Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh mề đay. Do vậy, bệnh nhân cần nắm rõ bị nổi mề đay kiêng gì và nên ăn những gì để xây dựng được chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị nổi mề đay

Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp hỗ trợ giảm nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa phản ứng dị ứng mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, song song với quá trình điều trị bằng các biện pháp y tế, người bệnh cũng được khuyến cáo nên xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng phù hợp để bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi.

nổi mề đay kiêng gì
Nắm rõ những thứ cần kiêng cữ trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày chính là chìa khóa quan trọng, giúp bạn điều trị bệnh nổi mề đay hiệu quả hơn

Dưới đây là các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị nổi mề đay: 

  • Tránh dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Loại bỏ ngay các thức ăn từng khiến bạn bị dị ứng hoặc nổi mề đay sau khi ăn.
  • Tăng cường các thực phẩm có đặc tính kháng viêm, các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể để duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể.
  • Bảo đảm chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng với đủ các nhóm chất thiết yếu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và tăng sức đề kháng cho da.

Sau khi đã nắm rõ các nguyên tắc trên, người bệnh cũng nên tìm hiểu thêm bị mề đay nên ăn gì và cần kiêng những gì để xây dựng được thực đơn hoàn chỉnh, góp phần kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.

Lưu ngay: 7 cách trị mề đay bằng muối cực hay từ dân gian

Người bị nổi mề đay kiêng gì trong ăn uống?

Các thực phẩm người bệnh không nên ăn khi bị nổi mề đay bao gồm:

1. Kiêng thức ăn cay nóng

Người bị nổi mề đay nên kiêng thức ăn cay nóng, chứa nhiều tiêu, ớt, riềng hay gia vị cay khác. Những thực phẩm này có thể kích thích cơ thể sản xuất histamine, một chất gây ra phản ứng dị ứng và làm triệu bệnh trở nên trầm trọng hơn. Việc tích tụ quá nhiều histamine là nguyên nhân dẫn đến viêm đỏ, phù nề da và làm tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Ngoài ra, thức ăn cay nóng còn gây kích thích niêm mạc da, khiến vùng da bị tổn thương có cảm giác nóng rát và lâu hồi phục. Sở thích ăn đồ cay nóng còn khiến bạn bị loạn tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng xấu đến việc hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng có lợi cho da.

2. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Bệnh nhân bị nổi mề đay nên thận trọng khi dùng nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là đậu phộng, hải sản, sữa bò hay thịt bò… Mặc dù chúng bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng lại chứa nhiều protein lạ, dễ gây kích thích và khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức làm tăng nồng độ histamin trong cơ thể.

Tốt nhất, người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm này nếu không muốn tình trạng nổi mề đay diễn biến phức tạp hơn hoặc lan rộng ra toàn thân.

3. Bị nổi mề đay kiêng ăn gì? – Thức ăn nhiều dầu mỡ

Nếu đang bị nổi mề đay, bạn cũng nên kiêng ăn các món nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh rán, gà rán, thịt chiên, rau xào hay thức ăn nhanh. Lý do bởi:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, làm tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Dầu mỡ, đặc biệt là loại dầu không tốt cho sức khỏe, có thể làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể với các yếu tố kích thích, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.
bị nổi mề đay kiêng ăn gì
Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nặng phản ứng dị ứng nên không được khuyến cáo sử dụng cho người bị bệnh mề đay

4. Đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn

Nếu đang thắc mắc “nổi mề đay kiêng gì” thì bạn nên thận trọng với đồ hộp và các thực phẩm chế biến sẵn. Những chất phụ gia, hóa chất bảo quản, phẩm màu, natri, đường hay các loại gia vị được sử dụng không chỉ có hại cho cơ thể mà còn gây phản ứng dị ứng, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay ở một số người.

5. Bị mề đay không nên ăn thực phẩm giàu đạm

Các thực phẩm giàu đạm cũng không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân bị mề đay. Chất này được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ, tôm, cua, cá biển, trứng hay các sản phẩm sữa. 

Tiêu thụ một lượng lớn chất đạm có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, làm tăng phản ứng viêm hoặc thậm chí là gây rối loạn chuyển hóa, từ đó ảnh hưởng không tốt đến chức năng thải độc của gan, thận. Tất cả những yếu tố này đều có thể khiến triệu chứng nổi mề đay bùng phát mạnh hơn.

6. Hạn chế ăn đồ mặn, thực phẩm chứa nhiều muối

Muối có thể làm giữ nước trong cơ thể, làm tăng hiện tượng sưng viêm, phù nề mao mạch dưới da. Ngoài ra, lượng muối cao còn kích thích phản ứng viêm, làm tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, suy giảm chức năng thận và khiến vùng da bị tổn thương có cảm giác nóng rát, khó chịu.

Để làn da nhanh phục hồi, người bệnh nên dùng các món ăn nhạt, ít muối. Tránh ăn đồ kho quá mặn, thịt cá muối, các loại mắm hay thực phẩm muối chua.

7. Bệnh mề đay không nên ăn gì? – Tránh ăn nhiều đồ ngọt

Khi ăn nhiều đồ ngọt hoặc uống nước ngọt thường xuyên, đường huyết sẽ tăng cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu qua vùng tổn thương, đồng thời kích hoạt phản ứng viêm bùng phát dữ dội hơn. Đây chính là lý do người bị nổi mề đay được khuyên nên kiêng ăn đồ ngọt.

Bệnh mề đay không nên ăn gì?
Người bị bệnh mề đay không nên ăn nhiều đồ ngọt hoặc uống nước ngọt thường xuyên

8. Kiêng đồ uống có cồn và caffein

Trong danh sách những thứ cần kiêng khi bị nổi mề đay còn có các thức uống chứa cồn (bia, rượu,…) và caffein (cà phê, trà đặc,…). Những đồ uống này có tác dụng lợi tiểu, gây mất nước, đồng thời kích thích hệ thần kinh, làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Chuyên gia giải đáp: Nổi mề đay có kiêng tắm không? Có cần tránh nước?

Bị mề đay nên ăn gì?

Bên cạnh việc cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm cần kiêng ra khỏi thực đơn, người bị nổi mề đay có thể sử dụng các thức ăn lành mạnh dưới đây để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi thương tổn cho da:

1. Thực phẩm giàu omega 3

Thực phẩm giàu omega-3 có thể giúp cải thiện tình trạng viêm và làm giảm triệu chứng mề đay, đồng thời tăng cường chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.

Các thực phẩm chứa nhiều omega-3 bao gồm:

  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Hạt chia
  • Hạt lanh
  • Quả óc chó
  • Dầu cá

2. Bị nổi mề đay nên ăn hạt hướng dương

Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E và các hợp chất chống oxy hóa khác. Chúng tham gia vào quá trình chống viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ các mô khỏe mạnh và giảm thiểu tổn thương do bệnh mề đay gây ra.

Mỗi ngày, người bệnh có thể ăn tối đa 28 – 30g hạt hướng dương đã bóc vỏ. Tránh ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân, mất cân bằng dinh dưỡng, khiến răng bị xỉn màu hoặc làm tăng cholesterol xấu trong máu.

3. Thực phẩm chứa chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên

Nhắc đến vấn đề “bị mề đay nên ăn gì?” thì chúng ra cần kể đến nhóm thực phẩm bổ sung nguồn chất kháng sinh và chất chống viêm tự nhiên cho cơ thể. Chẳng hạn như hành, tỏi, nghệ, lá hẹ, lá tía tô hay kinh giới…

Những thực phẩm này đặc biệt hữu ích trong việc giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giảm mức độ nhạy cảm của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích. Dân gian thậm chí còn sử dụng các loại gia vị trên để trị nổi mề đay tại nhà.

bị mề đay nên ăn gì
Tỏi, nghệ là những loại gia vị có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên, giúp giảm hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng da

4. Trái cây có múi và các thực phẩm giàu vitamin C

Cam, quýt, chanh, bưởi và các thực phẩm giàu vitamin C khác đều rất cần thiết cho chế độ ăn của người bị nổi mề đay. Chúng giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C chính là một cách đơn giản để bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay hiệu quả hơn.

5. Trà xanh

Giàu chất chống oxy hóa, trà xanh đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân đang tìm kiếm một loại thức uống có khả năng chống viêm, làm giảm nồng độ histamin trong cơ thể và cải thiện triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa một cách tự nhiên.

Người bệnh có thể dùng 2 – 3 tách trà mỗi ngày. Tránh uống quá nhiều, đặc biệt là vào buổi tối.

6. Rau củ giàu chất xơ

Chất xơ tham gia vào quá trình tiêu hóa và giúp hỗ trợ đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể, qua đó cải thiện tình trạng nổi mề đay. Ngoài các thực phẩm chứa nhiều histamin (như rau bina, bắp cải, cà chua hay cà tím,…), người bệnh có thể thêm các loại rau củ khác vào thực đơn để bổ sung chất xơ có lợi cho cơ thể.

7. Thực phẩm bổ sung nhiều vitamin A, B

Vitamin A được tìm thấy nhiều trong khoai lang, cà rốt, gan hay bí đỏ,… Nhóm thực phẩm này có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào da khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, giảm viêm và kích ứng da, cải thiện chức năng miễn dịch.

bệnh mề đay cần kiêng những gì
Các thực phẩm giàu vitamin A, B là những gợi ý tốt cho thực đơn của người bị nổi mề đay mẩn ngứa

Trong khi đó, các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là B2 (riboflavin), B3 (niacin) và B6 (pyridoxine) cũng giúp củng cố hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe da, giảm viêm, và hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương trên da. Bệnh nhân có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt hay rau cải xoăn…

Tìm hiểu thêmNguyên Nhân Nổi Mề Đay Sau Sinh Và Giải Pháp Điều Trị An Toàn

Bệnh mề đay cần kiêng những gì và nên làm gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Ngoài việc tìm hiểu kỹ, bệnh mề đay không nên ăn gì, người bệnh cũng cần tuân thủ một số vấn đề kiêng kỵ trong sinh hoạt hàng ngày nếu muốn nhanh chóng điều trị khỏi bệnh. 

– Những vấn đề cần tránh:

  • Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc gió lạnh.
  • Kiêng tắm bằng nước quá nóng hoặc kỳ cọ mạnh khi tắm.
  • Tránh gãi ngứa hoặc chạm tay vào da thường xuyên gây nhiễm trùng.
  • Không bôi bất kỳ loại mỹ phẩm nào lên vùng da tổn thương, ngoại trừ loại kem dưỡng ẩm được bác sĩ khuyến cáo sử dụng.
  • Kiêng tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa hay các chất gây dị ứng khác, chẳng hạn như phấn hoa, lông chó mò, bụi bẩn…
  • Không mặc quần áo bó sát khiến lỗ chân lông bị bít kín, đổ nhiều mồ hôi, làm tăng nặng cơn ngứa và gây nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Tránh căng thẳng thần kinh.
  • Không sử dụng thuốc tân dược bừa bãi bởi một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay.

– Việc nên làm:

  • Giữ da luôn sạch sẽ, khô ráo
  • Tắm bằng nước ấm mỗi ngày 1 lần.
  • Ngủ đủ giấc
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để cải thiện hệ miễn dịch và tăng tuần hoàn máu dưới da.
  • Cắt móng tay sạch sẽ và thường xuyên rửa với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa tổn thương, nhiễm trùng da khi vô tình chạm tay vào vùng bệnh.
  • Dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ

Để dập tắt các triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng, việc hiểu rõ “nổi mề đay kiêng gì và nên ăn gì” là rất quan trọng. Bệnh nhân cần tránh những yếu tố kích thích và lựa chọn các thực phẩm có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh và duy trì được hiệu quả lâu dài, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

BẠN CẦN BIẾT

Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay là tình trạng da phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người tìm đến các loại dầu bôi để làm dịu triệu chứng, nhưng không phải loại dầu nào cũng phù hợp. Vậy, liệu nổi mề đay có nên bôi dầu không? Nổi mề đay có nên bôi...
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nổi mề đay có được ăn trứng không? Bạn cần biết - Nổi mề đay có ăn trứng được không? Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng dị ứng của da, gây...
Nổi mề đay ăn thịt bò được không là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi bị tình trạng dị ứng da này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến mức độ nặng nhẹ của mề đay và thịt bò là thực phẩm gây lo ngại vì có thể kích thích phản ứng dị ứng. Giải đáp -...
Thịt gà là một loại thực phẩm quen thuộc, giàu protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị mề đay thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vậy, nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp - Nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Nổi mề...
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả