Có rất nhiều cách trị vảy nến dân gian từ những nguyên liệu khác nhau như giấm táo, lá trầu không, chanh, tỏi…Thường xuyên áp dụng những cách này có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh vảy nến ngay tại nhà mà không hề tốn kém chi phí hay gây nhiều tác dụng như khi dùng thuốc tây. Dưới đây là 14 cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian bạn có thể áp dụng ngay.

13 cách trị vảy nến bằng phương pháp dân gian hiệu quả

Bệnh vảy nến là một dạng viêm da cơ địa có liên quan mật thiết tới cơ địa và vấn đề miễn dịch của cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ tăng sinh các tế bào da với tốc độ nhanh, hình thành các mảng vảy màu bạc, xếp chồng nhiều lớp trên nền da màu đỏ. Người bệnh có triệu chứng ngứa ngáy, khô da, bong tróc, sần sùi, xấu xí. Bệnh thường xuất hiện ở ncác vùng da thường xuyên bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay,…

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để chữa dứt điểm vảy nến. Hầu hết các phương pháp đều chỉ tập trung cải thiện triệu chứng, kiểm soát ngừa bệnh lan rộng và tái phát. Việc điều trị vảy nến cũng thường kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Trong các phương pháp hiện nay, các bài cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu dân gian được nhiều người sử dụng.

Hình ảnh bệnh vảy nến ở chân
Hình ảnh bệnh vảy nến ở chân

Dưới đây là 12 bài thuốc dân gian trị vảy nến được sử dụng rộng rãi và thường xuyên:

1. Cách trị vảy nến dân gian bằng bài thuốc từ lá trầu không

Lá trầu không là một trong những nguyên liệu chữa bệnh vảy nến tại nhà được sử dụng phổ biến hàng đầu. Nhờ chứa nhiều tinh dầu và một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên, lá trầu thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da với công dụng tán hàn, khu phong, chống viêm và sát khuẩn. Một số cách chữa thường dùng gồm:

  • Cách 1: Sử dụng lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu, muối hột. Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun sôi cùng 2 lít nước sạch, đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy nước để nguội hoặc pha thêm nước lạnh, dùng để tắm/ ngâm rửa vùng da cần điều trị. Phần bã còn lại đem giã nát, chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến.
  • Cách 2: Sử dụng lá trầu không, rau răm và muối hạt trị vảy nến da đầu. Rửa sạch lá trầu, rau răm, đun cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút, sau đó thêm một chút muối hột vào và khuấy đều. Gạn nước, để nguội bớt và dùng nước gội đầu. Thực hiện 3 lần/ tuần.
  • Cách 3: Đắp trực tiếp lá trầu không lên da. Giã nát lá trầu không đã rửa sạch cùng với muối. Chắt lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị vảy nến mỗi tuần 3 lần để cải thiện triệu chứng.

2. Điều trị vảy nến tại nhà bằng bài thuốc từ lô hội (nha đam)

Thành phần chính của lô hội là nước và các dưỡng chất có tác dụng giữ ẩm, phục hồi da.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 – 2 bẹ lô hội tươi (ước lượng theo diện tích vùng da bị vảy nến)
  • Gọt bỏ phần vỏ lá, lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn. Thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị, massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 20 phút, rửa sạch da bằng nước sạch và lau khô.
  • Thực hiện 3 – 4 lần/tuần.

3. Mẹo trị vảy nến với củ nghệ vàng

Hợp chất Curcumin trong nghệ vàng đã được chứng minh và ứng dụng trong y khoa với công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Sử dụng nghệ vàng tại chỗ có thể giúp cải thiện các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm khuẩn da hiệu quả. Đặc biệt, nghệ còn giúp tăng độ đàn hồi để da nhanh lành, không để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi
  • Cạo sạch vỏ nghệ rồi giã nát.
  • Cho vào đun sôi cùng 2 thìa nước trong khoảng 10 phút.
  • Để nguội và lọc lấy nước cốt nghệ.
  • Dùng bông gòn thấm nước cốt nghệ thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị vảy nến mỗi ngày 3 lần.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tận dụng curcun trong nghệ bằng cách tăng cường sử dụng loại gia vị này trong bữa ăn hoặc sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất curcumin.

4. Cách trị vảy nến dân gian bằng bài thuốc từ lá khế

Trong Đông y, lá khế có vị chua, tính bình, hơi chát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu viêm. Sử dụng lá khế thường xuyên và đúng cách trong điều trị bệnh vảy nến có thể làm giảm tình trạng bong tróc, ngừa nhiễm khuẩn và thúc đẩy làm lành da nhanh chóng. 3 cách sử dụng lá khế chữa vảy nến như sau:

  • Tắm nước lá khế: Chuẩn bị trầu không, lá ổi, lá lược vàng mỗi thứ một nắm, rửa sạch và đun sôi cùng 2 lít nước. Lấy nước này pha cùng 1 ít nước sạch đến nhiệt độ thích hợp để tắm. Tận dụng bã lá để chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến.
  • Uống nước lá khế: Chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch, giã nát và ép lấy nước. Cho nước này vào ấm đun sôi khoảng 15 phút, để ẩm và uống. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần.
  • Đắp lá khế: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên cùng da bị vảy nến đã được vệ sinh sạch sẽ trong khoảng 15 phút. Thực hiện 2 lần/ngày vào sáng và tối.

5. Bài thuốc trị bệnh vảy nến tại nhà bằng lá lốt

Các tài liệu đông y cho rằng, sử dụng lá lốt thường xuyên có thể giúp làn da bị á sừng nhanh chóng hết bong tróc, ngứa ngáy và phòng ngừa viêm nhiễm. Có 2 cách sử dụng lá lốt như sau:

  • Cách 1: Rửa sạch 10 nhánh lá lốt tươi (cả lá và cành). Đun sôi với khoảng 2 lít nước trong 15 – 20 phút. Để nguội bớt rồi dùng nước này để tắm hằng ngày.
  • Cách 2: Nếu không có thời gian chuẩn bị lá lốt tươi, bạn có thể sử dụng lá lốt khô với cách làm tương tự như trên để chữa bệnh vảy nến tại nhà.

6. Cách trị vảy nến dân gian bằng cây lược vàng

Trong cây lược vàng có chứa rất nhiều hoạt chất quý như vitamin B2, PP, flavonoid , Sulfolipid hay Triacyglyceride… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rõ rệt. Sử dụng cây lược vàng thường xuyên có thể giúp người bệnh vảy nến nhanh chóng giảm ngứa, giảm bong tróc và ngừa nhiễm khuẩn rất tốt.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 3 – 5 lá lược vàng tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Cắt nhỏ lá lược vàng rồi bỏ vào cối giã nát chung với ¼ thìa muối ăn.
  • Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị vảy nến
  • Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch với nước và lau khô.

7. Bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến từ muối

Không phải loại muối nào cũng mang lại công dụng chữa bệnh vảy nến. Loại muối được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân vảy nến là muối Epsom.

Muối Epsom là một loại muối vô cơ tự nhiên,  là sự kết hợp của hai khoáng chất tự nhiên là magie và sulfat. Loại muối này được sử dụng trong điều trị nhờ hoạt tính chống viêm, giảm ngứa, sát trùng, làm sạch và cân bằng độ ẩm tự nhiên trên da.

Nên sử dụng muối Epsom để chữa vảy nến
Nên sử dụng muối Epsom để chữa vảy nến

Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 thìa cà phê muối pha vào chậu nước tắm. Sau đó ngâm mình trong nước khoảng 10 – 15 phút là được. Trong quá trình tắm, có thể lấy một ít muối để mát xa nhẹ nhàng vùng da vảy nến.

8. Dùng dầu dừa chữa vảy nến tại nhà

Dầu dừa có chứa nhiều axit béo như axit oleic, axit panmitic, axit linoleic, axit lauric… Những thành phần này vừa có khả năng giảm đau, kháng khuẩn, vừa loại bỏ và làm sạch tế bào chết, kiểm soát việc hình thành lớp sừng da, ngăn chặn bệnh lan rộng hoặc tiến triển nặng hơn.

Có rất nhiều cách để sử dụng dầu dừa chữa bệnh vảy nến bạn có thể tham khảo như:

  • Dùng dầu dừa nguyên chất: Đặt một chén dầu dừa vào tô nước ấm. Làm sạch vùng da cần điều trị sau đó dùng dầu thoa trực tiếp lên vùng da đó. Mat xa nhẹ nhàng trong khoảng tối thiểu 10 phút, tối đa là 1 tiếng. Rửa lại với nước và lau khô da.
  • Kết hợp dầu dừa và dầu cây trà: Trộn dầu dừa và dầu cây trà theo tỉ lệ 3:1, sau đó mang đi hấp cách thủy. Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến đã được làm sạch. Sau khoảng 30 phút tiến hành rửa lại và lau khô.
  • Kết hợp dầu dừa và lô hội: Trộn dầu dừa và phần thịt lô hội đã nghiền nát với tỉ lệ 2:3. Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da vảy nến sạch. Sau khoảng 30 phút thì rửa sạch.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm các cách trị vảy nến dân gian từ dầu dừa kết hợp với một số loại nguyên liệu khác như giấm táo, tinh bột nghệ, mật ong…

9. Cách chữa vảy nến bằng hành hoa

Trong hành hoa chứa tới 86% là nước. Bên cạnh đó còn có rất nhiều protein, chất béo, chất xơ, một lượng đáng kể canxi, photpho, kali, sắt… Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho da, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, sát trùng và phục hồi da rất tốt.

Một vài cách trị vảy nến dân gian từ hành hoa:

  • Ăn hành hoa chữa vảy nến: Đem hành hoa cắt bỏ gốc, rửa sạch, thái đoạn, chần sơ vào nước sôi. Ăn liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần.
  • Dùng hành hoa ngâm rửa chữa vảy nến: Hành hoa cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái đoạn dài. Sau đó thả vào nồi nước đang sôi, tắt bếp và đậy kín vung. Chờ nước nguội bớt thì ngâm vùng da bị vảy nến vào. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần 30 phút.

10. Cách trị vảy nến dân gian bằng bài thuốc từ cây vòi voi

Để tận dụng công dụng sát trùng, kháng viêm từ cây vòi voi, bạn có thể thực hiện một trong hai cách sau:

  • Ngâm cây vòi voi với rượu: Bạn cần chuẩn bị một nắm cây vòi voi rửa sạch rồi cho vào bình ngâm. Đổ ngập rượu và ngâm trong khoảng 10 ngày là được. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ nhàng ngày 1 lần lên vùng da bị vảy nến.
  • Đắp lá vòi voi: Bạn cần rửa sạch một nắm cây vòi voi rồi cho vào cối giã cùng 1 chút muối hột. Lấy hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị vảy nến trong khoảng 30 -45 phút rồi rửa sạch là được.

11. Chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian từ bài thuốc với cây muồng trâu

Để thực hiện bài thuốc này, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá và ngọn cây muồng trâu, 20 ngọn rau răm, 10 lá trầu không, rửa sạch.
  • Cho vào ấm đun sôi cùng 2 lít nước. Khi nước sôi, thêm một ít muối hạt vào, khuấy đều.
  • Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị vảy nến mỗi tuần 2 – 3 lần.

12. Cách trị vảy nến bằng cách tắm nắng

Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tắm nắng có thể mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho bệnh nhân bị vảy nến. Tuy nhiên, để tránh tia cực tím gây hại ngược cho cơ thể, khi tắm nắng, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tắm nắng trước 7h sáng với mùa hè và trước 8h sáng với những mùa còn lại. Có thể tắm vào buổi chiều bắt đầu từ 16 giờ trở đi.
  • Tránh tắm nắng trong khung giờ có cường độ tia cực tím cao ( từ 10 đến 16 giờ)
  • Trẻ bị vảy nến có thể tắm 15 -20 phút mỗi ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành nên tắm khoảng 20 – 25 phút.
  • Khi tắm nên để vùng da bị vảy nến tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Sử dụng cách trị vảy nến dân gian có khỏi bệnh không?

Như đã nói, bệnh vảy nến là một tình trạng da liễu liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và miễn dịch. Các phương pháp hiện nay, bao gồm cả cách trị vảy nến dân gian đều chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và ngừa bệnh lan rộng hoặc tái phát.

Theo Ths.Bs Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, các cách chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian có ưu điểm khá an toàn, ít gây tác dụng phụ lên sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh của chúng không cao. Nói cách khác, những cách chữa dân gian này chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, phù hợp với những trường hợp bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Vớ những trường hợp bệnh nặng hơn, Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, bác sĩ Lê Phương cũng khuyến cáo người bệnh, trong quá trình chữa bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tranhs tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất, kim loại, dị nguyên…. Ngoài ra, người bệnh cũng cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước và tránh xa các thực phẩm kích thích, dễ gây dị ứng…

Những cách trị vảy nến dân gian trên đây được người bệnh khá ưa chuộng vì tính an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Người bệnh cần phải áp dụng trong thời gian dài thì mới có thể nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Nếu trong quá trình sử dụng, có xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc bệnh tình không tiến triển, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.


Câu hỏi thường gặp
  • Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
  • Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
  • Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
  • Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
  • Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
  • Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
  • Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả