin D – Calcipotriene (Daivonex®): Chứa dạng tổng hợp vitamin D, có tác dụng ức chế các tế bào da chậm tăng trưởng.
  • Anthralin: Khôi phục các ADN trong các tế bào da hoạt động bình thường, loại bỏ các mô bất thường và làm da mềm mại hơn.
  • Retinoids bôi (Tazorac®, Avage®): là một dẫn xuất của Viatmin A giúp ADN trong tế bào a hoạt động bình thường và giảm viêm, kích ứng da.
  • Thuốc ức chế miễn dịch calcineurin – Tacrolimus (Prograf®) và Pimecrolimus (Elidel®): Có tác dụng giảm viêm, giảm hình thành mảng vảy.
  • Kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm, giảm ngừa và kiểm soát bệnh lan rộng.
thuoc-tri-benh-vay-nen
bôi thuốc điều trị bệnh vảy nến

Thuốc uống và tiêm chữa vảy nến:

Gồm:

  • Corticoid
  • Retinoids: Giảm sản xuất các tế bào da nếu bệnh vảy nến nặng và không đáp ứng với các liệu pháp khác.
  • Methotrexat: Giảm sản xuất các tế bào da, ngăn chặn viêm nhiễm và làm chậm tiến triển của các biến chứng trong đó đặc biệt là bệnh viêm khớp.
  • Cyclosporine: Cơ chế hoạt động tương tự Methotrexat nhưng thuiocs có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh khác trong đó có ung thư.
  • Thuốc thay đổi miễn dịch: etanercept (Enbrel®), infliximab (Remicade®), adalimumab (Humira®) và ustekinumab (Stelara®)…
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm, chống dị ứng…

Liệu pháp điều trị vảy nến

Bao gồm:

  • Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng ánh sáng cực tím bước sóng ngắn hoặc trung bình tự nhiên hoặc nhân tạo UVA, UVB. Người bệnh thường kết hợp dùng các loại thuốc tăng cảm thụ ánh sáng trong quá trình điều trị. HÌnh thức đơn giản nhất là tắm nắng. Hoặc người bệnh cũng có thể đến bệnh viện thể thực hiện chiếu đèn.
  • Liệu pháp Goeckerman: Sử dụng kết hợp UVB và xử lý nhựa than đá. Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y khoa.
  • Photochemotherapy hoặc psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Dùng cho các trường hợp vảy nến nặng, kết hợp dùng thuốc ánh sáng nhạy cảm với chiếu tia UVA.
  • Excimer laser: Dùng cho trường hợp bệnh vảy nến da đầu mức độ nhẹ và trung bình.

Dầu gội trị vảy nến

Sử dụng dầu gội cũng được coi là một phương pháp điều trị vảy nến tại chỗ. Các loại dầu gội được sử dụng thường chứa các thành phần Acid salicylic, Coal tar và Clobetasol propionate….

Dầu gội trị vảy nến hoạt động theo cơ chế hỗ trợ điều trị vảy nến, làm viêm, giảm bong tróc và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, dầu gội trị vảy nến chỉ dùng trong các trường hợp vảy nến da đầu, không có tác dụng làm sạch tóc. Do vậy, người bệnh không nên dùng quá thường xuyên, sau khi sử dụng cần gội lại bằng dầu gội thông thường.

Khi sử dụng quá thường xuyên, dầu gội trị vảy nến sẽ kém hiệu quả dần. Bởi vậy, sau một thời gian sử dụng, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên đổi dầu gội hoặc chuyển sang một phương án điều trị khác.

Các loại dầu gội trị vảy nến được dùng phổ biến gồm:

  • Dầu gội Neutrogena T/Sal Ther Treatment
  • Dầu gội Head & Shoulder
  • Dầu gội Selsun Blue
  • Dầu gội đầu Snow Clear
  • Dầu gội đầu Coal Tar

Chữa bệnh vảy nến bằng mẹo dân gian tại nhà

Vảy nến da đầu có thể được cải thiện nhờ sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên tại nhà như giấm táo, nha đam, dầu dừa, bồ kết, tinh dầu sả… Các phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt là không tốn kém chi phí.

Một số bài thuốc dân gian chữa vảy nến da đầu tại nhà:

  • Điều trị vảy nến da đầu bằng giấm táo: Pha loãng 2 muỗng giấm táo với ½ cốc nước sạch. Dùng bông gòn thấm dung dịch này lên vùng da bị tổn thương. Sau 20 phút rửa lại bằng nước sạch.
  • Chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa: Lấy 2 – 3 muỗng dầu dừa nguyên chất thoa đều lên da đầu và mát xa nhẹ nhàng. Để qua đêm sau đó gội đầu lại bằng nước sạch.
  • Dùng nha đam chữa vảy nến: Trộn ¼ cốc gel nha đam với 6 – 8 giọt tinh dầu oải hương. Lấy hỗn hợp này bôi lên vùng da đầu bị tổn thương. Sau khoảng 20 – 25 phút thì gội lại bằng nước sạch.
  • Bài thuốc chữa vảy nến trên đầu bằng bồ kết: Nướng 4 – 5 bỏ bồ kết cho vàng, thơm rồi đun cùng 2 lít nước sạch. Dùng nước này để gội đầu 2 ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Ngoài những nguyên liệu này, người bệnh cũng có thể sử dụng trà gừng, lá trầu không, sữa chua, muối epsom… Các phương pháp này mặc dù được đánh giá là khá an toàn và lành tính nhưng hiệu quả điều trị không cao, phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Để tăng hiệu quả điều trị cần kết hợp các biện pháp chăm sóc và thay đổi lối sống trong quá trình thực hiện.

Vảy nến da đầu kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để rút ngắn thời gian điều trị đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đôi khi còn cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn cả các loại thuốc tây trị vảy nến.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, bệnh nhân bị vảy nến da đầu cần chú ý:

Các thực phẩm nên ăn:

  • Rau xanh và trái cây tươi
  • Thực phẩm giàu Omega – 3, kẽm, beta caroten, axit folic…. như cá hồi, cá thu, ngao sò….
  • Uống nhiều nước

Các thực phẩm nên tránh xa gồm:

  • Thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng
  • Thức ăn giàu protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng, cà, trứng..
  • Thực phẩm lên men như dưa cà muối
  • Thức ăn nhiều đường, mặn
  • Đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Phòng ngừa bệnh vảy nến trên đầu

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến da đầu bao gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh da đầu, gội đầu 2 ngày/lần với các sản phẩm nhẹ dịu, thành phần lành tính, chiết xuất từ tự nhiên, an toàn
  • Không cào gãi, chà xát mạnh vùng da đầu bị tổn thương do vảy nến đặc biệt là khi đang gội đầu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu
  • Tránh tiếp xúc với các hoa chất, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc và các loại hóa chất tạo kiểu trong quá trình điều trị vảy nến.
  • Không đội mũ bảo hiểm, mũ nón quá chật, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng
  • Nên để tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu, không nên sử dụng máy sấy tóc có nhiệt độ quá cao
  • Nên tắm nắng từ 10 – 15 phút mỗi ngày vào các khung giờ sáng sớm và chiều muộn, tránh khoảng thời gian có cường độ tia cực tím cao (từ 10 – 16 giờ hằng ngày).
  • Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh viêm họng, viêm amidan do liên cầu khuẩn.

Vảy nến da đầu là bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng. Chủ động phát hiện, điều trị sớm và phòng ngừa đúng cách là biện pháp hữu hiệu nhất để đối mặt với căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở  y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn phương hương điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC