Bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Ý kiến từ bác sĩ

Cập nhật: 01/04/2024 Theo dõi trên goole news

Chàm sữa là căn bệnh rất phổ biến, có tới 20% trẻ sơ sinh bị chàm sữa trong giai đoạn đầu đời. Mụn sữa kèm theo tổn thương da thành mảng đỏ khiến nhiều phụ huynh lo ngại bệnh chàm sữa có tự khỏi không và điều trị thế nào để tránh tổn thương cho trẻ. Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Đặc điểm nhận diện bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Theo Y học hiện đại, chàm sữa là triệu chứng viêm da dị ứng thường gặp ở đối tượng trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh là các vết hồng ban, kèm theo mụn nước nhỏ li ti, bề mặt da khô và bong tróc vảy trắng. Khu vực thường bị chàm sữa nhất là mặt, hai bên má. Triệu chứng gây ngứa ngáy, nếu trẻ gãi thì vùng da bị tổn thương có thể lan rộng sang các vùng lân cận.

Triệu chứng chàm sữa có thể thay đổi theo thời gian, ban đầu là những nốt hồng, sau đó thành mụn nước. Chàm sữa ây khô và nứt da, ở mức độ nghiêm trọng bề mặt da sẽ tiết dịch, đóng vảy và bong tróc ra. Bệnh chàm sữa được nhận định là triệu chứng tạm thời, không gây nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe của trẻ. Nguy cơ xấu nhất của bệnh là bội nhiễm và nhiễm trùng da khi trẻ dùng tay gãi ngứa. Điều trị chàm sữa sai cách có thể để lại sẹo, từ đó gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ và cuộc sống của trẻ trong tương lai.

Chàm sữa không lây lan qua đường tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. Phụ huynh nên chăm sóc da và dưỡng ẩm cho trẻ cẩn thận ngay khi nhận thấy dấu hiệu chàm sữa. Nguyên nhân gây chàm sữa thường là do di truyền, hoặc do trẻ có dị ứng với sữa mẹ khi người mẹ ăn trứng, đậu phộng, hải sản. Những nguyên nhân gây chàm sữa khác còn do môi trường, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,…

Bệnh chàm sữa có tự khỏi không?

Theo Bs. Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc phụ trách chuyên môn Da liễu tại Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng Thuốc Dân tộc nhận định: Bệnh chàm sữa là triệu chứng da liễu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Bệnh có thể tự khỏi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ phù hợp. Thông thường triệu chứng chàm sữa sẽ tự thuyên giảm khi trẻ được 2 tuổi – thời điểm mà sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ đã ổn định hơn.

Bệnh chàm sữa có tự khỏi không?
Bệnh chàm sữa có thể tự thuyên giảm sau thời gian từ 7 – 10 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách

Tuy nhiên vẫn có số ít trường hợp trẻ bị chàm sữa qua giai đoạn này. Các thống kê cho thấy những trẻ bị chàm sữa sau 4 tuổi có khả năng tiến triển kéo dài, hay tái phát và phát triển thành bệnh chàm thể tạng. Vì thế việc chàm sữa có tự khỏi không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Ở những trường hợp chàm thể tạng thường là do trẻ có hệ miễn dịch kém, phụ huynh chủ quan trong điều trị khiến triệu chứng tiến triển ăn sâu vào máu.

Bệnh chàm sữa gây ra những phiền toái chính là cơn ngứa khó chịu, trẻ lười ăn, hay quấy khóc. Từ đó trẻ có thể bị sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cần chủ động tìm các biện pháp điều trị cho bé càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy này xảy ra.

Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì khỏi? 

Như đã đề cập, các triệu chứng chàm sữa thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ngay từ giai đoạn hình thành các bết hồng ban, nếu phụ huynh biết cách kiểm soát tốt sẽ ngăn chặn hình thành mụn sữa.  Thời gian hồi phục sau tổn thương còn phụ thuộc vào việc cha mẹ có phát hiện và điều trị triệu chứng chàm sữa sớm hay không. Thời gian tự khỏi thường kéo dài khoảng 7-10 ngày ở những bé có hệ đề kháng tốt. Lâu hơn là khoảng 2-3 tuần, thậm chí là dài hơn.

Đối với một số bé có cơ địa, sức đề kháng kém thì triệu chứng chàm sữa có thể diễn biến phức tạp hơn. Bệnh cũng có tiến triển phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ, nhiệt độ, độ ẩm từ môi trường. Vì thế trước khi điều trị, cần xác định đâu là nguyên nhân chính gây chàm sữa để trẻ tránh tiếp xúc với chúng. Phụ huynh không nên chủ quan khi điều trị thời gian đầu, nếu để diễn biến lâu dài thì chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần làm vùng da bị chàm nặng. Nếu vùng da này bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.

Giai đoạn trẻ 2 tháng cho đến 2 tuổi là thời điểm trẻ có hệ đề kháng yếu ớt nên dễ mắc bệnh. Cấu trúc làn da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm nên khi tiếp xúc với các dị nguyên dễ xảy ra viêm ngứa. Do đó, phụ huynh không nên nôn nóng áp dụng các phương pháp điều trị chưa được thông qua. Có không ít trường hợp cha mẹ điều trị sai cách gây viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng hơn trên làn da non nớt của trẻ.

Ðiều trị bệnh chàm sữa trẻ em an toàn

Những triệu chứng của chàm sữa thường dễ tái phát khi người mẹ ăn uống thiếu khoa học hoặc thời tiết thay đổi. Chàm sữa không phải là bệnh lý nghiêm trọng, mục đích điều trị hỗ trợ bảo vệ da khỏi tổn thương và bình thường hóa bề mặt da. Nguyên tắc quan trọng nhất là phụ huynh cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với các nguồn gây bệnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng viêm nhiễm bảo vệ da.

Thuốc trị chàm sữa cho trẻ

Phụ huynh có thể điều trị chàm sữa bằng các sản phẩm đặc biệt giúp cải thiện da bé. Việc dùng thuốc tây không được khuyến khích, nhưng vẫn có trường hợp bắt buộc dùng thuốc theo ý kiến của bác sĩ. Khi dùng thuốc chữa chàm sữa cho trẻ, phụ huynh cần cân nhắc dùng thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn.

  • Nếu chàm sữa hình thành các sang thương nổi đỏ hoặc tiết dịch thì phụ huynh nên sử dụng thuốc bôi dạng dung dịch với tính sát trùng nhẹ;
  • Đối với tình trạng đỏ và khô da, tróc vảy có thể cải thiện bằng thuốc bôi corticosteroid nồng độ thấp. Liều dùng ngắn khoảng 5 – 7 ngày. Thuốc corticosteroid cần được bác sĩ kê đơn sử dụng.
  • Không sử dụng corticosteroid điều trị lâu dài, thuốc có thể gây mỏng da, suy giảm trí nhớ, suy tuyến thượng thận.
  • Một số kem chăm sóc và dưỡng ẩm da có thể dùng cho trẻ sơ sinh như Ceradan hay Dexeryl… thường được khuyến khích cho các bé bị chàm sữa thể nhẹ.

Chữa chàm sữa cho trẻ theo dân gian

Đa số các trường hợp trẻ bị chàm sữa không được khuyến khích sử dụng kháng sinh vì thuốc có thể gây sốc phản vệ. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp trẻ bị chàm có nguy cơ bội nhiễm. Thay vì dùng thuốc, khi phụ huynh nhận thấy triệu chứng chàm sữa thì cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp điều trị tại nhà bằng lá ổi, lá trầu không, lá kinh giới…. Phương pháp này có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng ngứa, sưng đỏ mà không gây tác dụng phụ.

  • Sử dụng lá ổi

Cách thực hiện. Chuẩn bị lá ổi đem đi rửa sạch và để khô ráo. Sau đó vò nát là ổi và cho vào nồi đun cùng với nước sôi, thêm vào 1 thìa muối nấu trong vòng 5-7 phút. Đợi đến khi nước nguội bớt, vẫn còn hơi ấm thì dùng lau khô vùng da bị bệnh của trẻ. Thực hiện hàng ngày kết hợp với bôi kem dưỡng ẩm sau đó sẽ giúp làm dịu da bé nhanh chóng.

  • Dùng lá trầu không

Cách thực hiện: Dùng 2 – 3 lá trầu không rửa sạch và đem đi vò nát, chắt lấy nước. Sử dụng phần bã lá trầu không đắp trực tiếp lên vùng da viêm trẻ từ 10-15 phút. Còn lại nước cốt lá trầu không, bạn sử dụng tăm bông thấm và bôi lên da bé.  Để tác dụng của bài thuốc được phát huy, mỗi ngày phụ huynh nên thực hiện hai lần. Trước và sau khi đắp thuốc đều phải vệ sinh da bé kỹ lưỡng và lau khô.

Bệnh chàm sữa có tự khỏi không?
Dùng lá trầu không trị bệnh chàm sữa được nhiều phụ huynh áp dụng
  • Sử dụng dầu dừa 

Cách thực hiện: Dầu dừa có công dụng có hiệu qua rất tốt trong điều trị các chứng khô da. Để chữa bệnh chàm sữa ở trẻ,  phụ huynh nên dùng dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm ở trẻ.  Khi thao tác, phụ huynh nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da trẻ. Sau đó dùng nước ấm rửa lại và lau bằng khăn bông mềm.

  • Dùng lá trà xanh 

Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 1 chén lá trà xanh tươi đem rửa sạch, sau đó cho trà xanh vào đun sôi với nước có một chút muối. Trong lúc nước còn ấm, phụ huynh cho bé ngâm mình trong lá trà xanh. Sau đó dùng bã lá trà xanh chà nhẹ lên vùng da bé bị chàm. Nên tắm cho bé cách ngày, sau khi tắm bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện tình trạng chàm nhanh chóng.

Những cách điều trị chàm sữa bằng thảo dược thường mang lại hiệu quả điều trị hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, các phương thuốc có thể phát huy hiệu quả chậm đối với từng cơ địa. Trong quá trình điều trị, nếu như phụ huynh nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường thì nên dừng liệu trình. Sau đó đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn các cách điều trị khác phù hợp hơn.

Loại bỏ chàm sữa triệt để với liệu pháp an toàn

Dùng thuốc chữa chàm sữa ở trẻ thường cho hiệu quả nhanh chóng nhưng cha mẹ cần hết sức lưu ý về những tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời bệnh vẫn có thể tái phát sau đó. Với những biện pháp dân gian được đánh giá an toàn cho trẻ, nhưng tác dụng chậm, hiệu quả thấp, chỉ giúp cải thiện phần nào những triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Vì vậy, để có được hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng phát mà vẫn đảm bảo an toàn, cha mẹ nên tìm đến những giải pháp toàn diện, giúp loại bỏ bệnh triệt để. Hiện nay, phương pháp điều trị chàm sữa tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102 đang được rất nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội:

Kết hợp độc đáo giữa Đông và Tây y

Mặc dù Tây y thường tập trung điều trị triệu chứng, không giải quyết được gốc của bệnh, nhưng không thể phủ nhận tính chính xác của kỹ thuật xét nghiệm cận lâm sàng. Điều này góp phần quan trọng vào việc chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Phát huy ưu điểm đó, phương pháp chữa chàm sữa Quân dân 102 đã ứng dụng các kỹ thuật Tây y hiện đại như: Soi da, xét nghiệm máu, nước tiểu,… Nhờ đó, trẻ sẽ được chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh, nhất là với những trường hợp do vi khuẩn, nấm,… (điều mà Đông y hiện nay chưa làm được). Từ đó, trẻ sẽ được xây dựng bài thuốc riêng với một liệu trình điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Loại bỏ toàn bộ căn nguyên gây bệnh, tránh tái phát

Bài thuốc điều trị chàm sữa tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102 được nghiên cứu trong suốt nhiều năm bởi những chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền, trải qua quá trình thực nghiệm gắt gao, được các chuyên gia, hội đồng khoa học đánh giá cao về hiệu quả và tính ứng dụng.

Vì vậy, có thể khẳng định, đây là một số ít bài thuốc hiện nay có thể loại bỏ toàn bỏ căn nguyên gây bệnh chàm sữa sở trẻ, nhờ vào công thức kết hợp độc đáo giữa 3 dạng bào chế:

  • Thuốc bôi ngoài da: Với những dược liệu quý tự tự nhiên, thuốc có công dụng làm mềm da, dưỡng ẩm, kháng khuẩn, tiêu viêm, chữa lành tổn thương, giảm ngứa, tái tạo da.
  • Thuốc uống trong: Với thành phần 100% nam dược, bài thuốc giúp loại bỏ hết các độc tố bên trong cơ thể. Sau đó tập trung bồi bổ khí huyết, tăng cường miễn dịch và đề kháng cho trẻ.
  • Thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch da, diệt khuẩn, làm lành tổn thương và tránh lan rộng.

Khi cho trẻ sử dụng, cha mẹ sẽ thấy rõ hiệu quả theo tùng giai đoạn:

  • Từ 10 – 20 ngày: Tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và độc tố tích tụ dưới da. Nhờ đó, các tổn thương ngoài da sẽ được cải thiện, giảm ngứa, da trở nên mềm mịn hơn.
  • Sau 2 – 3 tháng: Độc tố đã được đào thải hết và bước vào giai đoạn ổn định, hệ miễn dịch được cân bằng, sức đề kháng tăng cao, đồng thời lớp da mới được tái tạo và khỏe mạnh trông thấy.

Trẻ bị chàm sữa – Mẹ nên kiêng ăn gì?

Chàm sữa có thể phát triển từ dị ứng, đối với các trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ vẫn có thể ảnh hưởng từ nguồn sữa. Nhất là khi người mẹ dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc thức ăn tươi sống. Các chuyên gia bác sĩ đã đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống của người mẹ, trong đó một số thực phẩm người mẹ cần tránh sử dụng trong thời gian này gồm:

  • Các thức ăn có vị tanh: Bao gồm có loại hải sản như tôm, cua, cá, mực. Nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích các phản ứng sản sinh histamin – nguyên nhân gây ra các triệu chứng ngoài da, mẩn ngứa. Nếu như người mẹ ăn phải các thực phẩm trên, trẻ bú mẹ có thể gây kích hoạt chuỗi dị ứng.
  • Thực phẩm nhiều chất béo: Thường có trong thịt mỡ, các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Bổ sung nhiều chất béo sẽ gây cản trở hoạt động trao đổi chất và ngăn cản hệ thống miễn dịch làm việc. Khi trẻ bú mẹ cũng dễ gặp phải các ảnh hưởng gây dị ứng.
  • Thức ăn cay nóng:  Khi trẻ bị chàm sữa, người mẹ không nên ăn các món ăn có nhiều ớt, chanh, tiêu. Nhóm gia vị này sẽ kích thích phản ứng gây ngứa và tăng tiết mồ hôi. Trẻ tiếp nhận nguồn sữa này sẽ bùng phát triệu chứng chàm sữa nghiêm trọng hơn.

Trong thời gian trẻ bị chàm sữa, bé cần được bổ sung nước và vitamin để tăng cường đề kháng kiểm soát triệu chứng. Trong đó, những thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích dùng cho

Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị bệnh chàm sữa

Triệu chứng chàm sữa sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi trẻ được chăm sóc và điều trị đúng đắn. Các chuyên gia Da liễu đã đưa ra những lời khuyên giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Những lưu ý quan trọng gồm có:

  • Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ tắm cho trẻ, nên dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể cho bé. Sau khi tắm là thời điểm lý tưởng để bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ.
  • Cha mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ thường xuyên và hạn chế không cho bé gãi tại các vùng da bị chàm sữa.
  • Đảm bảo cơ thể trẻ luôn thoáng mát và không bị ẩm mồ hôi. Nên cho trẻ mặc quần áo mềm, không sử dụng quần áo có chất liệu vải bông để tránh gây tổn thương da.
chữa bệnh chàm sữa cho trẻ
Sử dụng kem dưỡng ẩm có thể cải thiện mức độ bệnh chàm sữa
  • Phụ huynh thay tã cho trẻ 3 lần/ ngày, nên thay quần áp mới cho trẻ sau khi tắm cho bé để tránh mồ hôi gây ẩm ướt khó chịu.
  • Cải thiện chất lượng nguồn sữa mẹ bằng cách điều chỉnh thực đơn phù hợp. Người mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất là 1 năm để tăng cường miễn dịch cho bé
  • Để phòng ngừa chàm sữa tái phát, phụ huynh nên giặt chăn đệm và quần áo của trẻ thường xuyên, tránh để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú cưng, côn trùng…

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giải đáp được thắc mắc “Bệnh chàm sữa có tự khỏi không?”. Bệnh chàm sữa có tự khỏi không?Chàm sữa là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng triệu chứng có thể ảnh hưởng liên lụy đến sức khỏe của bé. Phụ huynh cần trang bị kiến thức về bệnh chàm sữa ở trẻ để có phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh phù hợp giúp bé sớm lấy lại sinh hoạt bình thường.

Bài viết đưa ra những thông tin tham khảo. Chúng tôi không thông tin thay thế lời khuyên điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan

Bình luận

  1. Thủy gấm says: Trả lời

    Con em 30 tháng rồi vẫn bị chàm đỏ ửng 2 bên má, nhất là vào những ngày khô hanh hoặc quá nóng, đỏ rát 2 bên má luôn ấy rõ thương. Trước em cho dùng dầu dừa mà không thấy ăn thua, lúc nào rát quá em lại phải bôi tí kem mua tại tiệm thuốc cho đỡ, nhưng bé quá nên e cũng chỉ dám bôi 2,3 lần thôi. Con em còn nhỏ sợ không chịu uống thuốc đông y.

    1. Cải Thảo 9x says: Trả lời

      Mom thử dùng lá trà xanh cho bé xem, đun sôi lấy nước xong để âm ấm rồi lấy khăn xô thấm đắp lên má, nguội thì thay khăn, nhẹ nhàng thôi chứ chả lần nào mình dám lấy trà xanh xát lên mặt bé cả, sợ xước da lại viêm nhiễm. Bé nhà mình hay dùng cách đấy, cũng đỡ. Mong da khỏe thì lớn tự hết.

    2. Mẹ súp lơ says: Trả lời

      Thằng cu nhà mình đây, 3 tuổi vẫn đỏ ửng 2 má. Mẹ mình cứ bảo cho đến viện quân dân 102 này khám chữa đi, thấy trên vtv2 người ta khen lắm. Mà con nhỏ mình xót không muốn cho dùng thuốc nhiều, cũng thấy nhiều người bảo lớn tự hết nên để lai rai mãi. Xong đợt Súp Lơ ngứa mặt quá, cứ gãi mãi, vừa quấy vừa biếng ăn. Minh cũng phải bếch đi viện. Nhưng may về thuốc dễ dùng lắm, không thấy thằng bé sợ uống thuốc như trước kia. Dùng 1 tháng thì thấy da lành lặn trở lại rồi, bác sĩ khuyên kiên trì dùng thêm tháng nữa cho khỏi dứt điểm, tránh bị lại. Các chị em tham khảo thử xem. Mình thấy dùng thuốc đông y kiểu này lành tính lại an toàn cho bé này. Mà hiệu quả. Viện này lại kết hợp thêm các phương pháp khám bệnh hiện đại kết hợp cùng y học cổ truyền nữa nữa nên thấy khá ổn và yên tâm

    3. Thủy gấm says: Trả lời

      Thuốc này dễ uống lắm à chị? Có cần đun sắc gì không? Con nhỏ bận bù đầu phải đun thuốc thì sợ não cá hay quên lại cháy bếp mất. Thấy thuốc bệnh viện này được nhắc nhiều https://vcep.vn/benh-cham-co-chua-khoi-duoc-khong-1852.html

    4. Mẹ súp lơ says: Trả lời

      Có thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa, đều được chế sẵn rồi, không cần đun sắc gì cả. Thuốc uống thì thơm thơm mùi thảo dược, nhà mình hay cho bé dùng kèm với 1 thìa mật ong, bé khá thích. Bác sĩ bày cho cách này đấy. Chứ ngày trước phải uống thuốc tây mà như đánh vật với nó.

  2. Bún cá Thảo Khương says: Trả lời

    Nghe bảo dùng sữa mẹ nhỏ vài giọt bôi lên vùng da bị chàm của bé cũng tốt lắm phải không các mom? Mình bôi 1,2 lần rồi nhưng chưa thấy xiu lắm, da vẫn đỏ ửng lấm tấm mụn nước, không biết phải bôi trong bao lâu?

    1. Bích Nguyễn says: Trả lời

      Bệnh này cũng có nguyên nhân do sữa mẹ đấy, nếu me ăn đồ tanh, tôm cua cá hải sản thì bé cũng có khả năng bị chàm, nên đừng bôi. Không phải sữa mẹ lúc nào cũng là thần dược đâu ạ.

    2. Đây là Ngọc says: Trả lời

      Phải xem kỹ bé bi chàm do nguyên nhân gì nàng ạ, cẩn thận đừng bôi vẫn hơn. Dùng thử các loại nước lá trà xanh, trầu không thử xem. Nếu bé bị vỡ các mụn nước trên mặt thì nên cho đi khám kiểm tra chứ để nhà tự ý bôi dễ bị nhiễm trùng khổ bé lắm.

  3. Dung Trần says: Trả lời

    Bá nhà mình bị chàm rát đỏ 2 bên má, xong lan lên cả trán, thấy bé hay khó chịu dụi má vào gối, giờ đc 20 tháng rồi. Để bao lâu thì nó mới tự hết được nhỉ

  4. Nguyễn Khoai Tây says: Trả lời

    Bé nhà tôi được 8 tháng, chàm 2 đỏ ửng 2 bên má mà quấy khóc quá, tay chỉ chăm chăm dụi lên mặt thôi, không thì dụi vào gối. Tình trạng này 3 ngày nay rồi. Xót con. Giờ nên cho đi khám ở chuyên khoa nhi hay chuyên khoa da liễu viện y cổ truyền quân dân 102 này được?

    1. Giang Trần says: Trả lời

      Lần trước mình cho con qua khoa nhi, mà thấy bác sĩ kê kháng sinh, thuốc bôi corticoid loại nhẹ và kem dưỡng ẩm. Nhưng con nhỏ quá dùng kháng sinh còi người lắm, dùng corticoid cũng xót, sợ yếu mỏng da, thuốc tây cũng nhiều tác dụng phụ. Mà đợt đấy con khóc quấy quá không biết làm nào lại phải cho uống. Cả tháng đấy chững cân chả lên được lạng nào.

    2. Hoàng Hà Thủy says: Trả lời

      Theo e thấy thì đi khám chuyên khoa nhi vẫn hơn chứ nhỉ, thuốc đặc trị cho các bé mà.

    3. Phuong Au says: Trả lời

      Chuyên khoa nhi thì chuyên chữa các bệnh cho bé, nhưng thường dùng thuốc tây y, ít nhiều có tác dụng phụ. Bên khoa da liễu viện yct quân dân 102 này thì dùng thuốc đông y đặc trị cho bệnh chàm, thảo dược tự nhiên, an toàn lành tính không tác dụng phụ. Phải cái mẹ phải chăm kiên trì dùng thuốc cho con, tùy tình trạng mà 1-2 tháng mới dứt điểm được. Khỏi rồi giữ gìn thì bé sẽ không bị lại nữa. Cún nhà mình dùng mất 2 tháng. Xong đến mùa khô hanh hay nóng nực cũng thấy yên, da dẻ hồng hào.

    4. Nguyễn Khoai Tây says: Trả lời

      Đến bệnh viện quân dân 102 này khám có phải chờ lâu không chị ơi? Bế con nhỏ đi em ngại viện nào thủ tục lằng nhằng lắm.

    5. Phuong Au says: Trả lời

      Em đặt lịch trước cho bé đi. Đến sẵn khám thôi cho tiện. Đặt qua số điện thoại 0888 598 102hoặc web đều được. Bệnh viện này cũng đông bệnh nhân nhưng không phải chờ đợi lâu như mấy bệnh viện tuyến trung ương https://benhvienquandan102.org/

  5. Trang Ngô says: Trả lời

    các mom thông thái ơi, con 9 tháng tuổi mà bị chàm lên mụn nước to vỡ thì làm nào được? bôi thuốc gì để an toàn và tránh nhiễm trùng bây giờ?

    1. Shun Asuna says: Trả lời

      Trước thấy chị gái mình cho con bé bôi cái mỡ tra mắt có chứa kháng sinh ý, loại đấy nhẹ, cũng thấy đỡ. Nhưng bạn tham khảo thêm thử xem vì trẻ con dùng kháng sinh bừa cũng ko yên tâm lắm

    2. Ngân Thảo says: Trả lời

      Không bôi bừa được đâu nàng ơi. Bôi kháng sinh ko đúng chỉ định dễ làm da bé nhờn thuốc. Mụn nước của bé vỡ nhiều không? Nếu 1,2 vết nhỏ thì bạn cứ dùng lá trà xanh đun sôi rửa sạch mặt cho bé là được. Nếu nhiều thì cho bé đi khám sớm nha. Da bé yếu dễ bị nhiễm trùng nên cẩn thận.

  6. Kim Tuyen Cam says: Trả lời

    Viện quân dân 102 này chỉ có 2 cơ sở ở Hà Nội và HCM thôi à mọi người? Chị gái em lấy thuốc ở đây bôi cho con nhỏ thấy hiệu quả lắm. Giờ e nhờ mua rồi gửi về ổn không ha? Bé 8 tháng và 12 tháng liều dùng có khác nhau không? Nhà e ở Nam Định, con nhỏ quấy quá cho đi lên Hà Nội khám về sợ lại mệt hơn.

    1. Mi Hee says: Trả lời

      Không chỉ khác ở mỗi độ tuổi đâu nàng, còn phụ thuộc vào tình trạng da của bé nữa, hoặc bé trước đó có bị dị ứng hay bệnh lý gì không cũng phải để ý. Vẫn nên hỏi trực tiếp thầy thuốc chứ không nên mua tự ý đâu. Bệnh ngoài da nhưng trẻ con nên chăm chút cẩn thận. Không như người lớn mình.

    2. Trúc Linh NT says: Trả lời

      Viện này có gửi thuốc về tận nhà đó chị, không cần nhờ mua đâu. Chị liên hệ trực tiếp bác sĩ của họ, nêu rõ tình trạng cụ thể của bé và chụp ảnh vùng da tổn thương, chụp sắc nét vào nhé. Bác sĩ sẽ thăm khám cặn kẽ rồi gửi thuốc về nhà cho ah. DÙng phải tầm 3-5 bữa mới thấy tiến triển. Thuốc đông y này không nhanh như tây y đâu, nhưng được cái an toàn và hiệu quả bền lắm. Chị liên hệ mà đặt về xem. Trước thấy trên vtv2 giới thiệu nên em mới dung cho con bé nhà em mà

    3. Kim Tuyen Cam says: Trả lời

      Cảm ơn bạn nha, cho mình hỏi thêm đặt thì tầm mấy hôm nhận được vậy?

    4. Trúc Linh NT says: Trả lời

      Tùy khu vực xa gần đó chị, nhưng em ở Phú Thọ mà đặt hôm trước2 hôm sau giao. Họ tư vấn cũng nhiệt tình lịch sự luôn á.

  7. Nh Nhung says: Trả lời

    Bé bị chàm thì mẹ nên ăn gì cho lành đỡ ảnh hưởng đến bé được ạ? Từ sau hôm biết con bị chàm do mẹ ăn hải sản giờ em chỉ dám ăn thịt lợn nạc.

    1. Phan Hoàng says: Trả lời

      Thế nàng kiêng hải sản, đồ tanh, dầu mở ra thôi. Chứ cứ ăn phong phú đa dạng, có món lạ thì ăn chút thăm dò là được. Chứ ăn không thịt lợn nạc thế ngán lắm.

  8. Ngô thị Kiều My says: Trả lời

    Cu con nhà mình 5 tuổi rồi vẫn bị chàm đỏ ửng cả má. Dùng thuốc đông y này thì bao lâu mới khỏi nhỉ?

  9. Mộc Ly Tâm says: Trả lời

    Viện quân dân 102 có khám thứ 7 này không để em cho bé qua luôn ạ? Má cứ như 2 quả cà chua mà vừa khô vừa ráp, em dùng dầu dừa, trà xanh, kem dưỡng ẩm rồi mà vẫn cứ bị thế.

    1. Chang says: Trả lời

      Viện này có khám t7, CN đấy nàng. Thường trẻ con với người cao tuổi thì họ vẫn ưu tiên cho vào khám trước nhưng thấy cuối tuần đông người khám lắm, nàng cứ đặt lịch trước cho con rồi qua đỡ phải chờ đợi.

  10. Huỳnh Như says: Trả lời

    Cu Bi nhà mình mấy nay quấy quá, má đỏ ửng lại thô ráp, chắc má đau nên cu cậu khó chịu, ăn ngủ cũng không ngon. Mình thì xót con quá muốn cho đi khám lấy thuốc xem thế nào nhưng lão chồng cứ kêu là con bé dùng thuốc men gì, trời nay hanh khô đến người lớn mặt còn nẻ nữa là trẻ con, để khác tự khỏi. Điên không để đâu hết điên. Con quấy khóc lão có ở nhà trông thấy đâu mà xót.

    1. Khánh Linh says: Trả lời

      Ôi đấy. Nhà tớ chồng ủng hộ thì lại được mẹ chồng kêu cản. Bài ca muôn thuở ngày bé tao nuôi mấy đứa liền có phải đi khám chữa gì, cứ kệ khác khỏi, kêu là chiều con quá nó yếu người. Chán cái cảnh. Con bé con ngày mai mà vẫn không đỡ thì mặc kệ, quyết tâm cho đi khám lấy thuốc về bôi. Chứ để 4,5 hôm nay rồi chỉ thấy bệnh nặng hơn, quấy khóc, bú cũng kém mà ngủ không ngủ được, cứ thế này lại xọp đi. Mà bệnh da liễu không chủ quan được, nhỡ nặng nhiễm trùng ra đấy thì trách ai.

    2. Ng Phương Thảo says: Trả lời

      Chịu. Con mình mình thương các chị ạ. Giờ môi trường nó ô nhiễm, đồ ăn cũng nhiều chất độc hại, có sạch sẽ như ngày xưa đâu mà các bà cứ so sánh, khổ lắm.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC