Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.
Bệnh nổi mề đay có lây không?
Các nghiên cứu từ Y học hiện đại đã chỉ ra, bệnh nổi mề đay không có khả năng lây lan. Bản chất của bệnh là một phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân kích thích bên trong và bên ngoài môi trường, do đó không thể truyền nhiễm từ đối tượng bị bệnh sang người khỏe mạnh. Những yếu tố như dị ứng hoặc thay đổi cơ thể chỉ ảnh hưởng đến cơ địa cá nhân.
Các yếu tố có thể gây kích thích, dị ứng và dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa trên da bao gồm:
- Một số loại thực phẩm
- Phấn hoa
- Thuốc
- Bụi bẩn
- Mỹ phẩm
- Nọc độc côn trùng
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột
- Ánh sáng mặt trời
- Căng thẳng
- Thay đổi nội tiết
- Nhiễm trùng…
Mặc dù bệnh mề đay không lây nhưng bạn cũng nên thận trọng theo dõi sức khỏe và tiến hành thăm khám, điều trị ngay nếu các triệu chứng có khuynh hướng ngày càng nghiêm trọng. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như phù Quincke, sưng mặt, lưỡi, họng, khó thở, nôn ói, giảm huyết áp, thậm chí là tử vong.
XEM THÊM: Triệu chứng nổi mề đay ban đêm và cách điều trị hiệu quả
Điều trị nổi mề đay như thế nào cho nhanh khỏi?
Để điều trị nổi mề đay hiệu quả, điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp. Bao gồm:
+ Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn:
Thuốc kháng histamin là lựa chọn hàng đầu trong điều trị mề đay. Các loại thuốc này giúp giảm ngứa, cải thiện các triệu chứng khác do mề đay cấp và mãn tính gây ra.
Trong những trường hợp nổi mề đay nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm hoặc corticosteroid để giảm viêm và giảm triệu chứng nhanh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng corticosteroid cần thận trọng vì có thể gây ra tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài.
+ Tránh các yếu tố gây kích ứng:
Xác định và tránh các yếu tố gây dị ứng là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình điều trị cũng như phòng ngừa chứng nổi mề đay tái phát. Các tác nhân gây bệnh khá đa dạng, từ thực phẩm cho đến thuốc men, hóa mỹ phẩm hay nhiệt độ.
Để xác định được yếu tố gây dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm công thức máu hoặc thử nghiệm lẩy da. Bệnh nhân cần tránh xa các tác nhân gây kích thích nếu không muốn các triệu chứng nổi mề đay bùng phát nghiêm trọng hơn.
+ Giảm nổi mề đay mẩn ngứa bằng các mẹo tự nhiên:
- Chườm lạnh: Sử dụng khăn lạnh hoặc chườm túi đá lên vùng da bị mề đay có thể giúp giảm sưng và ngứa da.
- Dưỡng ẩm: Bệnh nhân có thể thoa kem dưỡng ẩm chứa thành phần lành tính để làm dịu kích ứng trên da và ngăn chặn tình trạng khô ngứa.
BỎ TÚI: 10 cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản và lành tính
+ Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
Bệnh nhân bị nổi mề đay cần tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, sữa, đậu phộng hoặc thực phẩm chế biến sẵn… Chú ý uống nhiều nước và bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Tắm rửa hàng ngày với nước mát để làn da luôn sạch sẽ và bớt ngứa ngáy.
- Mặc trang phục thoáng mát.
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc đổ nhiều mồ hôi.
- Tránh căng thẳng
- Tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng hoạt động của hệ miễn dịch, giúp tổn thương trên da nhanh hồi phục.
- Giải tỏa cơn ngứa bằng các biện pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc bác sĩ kê đơn. Hạn chế chạm tay hoặc cào gãi gây tổn thương, nhiễm trùng da.
Trong một số trường hợp, mề đay có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được xử lý cấp cứu. Do vậy, nếu triệu chứng bệnh kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp y tế kịp thời.
THAM KHẢO THÊM: Nguyên Nhân và Các Phương Pháp Chữa Nổi Mề Đay Mãn Tính Hiệu Quả Nhất
Giải pháp phòng ngừa bệnh nổi mề đay hiệu quả
Bệnh nổi mề đay tuy không lây lan nhưng lại rất dễ tái phát. Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, việc duy trì lối sống lành mạnh là điều cần thiết. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân:
- Không ăn các thực phẩm từng khiến bản thân bị dị ứng.
- Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần lành tính và phù hợp với làn da.
- Tránh căng thẳng vì stress có thể tố kích hoạt mề đay phát triển.
- Thực hiện các bài tập như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng để duy trì tâm trạng thoải mái, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
- Tránh mặc quần áo quá chật
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm kết hợp uống nhiều nước để giữ cho da luôn mềm mịn.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ bằng cách vệ sinh, lau chùi nhà cửa và giặt chăn gối thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
Nhận thức đúng đắn về vấn đề bệnh nổi mề đay có lây không sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa bệnh cho bản thân và gia đình. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nên người bệnh vẫn có thể chung sống và sinh hoạt bình thường với người khác. Đối với các trường hợp đang bị nổi mề đay, việc theo dõi thường xuyên với bác sĩ cũng rất cần thiết để kiểm soát các triệu chứng khó chịu và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
- Cây Đơn Lá Đỏ Chữa Mề Đay – Những Bài Thuốc Hay Và Hiệu Quả Nhất
- Trẻ Bị Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị