Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Căn bệnh này được điều trị như thế nào là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi vảy nến xuất hiện khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc vảy, chảy máu. Đồng thời gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn da và hình thành nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh vảy nến là một dạng viêm da mãn tính. Bệnh hình thành khiến các tế bào da bị rối loạn và phát triển một cách nhanh chóng. Ở trạng thái bình thường, sau khi chết đi, những tế bào da cũ sẽ bong ra ngoài. Sau đó chúng được thay thế bằng các tế bào da mới.
Tuy nhiên đối với người bị vảy nến, quá trình tế bào cũ và thay thế bởi các tế bào mới diễn ra nhanh lên gấp 10 lần. Điều này hình thành là do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến những tế bào da mới và những tế bào da cũ không kịp thay đổi. Lâu ngày chúng tích tụ lại ở một chỗ khiến da dày cộm, đỏ, có vảy trắng hoặc vảy màu bạc.
Chính vì những điều trên, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy trên vùng da bệnh hình thành các mảng đỏ, dày cộm, có vảy, bong tróc trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Đôi khi vùng da bệnh sẽ có dấu hiệu nứt nẻ, chảy máu và gây đau đớn.
Theo kết quả nghiên cứu, bệnh vảy nến là một bệnh lý có khả năng tái phát theo chu kỳ. Triệu chứng của bệnh có thể bùng phát dữ dội rồi liền da. Sau đó các triệu chứng của vảy nến lại tiếp tục bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Điều này khiến cho người bệnh lầm tưởng rằng bệnh vảy nến có thể tự khỏi mà không cần phải áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Thế nhưng trên thực tế, bệnh vảy nến không thể tự khỏi. Ngoài ra quá trình điều trị bệnh cũng vô cùng khó khăn. Những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến có thể phát đi phát lại một cách tự nhiên trong nhiều năm.
Thỉnh thoảng các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát một cách dữ dội với mức độ nghiêm trọng mặc dù bệnh nhân thường xuyên áp dụng biện pháp chăm sóc da, điều trị và phòng ngừa tái phát.
Tuy nhiên người bệnh vẫn nên áp dụng các phương pháp điều trị, chăm sóc da và phòng ngừa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu quá trình chữa bệnh không diễn ra, người bệnh không thể cải thiện được triệu chứng. Hơn thế bệnh còn tái phát nhiều lần và làm tăng nguy cơ hình thành biến chứng.
Một số biến chứng người bệnh có thể mắc phải khi các phương pháp điều trị bệnh không được áp dụng:
- Ảnh hưởng đến mắt: Bệnh nhân bị vảy nến có nguy cơ cao mắc phải một số rối loạn ở mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc… Ảnh hưởng đến mắt là biến chứng xảy ra phổ biến khi người bệnh không có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.
- Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp vảy nến có thể xuất hiện khi bệnh vảy nến của bạn không được điều trị kịp thời. Biến chứng này khi xảy ra có thể tác động và làm tổn thương đến các khớp xương. Từ đó khiến người bệnh mắc chứng viêm đau khớp hoặc một số khớp sẽ bị mất chức năng.
- Bệnh tiểu đường loại 2: Theo kết quả thống kê, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở những bệnh nhân bị vảy nến cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Tỉ lệ mắc phải biến chứng này phụ thuộc vào mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn: Bệnh vảy nến và những triệu chứng điển hình của bệnh có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. Cụ thể như bệnh Crohn, bệnh Celiac, bệnh xơ cứng động mạch…
- Huyết áp cao: Bệnh vảy nến khi không được áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao. Lâu ngày hệ tim mạch sẽ bị ảnh hưởng và hình thành thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể như nhịp tim không đều, các bệnh tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vỡ động mạch và đột quỵ.
- Rối loạn cảm xúc: Những triệu chứng của bệnh vảy nến khi xuất hiện trên da có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm xúc, khiến người bệnh căng thẳng, trầm cảm, thường xuyên lo lắng. Bên cạnh đó tình trạng rối loạn cảm xúc sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân chịu áp lực, căng thẳng từ sự kỳ thị của những người xung quanh. Điều này khiến bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thường có chất lượng cuộc sống suy giảm.
Hướng điều trị bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến không thể tự khỏi. Tuy nhiên cho đến hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý. Hướng điều trị bệnh vảy nến được thực hiện với mục đích kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và những rủi ro không mong muốn.
Bệnh nhân bị vảy nến cần áp dụng các phương pháp chữa bệnh thích hợp. Trong trường hợp bệnh nhân mắc sai lầm trong quá trình điều trị bệnh, bệnh vảy nến của bạn sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu và hình thành biến chứng.
Những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến gồm:
- Điều trị tại chỗ: Để điều trị tại chỗ, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng chất ức chế Calcineurin, thuốc Corticosteroid dạng kem thoa ngoài da, kem hoặc thuốc mỡ dưỡng ẩm, Axit Salicylic. Những loại thuốc được áp dụng trong phương pháp điều trị tại chỗ chỉ phù hợp với các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Việc đưa chất ức chế Calcineurin, thuốc Corticosteroid… vào quá trình chữa bệnh sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm, giảm ngứa và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Quang trị liệu: Bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân áp dụng liệu pháp quang trị liệu để kiểm soát triệu chứng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng tia cực tím để tác động giúp làm chậm quá trình tái tạo tế bào da. Đồng thời giúp hạn chế những tổn thương trên bề mặt da và kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng trước quyết định đưa liệu pháp quang trị liệu vào quá trình chữa bệnh. Bởi liệu pháp này có khả năng thúc đẩy quá trình lão hóa da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Điều trị toàn thân: Phương pháp điều trị toàn thân thường được áp dụng cho những trường hợp vảy nến nghiêm trọng, triệu chứng của bệnh phát triển toàn thân và các phương pháp chữa bệnh khác không đạt hiệu quả như mong đợi. Để kiểm soát triệu chứng của bệnh vảy nến, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chữa thuốc tiêm hoặc thuốc uống.
Bài viết là thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề “Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Hướng điều trị bệnh lý”. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích cho người bệnh. Từ đó giúp bạn tìm ra hướng giải quyết thích hợp khi mắc bệnh vảy nến.
- Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
- Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
- Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
- Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
- Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
- Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
- Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
- Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!