Cách trị mề đay bằng lá trầu khá đơn giản nên được nhiều người áp dụng để khắc phục bệnh ngay tại nhà. Nhờ chứa nhiều hoạt chất quý như tanin, vitamin B và các chất chống oxy hóa, nguyên liệu này hoạt động tích cực trong việc kháng viêm, tiêu sưng, giảm nổi mẩn ngứa, tăng cường khả năng miễn dịch cho da.

Chữa mề đay bằng lá trầu có hiệu quả không?

Từ lâu, tác dụng trị mề đay của lá trầu đã được Y học cổ truyền công nhận. Các tài liệu Đông y ghi nhận, thảo dược này là dược liệu có tính ấm, giúp tiêu thũng, giảm ngứa, khu phong, loại bỏ các yếu tố ẩm thấp, độc tố cùng các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.

cách trị mề đay bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất quý, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm nổi mẩn ngứa khi bị mề đay

Một số nghiên cứu hiện đại về lá trầu không cũng đã được tiến hành và cho thấy, trong lá chứa nhiều hoạt chất quý có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp đang bị nổi mề đay. Bao gồm: 

  • Chavicol và Beta-phenol: Đây là những hợp chất phenol tự nhiên có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp xoa dịu cơn ngứa, giảm hiện tượng sưng viêm nổi mẩn đỏ trên da, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra ở vùng da bị tổn thương do gãi nhiều.
  • Eugenol: Chất này có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau và chống oxy hóa. Khi được hấp thụ, chất này sẽ phát huy tác dụng làm dịu da bị kích ứng, giảm hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy cùng các cảm giác khó chịu do mề đay gây ra.
  • Polyphenol: Đây là một nhóm các hợp chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống viêm và bảo vệ các tế bào da khỏi những tổn thương do dị ứng gây ra. Ngoài ra, Polyphenol còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cải thiện tình trạng dị ứng.
  • Tanin: Đặc tính se khít và kháng viêm của Tanin sẽ giúp giúp làm giảm sưng và ngứa do mề đay, đồng thời làm săn chắc da, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát khi da tổn thương.
  • Vitamin nhóm B: Tăng cường quá trình tái tạo da, làm nhanh lành các vết thương, dưỡng ẩm, giảm kích ứng da, điều hòa miễn dịch.

Nhìn chung, các hoạt chất trong lá trầu đều có những tác dụng nhất định đối với quá trình đẩy lùi bệnh mề đay dựa trên đặc tính sinh học tự nhiên. Tuy nhiên, chúng có tác dụng khá chậm, phụ thuộc cơ địa và cần thời gian dài sử dụng để phát huy được hiệu quả. 

Đối với các trường hợp bị mề đay nặng, việc sử dụng lá trầu tại nhà không được khuyến khích áp dụng bởi nguy cơ gặp biến chứng cao do không kiểm soát bệnh kịp thời. Tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Không tự ý lạm dụng lá trầu không bừa bãi khiến bệnh trở nặng hơn.

MÁCH BẠN: 7 Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới vừa hay lại lành tính

6 Cách trị mề đay bằng lá trầu đơn giản

Có nhiều cách dùng lá trầu không chữa mề đay đơn giản đang được áp dụng trong dân gian, phổ biến nhất là dùng lá nấu nước tắm. Dưới đây là một số phương pháp dễ làm, đang được đánh giá cao về hiệu quả:

1. Tắm nước lá trầu không chữa mề đay

Tắm bằng nước lá trầu có tác dụng giảm ngứa, làm dịu các nốt mẩn đỏ do mề đay gây ra. Đồng thời, tinh chất từ lá còn giúp thúc đẩy quá trình phục hồi da, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

xông hơi lá trầu trị mề đay
Tắm nước lá trầu không chỉ giúp làm sạch da mà còn hỗ trợ giảm thiểu đáng kể các triệu chứng khó chịu do bệnh mề đay gây ra

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị: 10 lá trầu không bánh tẻ (lá trầu già vừa), 2 lít nước và một ít muối hạt.
  • Rửa sạch lá trầu, vò nhẹ cho nát rồi cho vào nồi đun sôi với nước
  • Sau khi nước sôi, thêm muối hạt vào tiếp tục nấu trong khoảng 5 phút cho muối tan hoàn toàn.
  • Để nguội bớt rồi dùng nước này tắm hoặc lau lên vùng da bị mề đay.

Tần suất áp dụng: Thực hiện mỗi ngày 1 lần để giảm nhanh các triệu chứng bệnh, đặc biệt là khi bị nổi mề đay toàn thân.

2. Uống trà lá trầu không trị mề đay

Đây cũng là một cách trị mề đay bằng lá trầu đang được nhiều bệnh nhân tin dùng. Trong quá trình hãm trà, các hoạt chất quý trong lá sẽ giải phóng hết vào trong nước,  giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và ức chế dị ứng từ bên trong, qua đó giảm nhanh các triệu chứng mề đay.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị: 3 lá trầu tươi.
  • Rửa sạch lá trầu, vò nát rồi cho vào cốc.
  • Đổ nước sôi vào và hãm trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Dùng nước hãm từ lá trầu để uống thay trà.

Tần suất sử dụng: Ngày dùng từ 2 – 3 tách trà để nhanh chóng đẩy lùi bệnh mề đay từ bên trong.

LƯU NGAY: 7 cách trị mề đay bằng muối cực hay từ dân gian

3. Đánh bay mề đay với bài thuốc đắp từ lá trầu và muối

Cả lá trầu không và muối đều có tác dụng sát trùng mạnh. Hai nguyên liệu này được kết hợp với nhau làm thuốc đắp trực tiếp lên bề mặt tổn thương, mang đến hiệu quả giảm viêm, làm dịu nhanh cơn ngứa cùng tình trạng kích ứng, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn cùng các tác nhân có hại, bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.

cách chữa nổi mề đay bằng lá trầu không và muối
Bài thuốc đắp từ lá trầu và muối mang đến tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh, làm dịu nhanh cơn ngứa cùng các triệu chứng khó chịu ngoài da

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị: 5 – 10 lá trầu (tùy theo diện tích da bị ảnh hưởng) và vài hạt muối.
  • Rửa sạch lá trầu, giã nát cùng với muối.
  • Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng da bị mề đay, giữ trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: Mỗi ngày đắp lá trầu 2 – 3 lần. Áp dụng liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4. Công thức trị mề đay từ lá trầu và gừng

Cách trị mề đay bằng lá trầu và gừng mang đến hiệu quả tích cực nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của cả hai nguyên liệu. Bên cạnh đó, gừng còn giúp làm tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, tiêu viêm, làm dịu cảm giác khó chịu và đẩy nhanh tốc độ tái tạo da.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, 1 nhánh gừng tươi và 2 lít nước.
  • Rửa sạch lá trầu và gừng. Sau đó thái nhỏ gừng.
  • Đun sôi 2 nguyên liệu trên với nước trong khoảng 10 phút.
  • Dùng nước này để tắm hoặc rửa vùng da bị mề đay khi còn hơi âm ấm.

Tần suất áp dụng: Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các dấu hiệu bệnh mề đay thuyên giảm.

BỎ TÚI: Giảm ngứa nhanh với 11 cách trị mề đay bằng gừng đơn giản

5. Xông hơi trị nổi mề đay bằng lá trầu không

Xông hơi bằng lá trầu không là một giải pháp hữu hiệu để làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ độc tố và tăng cường tuần hoàn máu dưới da. Điều này có thể giúp làm dịu các triệu chứng mề đay, giảm ngứa và giúp da hồi phục nhanh hơn.

xông hơi trị nổi mề đay bằng lá trầu
Sử dụng nước lá trầu để xông hơi có tác dụng thải độc, làm sạch lỗ chân lông và cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu tươi và 2 lít nước.
  • Rửa sạch lá trầu, vò nát và cho vào nồi nước đun sôi trong 5 phút.
  • Đổ nước ra chậu, trùm kín chăn để xông hơi toàn thân hoặc xông hơi vùng da bị mề đay trong 10 – 15 phút.

Tần suất áp dụng: Các trường hợp bị mề đay mãn tính có thể tiến hành xông hơi đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần.

Lưu ý:

  • Không xông hơi khi cơ thể đang có vết thương hở hoặc khi da quá nhạy cảm.
  • Sau khi xông, cần lau khô người và tránh tiếp xúc với gió lạnh ngay lập tức.
  • Tránh xông hơi quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước.
  • Các trường hợp đang bị sốt, tăng huyết áp hoặc mới ăn no không nên xông hơi.
  • Uống nhiều nước sau khi xông để bù lại nước chất lỏng đã mất thông qua quá trình bài tiết mồ hôi.

6. Kết hợp lá trầu và trà xanh chữa mề đay

Lá trầu và trà xanh đều có tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Khi kết hợp với nhau, chúng giúp làm dịu da, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn và giảm nhanh các dấu hiệu của mề đay.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị: 10 lá trầu, một nắm nhỏ lá trà xanh, 2 lít nước.
  • Rửa sạch 2 loại lá, vò nhẹ.
  • Cho lá trầu và trà xanh vào nồi, đun sôi với 2 lít nước.
  • Dùng nước này để tắm hoặc rửa vùng da bị mề đay.

Tần suất áp dụng: Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng khó chịu chấm dứt hẳn.

Lưu ý khi dùng lá trầu không trị mề đay

Lá trầu không được biết đến với công dụng kháng viêm, giảm ngứa tốt khi sử dụng để điều trị mề đay tại nhà. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc dân gian này, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Chọn lá sạch: Sử dụng lá trầu không tươi, không bị héo úa hay nhiễm hóa chất để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho da.
  • Rửa kỹ trước khi dùng: Rửa sạch lá với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, giảm thiểu rủi ro bị nhiễm trùng da sau khi dùng lá.
  • Không chà xát mạnh lên da: Khi tắm hoặc đắp lá trầu không, bạn chỉ nên thực hiện thao tác một cách nhẹ nhàng. Tránh chà xát mạnh khiến da bị tổn thương.
  • Kiểm tra dị ứng: Trước khi sử dụng, bạn hãy thử thoa một ít nước lá trầu không lên vùng da nhỏ để kiểm tra xem da có phản ứng dị ứng hay không. Sau khi chắc chắn không xuất hiện triệu chứng bất thường thì hãy dùng tắm, uống hoặc đắp lá trên diện rộng.
  • Không lạm dụng: Sử dụng lá trầu trị mề đay theo đúng liều lượng và tần suất hướng dẫn. Tránh dùng quá thường xuyên gây khô da, kích ứng hoặc gặp các tác dụng phụ khác.
  • Tránh vùng da hở hoặc có vết thương: Không dùng lá trầu không đắp lên vùng da bị trầy xước hoặc có vết thương hở.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tình trạng mề đay không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị bằng các phương pháp y khoa, cho hiệu quả điều trị tốt hơn.

Cách trị mề đay bằng lá trầu có thể đem đến những lợi ích nhất định cho người bị nhẹ. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho phương pháp điều trị chính thống do bác sĩ chỉ định. Trong quá trình áp dụng, cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, giữ làn da luôn sạch sẽ và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng để bệnh nhanh khỏi.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay là tình trạng da phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người tìm đến các loại dầu bôi để làm dịu triệu chứng, nhưng không phải loại dầu nào cũng phù hợp. Vậy, liệu nổi mề đay có nên bôi dầu không? Nổi mề đay có nên bôi...
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nổi mề đay có được ăn trứng không? Bạn cần biết - Nổi mề đay có ăn trứng được không? Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng dị ứng của da, gây...
Nổi mề đay ăn thịt bò được không là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi bị tình trạng dị ứng da này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến mức độ nặng nhẹ của mề đay và thịt bò là thực phẩm gây lo ngại vì có thể kích thích phản ứng dị ứng. Giải đáp -...
Thịt gà là một loại thực phẩm quen thuộc, giàu protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị mề đay thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vậy, nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp - Nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Nổi mề...
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả