Lang ben là bệnh gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị dứt điểm

Cập nhật: 28/03/2024 Theo dõi trên goole news

Bệnh lang ben là vấn đề về da thường gặp ở Việt Nam. Lang ben không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây khó chịu cho người bệnh. Vậy lang ben là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng như thế nào? Cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây

Lang ben là gì? Các dạng lang ben thường gặp

Lang ben là bệnh xảy ra khi da nhiễm vi nấm Malassezia furfur (Pityrosporum ovale). Biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng các vùng da tăng hoặc giảm sắc tố, với nhiều hình dạng khác nhau. Bệnh không gây đau, ít ngứa và các vùng da bệnh có ranh giới tương đối rõ với vùng da bình thường. 

Lang ben hay gặp ở các nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm do điều kiện thuận lợi để nấm Malassezia phát triển. Nấm Malassezia tồn tại trên bề mặt da, phát triển mạnh, gây thương tổn ở mặt, cổ, lưng,… những vùng da có hoạt động tiết bã nhờn. 

Dựa vào màu sắc các vùng da lang ben mà chia thành dạng bệnh thành 2 thể sau:

Bệnh lang ben trắng

Bệnh lang ben trắng là trình trạng da người bệnh xuất hiện đốm màu trắng hẳn so với da bình thường. Các đốm này mọc theo từng nốt đơn độc hoặc thành từng mảng lớn. Vùng da tổn thương thường bị khô, loang lổ, có vảy nhỏ giống như phấn trắng.

benh-lang-ben-1
Bệnh lang ben trắng

Lang ben trắng không gây quá nhiều khó chịu cho người bệnh. Nhưng khi ra nắng hoặc mặc quần áo quá kín, mồ hôi ra nhiều, vùng da bị bệnh sẽ bị ngứa rát, cảm giác ngứa châm chích. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng sang vùng khác trên cơ thể và tái phát thường xuyên.

Bệnh lang ben đỏ

Ban đầu người bệnh sẽ phát hiện các chấm, đốm hoặc mảng lớn có màu hồng, đỏ. Lang ben đỏ thường xuất hiện ở nửa thân trên như mặt, cổ, ngực, cạnh sườn, lưng… Bệnh ít khi xuất hiện ở chân hay đùi.

Tương tự như lang ben trắng, vùng da bị lang ben đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc đổ mồ hôi nhiều thường bị ngứa, cảm giác như bị châm chích. Mảng da bị lang ben đỏ có thể biến đổi sang màu khác như nâu, nâu đỏ dựa vào sắc tố da và mức độ phát triển của bệnh. 

Triệu chứng lang ben ở từng vị trí

Lang ben xuất hiện chủ yếu ở vùng da ở thân trên như lưng, ngực, cổ, mặt,… Một số trường hợp gặp ở chân tay thân mình. Ngoài triệu chứng chung là xuất hiện các mảng da khác màu, ngứa và khó chịu thì lang ben còn có biểu hiện ở từng vị trí da như sau: 

Lang ben ở mặt

Bệnh lang ben ở mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Lang ben ở mặt chủ yếu là lang ben trắng. Bên cạnh đó, các đốm da màu hồng, nâu cũng có thể xuất hiện nhưng không phổ biến. Hình dạng các đốm lang ben có hình tròn, hình đa cung, hình bầu dục… 

Các dát da khác màu này có xu hướng lan rộng và liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn. Bệnh không gây đau, ngứa hay biến chứng nặng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tạo tâm lý e ngại và tự ti trong giao tiếp. Nếu không điều trị kịp thời da mặt bị tổn thương, vùng lang ben lan rộng và khó chữa. 

Lang ben ở cổ

Tương tự như ở mặt, trên cổ xuất hiện đốm, mảng da khác màu hình tròn, hình bầu dục, kích thước 1-3cm, có vảy da mỏng trên bề mặt. Các đốm này thường có màu nâu, nâu đỏ, hồng có xu hướng lan rộng và liên kết lại tạo thành các mảng lớn.

Lang ben ở cổ thường gây ngứa và dễ trầy xước do gãi ngứa. Các vùng da bị tổn thương ở cổ có thể lây lan sang vùng da khác khi thời tiết nóng ẩm, chuyển động nhiều hoặc tập thể dục, mặc quần áo kín.

Lang ben ở lưng, ngực

Lưng là vị trí khó quan sát nên khi bị lang ben người bệnh khó nhận ra. Do đó bạn cần chú ý đến những dấu hiệu dưới đây để phát hiện và điều trị sớm:

Vùng da ở lưng, ngực xuất hiện những đốm vảy hình bầu dục hoặc hình tròn, khi cạy ra giống như phấn. Vùng da bị lang ben có thể thay đổi về sắc tố da, bị trắng, sắc tố sáng hơn do với vùng da bình thường.

Lang ben xảy ra ở lưng, ngực có thể gây ngứa hơn các vùng da khác do là vùng kín, dễ tiết mồ hôi. Bên cạnh đó, lang ben ở các vùng da này ít phơi nắng nên thường có màu trắng. Một số trường hợp có thể gặp các đốm màu nâu, nâu đỏ.

Dấu hiệu lang ben ở trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên da trẻ bị tấn công bởi vi nấm dễ bị lang ben. Bệnh xuất hiện ở cổ, lương, ta, mặt, ngực… và thường có biểu hiện sau:

  • Da bị khô, bong da, nổi vảy, ở vùng da bị lang ben.
  • Xuất hiện viền ngăn cách giữa vùng da bị tổn thương và da bình thường. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra lang ben ở trẻ.
  • Có thể gây ngứa hoặc hơi ngứa khiến trẻ khó chịu, thường xuyên gãi.
  • Với trẻ có nước da màu tối thì vùng da bị lang ben sẽ có màu sáng và ngược lại, bé có làn da trắng vùng da tổn thương có màu sáng.
  • Khi có thể chảy nhiều mồ hôi và tiếp xúc nhiều dưới ánh mặt trời sẽ khiến bệnh lây lan nhanh.

Điều trị lang ben không kịp thời, sai cách có thể khiến da của bé bị tổn thương do gãi nhiều hoặc lan rộng ra các vùng da khác. Do đó, cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu chủ động điều trị giúp bệnh nhanh khỏi và không biến chứng nguy hiểm.

Phân biệt lang ben với một số bệnh lý khác

Bệnh lang ben có triệu chứng giống một số bệnh ngoài da khác nên nhiều người bệnh nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn này khiến điều trị không đúng cách, bệnh không khỏi và nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các phân biệt bệnh lang ben với một số bệnh lý khác:

  • Phân biệt lang ben và bạch biến: Bệnh bạch biến gây ra các dát trắng rõ ràng hơn, không có vảy trên bề mặt, đường viền phân cách với vùng da bình thường. Các dát da giảm sắc tố thường tạo thành mảng không có đốm nhỏ như lang ben.
  • Bệnh vảy phấn hồng Gibert: Triệu chứng đặc trưng là có dát da màu hồng phấn có vảy phấn. Vùng da tổn thương xuất hiện ở mạn sườn, đùi hoặc ở mặt, thường gây ngứa.
  • Bệnh chàm khô: Bệnh gây ra các vùng da màu trắng, có vảy tập trung thành các đám có kích thước 1-2cm. Bạn thường thấy xuất hiện ở các vị trí mặt, cánh tay, cẳng tay.
  • Bệnh giang mai thời kỳ II: Xuất hiện các vùng da tổn thương màu trắng kèm theo triệu chứng sưng hạch ngoại vi nhưng không đau.
  • Viêm da đầu: Bệnh là một dạng tổn thương da mãn tính do nhiễm nấm Malassezia. Triệu chứng bệnh có vảy bị bong màu trắng hoặc nâu vàng, và ảnh hưởng chủ yếu đến vùng da mặt hoặc da đầu.

Do đó người bệnh cần đi thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng cách giúp bệnh nhanh chóng khỏi. 

Nguyên nhân gây ra bệnh lang ben

Nguyên nhân chính của bệnh do vi nấm Malassezia tấn công, ảnh hưởng đến sắc tố da và tạo ra các vùng tăng, giảm sắc số một cách bất thường. Theo bác sĩ da liễu, một số tố kích thích nấm men tăng trưởng và bệnh có thể phát triển nhanh chóng và lan rộng trên bề mặt da như: 

  • Rối loạn tuyến bã nhờn: Người bệnh bị rối loạn tuyến bã nhờn làm cho mồ hôi tiết ra nhiều tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh.
  • Thay đổi nội tiết: Nội tiết thay đổi khiến quá trình bài tiết mồ hôi tăng  và vùng da bị lang ben sẽ lây lan nhanh. Ngoài ra, nội tiết rối loạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu do nấm. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai,….
  • Vệ sinh kém: Khi vệ sinh da kém khiến dầu thừa ứ đọng ở lỗ chân lông tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh. Khi bị lang ben vệ sinh da kém dễ phát triển lây lan sang vùng da khác.
  • Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm khiến mồ hôi nhiều, nấm phát triển dễ gây bệnh lang ben. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người bệnh mắc cúm, sởi, ung thư, HIV,… hệ miễn dịch suy giảm khiến bệnh lang phát triển mạnh và lây lan nhanh hơn.

Ngoài ra, vi nấm Malassezia phụ thuộc vào lipid ở bề mặt da nên thường ảnh hưởng đến những vùng da có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh như lưng, cổ, mặt,… Những người có da dầu, sinh sống và làm việc trong môi trường nóng ẩm là đối tượng dễ mắc lang ben.

Bệnh lang ben có lây không? lây qua đường nào?

Nguyên nhân của bệnh là do vi nấm, vì vậy, nếu không điều trị kịp thời lang ben hoàn toàn có thể lây lan khắp cơ thể và dễ lây lan từ người này qua người khác. Các con đường lây lan lang ben gồm:

  • Lây từ vùng da này sang vùng da khác: Các vùng da bị lang ben có xu hướng liên kết với nhau thành mảng lớn. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, vi nấm sẽ còn lây lan sang các vùng da lân cận. Đặc biệt, khi gặp môi trường thuận lợi như đổ mồ hôi nhiều, người có hệ miễn dịch suy giảm,… tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh hơn. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị lang ben toàn bộ nửa thân trên.
  • Lây trực tiếp từ người sang người: Đây là con đường lây bệnh ngắn nhất. Khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị lang ben của người bệnh nhưng không vệ sinh, rửa tay sạch sẽ, người bình thường có nguy cơ lây nhiễm nấm lang ben.
  • Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Vi nấm Malassezia không chỉ sống trên bề mặt da của người bệnh mà chúng còn có thể tồn tại trên các đồ vật như chăn chiếu, quần áo, gối, nệm… Vì vậy, khi sử dụng chung đồ và vật dụng cá nhân với người bệnh làm tăng nguy phát tán vi nấm sang cho người khác.

Do đó người bệnh không nên chủ quan, lang ben không chỉ gây mất thẩm mỹ cá nhân mà còn trở thành nguồn gây bệnh cho người khác. Hãy thận trọng khi tiếp xúc với người thân để tránh lây nhiễm.

Bệnh lang ben có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Theo thống kê, ở Việt Nam lang ben là bệnh da liễu có tỉ lệ người mắc bệnh cao thứ 2 chỉ sau bệnh viêm da dị ứng (eczema, chàm). Lang ben không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên bệnh ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ rất nhiều. Những vùng da bị mất sắc tố tổn thương, loang lổ là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Đa số những người bị lang ben, nhất là lang ben ở mặt, ở cổ đều cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Chính vì vậy, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cuộc sống và công việc. Nhất là bang ben ở tuổi dậy thì – giai đoạn có nhiều biến đổi về tâm lý khiến các bé hoang mang, lo lắng.

Vậy bệnh lang ben có chữa được không? Theo bác sĩ da liễu, bệnh có thể hoàn toàn chữa trị nếu như được phát hiện sớm. Để lâu, lang ben lan rộng ra các vùng da khác khiến việc điều trị khó khăn hơn. Do đó, để đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm. 

Các biện pháp điều trị bệnh lang ben

Hiện có nhiều phương pháp điều trị lang ben. Dựa vào tình trạng bệnh gặp phải mà người bệnh sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị chung là tiêu diệt nấm gây bệnh trên da, làm đều màu da và ngăn tái phát trở lại. Dưới đây là 1 số cách điều trị lang ben phổ biến:

Sử dụng thuốc trị lang ben

Đây là phương pháp thông dụng nhất, người bệnh sử dụng bôi ngoài da hoặc thuốc uống điều trị bệnh nhanh khỏi. Một số loại thuốc trị nấm lang ben gồm: 

Nhóm thuốc bôi đặc trị lang ben:

Bệnh lang ben giai đoạn khởi phát, người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp ức chế vi nấm và tái tạo giúp bệnh nhanh khỏi và không lân lan sang vùng da khác. Tham khảo thuốc bôi dưới đây: 

  • Thuốc ASA: Đây là sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng điều trị lang ben và bệnh nấm ngoài da khác như nấm, hắc lào,… Thuốc tác dụng chống viêm, giảm đau giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm nhanh chóng hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ kê chỉ định thuốc dạng bôi và dạng dạng uống
  • Thuốc Nizoral: Trong thuốc có thành phần chống nấm Ketoconazol kìm hãm sự phát triển của vi nấm, giúp điều trị bệnh lang ben hiệu quả. Người bệnh bôi 1-2 lần/ ngày vùng da bị tổn thương, sử dụng 1-2 tuần giúp điều trị bệnh hiệu quả. 
  • Thuốc Kentax: Trong thành phần chứa hoạt chất kháng nấm Ketoconazole, ngăn chặn tế bào nấm sinh sôi và phát triển. Sử dụng 2 lần/ ngày, bệnh chấm dứt sau 2-4 tuần 

*Lưu ý: Khi sử dụng thuốc bôi bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương và lau khô. 

Thuốc uống trị lang ben:

Ngoài ra khi bệnh lan rộng, và tái phát nhiều lần bên cạnh thuốc bôi, người bệnh sử dụng thuốc dạng uống. Thuốc tính kháng nấm mạnh, kìm hãm sự hoạt động của vi nấm trên da, giúp bệnh nhanh khỏi. Một số thuốc được sử dụng như: Fluconazole, Itraconazole,… 

Tuy nhiên, thuốc trị lang ben đường uống gây độc cho gan, nên cần đi thăm khám. Bác sĩ tiến hành đánh giá chức năng gan và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh. Bên cạnh đó thuốc Tây chứa thành phần kháng sinh, kháng nấm khi sử dụng gây tác dụng phụ như kháng thuốc, teo da. 

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc không tự ý kéo dài và rút ngắn, và nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ mang phải xin ý kiến bác sĩ để không sử dụng thuốc tác dụng không mong muốn cho thai nhi

Cách trị lang ben tại nhà theo dân gian

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, người bệnh tham khảo cách chữa lang ben tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao. Một số mẹo trị lang ben gồm: 

Chữa lang ben bằng chuối xanh:

Trong nhựa chuối xanh thành phần kháng khuẩn ức chế nấm tự nhiên, nên được nhiều người bệnh sử dụng điều trị lang ben, nấm da, hắc lào,… Nhựa chuối giúp kiểm soát vùng da tổn thương không lây lan sang vùng da xung quanh. Cách áp dụng như sau:

  • Bạn sử dụng 1 quả chuối xanh mới được hái về, còn nhựa chuối, thái lát mỏng.
  • Sau khi làm sạch vùng da bị bệnh bạn lấy lát chuối đắp lên vùng da bị lang ben trong vòng 10 phút. 
  • Ngày nên sử dụng 2 lần và sáng và tối. 

Lưu ý: Nhựa chuối xanh có tính tẩy mạnh nên không sử dụng chuối xanh cho vùng da nhạy cảm như da mặt.

Riềng chữa lang ben

Trị lang ben bằng củ riềng là một trong những phương pháp bạn không nên bỏ qua. Trong riềng chứa các chất kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên, đồng thời giúp làm lành những vùng da bị tổn thương.

Cách áp dụng:

  • Bạn có thể giã riềng lấy nước cốt và bôi lên vùng da tổn thương sử dụng 3-4 lần/ngày. 
  • Hoặc sử dụng riềng được giã nát, đem ngâm cùng rượu đến khi rượu ngả vàng. 
  • Bôi hỗn hợp vào buổi tối lên vùng da bị lang ben và rửa sạch vào sáng hôm sau. 

Rau răm

Rau răm không chỉ sử dụng trong các món ăn mà còn tác dụng chữa lang ben. Cách áp dụng như sau:

  • Người bệnh sử dụng một nắm rau răm tươi, ngâm với muối khoảng 10 phút và rửa sạch. 
  • Rau răm được giã nát, chắt lấy nước và thoa lên vùng da bị lang ben. 
  • Ngoài ra để hiệu quả bạn có thể kết hợp với nguyên liệu khác như rau răm được giã nhuyễn trộn với rượu và sử dụng bôi lên da.

Tỏi trị lang ben

Tỏi chứa Allicin là kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của nấm, vi khuẩn, virus, giúp điều trị lang ben hiệu quả. Cách áp dụng như sau:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn, đem tỏi được giã nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 5 phút.
  • Sau đó rửa sạch bằng nước ấm, sử dụng 1 lần/ ngày mang đến hiệu quả. 

Lưu ý: Không sử dụng tỏi cho vết thương hở hoặc trầy xước. Khi sử dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài mới mang đến hiệu quả. 

Bị lang ben nên kiêng gì? ăn gì?

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh lang ben phát triển mạnh lây lan rộng là hệ miễn dịch cơ thể yếu. Do đó chế ăn uống hợp lý, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể. 

Những thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu protein: Thành phần này không chỉ loại bỏ nấm tiềm ẩn trong cơ thể còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những thực phẩm chứa nhiều protein như thịt,cá, trứng, chuối, đậu nành,…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D giúp hệ miễn dịch được nâng cao, bảo vệ da và ức chế sự phát triển của vi nấm.
  • Chất béo lành mạnh: Bổ sung chất béo, loại dầu thực vật, thực phẩm có chứa nhiều omega-3 giúp bảo vệ tim mạch.
  • Rau xanh, trái cây: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như cà rốt, chuối, dưa hấu, giúp tăng cường sức đề kháng và tốt cho sức khỏe
benh-lang-ben-13
Khi bị nấm lang beng cần có chế độ ăn hợp lý khoa học

Những thực phẩm không nên ăn:

  • Thực phẩm chứa nhiều gluten: Trứng, khoai tây,… khi tiêu thụ dễ bị viêm nhiễm, dị ứng và suy giảm hệ miễn dịch
  • Đường: Đường sẽ được hấp thu vào cơ thể và trở thành nguồn dinh dưỡng giúp nấm trên da phát triển và sinh sôi.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Bởi vitamin c làm gián đoạn quá trình tái tạo sắc tố trên da, khiến lang ben lây lan nhanh hơn. Do đó người bệnh nên hạn chế thực phẩm như cam quýt, bưởi,…
  • Thức ăn dầu mỡ: Những loại thức ăn được chiên bằng quá nhiều dầu mỡ làm cho những vết lang ben ở nặng hơn. 
  • Ngoài ra, người bị lang ben không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… tạo điều kiện nấm phát triển và lây lan nhanh 

Cách phòng tránh bệnh lang ben

Để phòng tránh không bị bệnh lang ben và bệnh tái phát bạn nên lưu ý: 

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm 2 lần/ ngày với xà phòng diệt khuẩn đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm.
  • Hạn chế thực phẩm, đồ uống gây tiết nhiều mồ hôi như cà phê, thức ăn chứa nhiều đường, gia vị cay nóng, rượu bia,…
  • Khi bị bệnh, tránh tiếp xúc với ánh nắng và không tập thể dục để hạn chế đổ mồ hôi
  • Không tiếp xúc lên da hoặc dùng vật dụng cá nhân của người bị bệnh. Sau khi tiếp xúc nên vệ sinh rửa tay sạch sẽ. 
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. 
  • Khi bị bệnh nên đi khám để điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. 

Bài viết trên cung cấp thông tin đầy đủ về bệnh lang ben, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với người bệnh trong quá trình điều trị lang ben. Lang ben cần phát hiện và điều trị sớm để không lây lan sang vùng da khác. Vì vậy, bạn hãy chữa trị ngay nếu thấy da có biểu hiện bất thường.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC