Cây mã đề – Công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 16/04/2024

Cây mã đề hay còn có tên gọi là cây bông mã đề, là loại cây quen thuộc ở nhiều khu vực. Trong Đông y, đây là loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây, chuyên trang xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin về công dụng, đặc điểm, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. 

Tổng quan về cây mã đề

Cây mã đề là loại cây mọc tự nhiên và khá thân thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên cây mã đề thuộc họ gì và chúng có những đặc điểm như thế nào thì không phải ai cũng có thể nắm rõ được.

Hình ảnh quen thuộc của cây mã đề trong tự nhiên
Hình ảnh quen thuộc của cây mã đề trong tự nhiên

Dưới đây là một số thông tin về cây mã đề:

  • Tên dược liệu: Cây mã đề
  • Tên gọi khác: Cây bông mã đề, xạ tiền thảo, rau mã đề, bông lá đề… 
  • Tên gọi theo khoa học: Plantago Major L
  • Dược liệu thuộc họ: Plantaginaceae

Tìm hiểu về đặc điểm của cây mã đề

Dù là một loại dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi nhưng dược liệu mã đề mang những đặc điểm nổi bật sau đây, giúp mọi người dễ dàng phân biệt được chúng với những loại thảo dược mọc hoang khác:

  • Dược liệu thuộc loài cây cỏ, thấp nhưng có tuổi thọ kéo dài khoảng vài năm, sinh sống thành từng bụi. 
  • Từ gốc, lá cây mã đề mọc lên thành từng cụm, có những cây có tới 20 đến 30 lá một gốc. Phiến lá rộng khoảng 6 đến 10 cm, trông giống hình thìa hoặc nang trứng, có nhiều gân chạy dọc theo sống lá.
  • Hoa dược liệu có đặc điểm mọc nối nhau, tạo thành cán dài khoảng 20-25 cm và dựng thẳng đứng. 
  • Quả mã đề thuộc loại quả nang, có chứa 8-12 hạt bên trong, mỗi hạt có màu nâu sạm và kích thước chỉ khoảng vài mm, trông giống hạt cây vừng. 

Tìm hiểu cây mã đề mọc ở đâu và phân bổ như thế nào?

Cây mã đề tươi thích ứng với đất đai, khí hậu ở nhiều địa phương trên đất nước ta. Có thể dễ dàng tìm kiếm loại thảo dược này ở ven đường, góc vườn, bụi rậm…. Tuy nhiên, Đà Lạt, Lào Cai là khu vực có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của mã đề. 

Cây mã đề mọc ở nhiều địa phương trên nước ta
Cây mã đề mọc ở nhiều địa phương trên nước ta

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người tiêu dùng, đã có một số vùng quy hoạch để trồng cây mã đề như: Thành Trì (Hà Nội), Tuy Hòa (Phú Yên), Nghĩa Trai (Hưng Yên)… Theo các chuyên gia, loại đất thích hợp để trồng dược liệu là đất tơi xốp và không bị ô nhiễm. Cần phải phơi ải đất và bón vôi khử trùng trước khi trồng. 

Có mấy loại cây mã đề?

Dựa theo đặc điểm sinh trưởng và mục đích sử dụng, người ta chia loại thảo dược này thành 2 loại là cây mã đề khô và cây mã đề nước. Hai loại này có những đặc điểm như sau:

  • Cây mã đề khô: Thường sống ở những vùng đất cao, khô và có khả năng chịu hạn tốt. Vậy, cây mã đề chữa bệnh gì cho sức khỏe con người? Tác dụng của cây mã đề khô giúp điều trị một số chứng bệnh: nhiệt miệng, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi…
  • Cây mã đề nước: Còn được gọi là cây vợi hay hẹ nước, là loại cây thủy sinh và sinh sống ở ao hồ nên có gốc, rễ ngập trong bùn. Loại cây này có đặc điểm là thân rất ngắn, gần như không có thân. Lá nước mềm, hình bầu dục và mọc thành từng cụm ở gốc. Hoa mã đề nước mọc trên cuống dài, có nhiều màu sắc như trắng, trắng đục hoặc tím nhạt. Thông thường, cây mọc thành từng bụi ở ao, kênh rạch, suối hay những ruộng trũng có nước quanh năm. Dược liệu này có thể được dùng làm thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày, có công dụng tốt trong việc điều trị một số bệnh: giảm mỡ máu, hạ huyết áp, béo phì, tăng huyết áp….

Thu hoạch và bào chế thảo dược

Điều đặc biệt từ loại dược liệu này là hầu hết các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm thuốc. Vậy thu hoạch và cách dùng cây mã đề như thế nào?

  • Lá cây: Là bộ phận được khai thác nhiều nhất, vậy lá cây mã đề có tác dụng gì với sức khỏe người dùng? Ăn sống lá mã đề hoặc chế biến thành các món ăn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hạt: Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm tốt nhất để thu hoạch hạt là tháng 7, tháng 8 hàng năm. Đây là lúc hạt đã già và có nhiều dinh dưỡng. Người ta mang cả bông về phơi khô rồi đập để lấy hạt, sau đó bảo quản kỹ trong hộp kín. Hạt mã đề sau khi được bào chế được gọi là xa tiền tử. 
  • Thân: Khi thu hoạch thân cần phải bỏ hết rễ cây mã đề và các cây cỏ dại khác, rửa sạch, phơi khô rồi bảo quản trong túi bóng kín, tránh nơi ẩm mốc để đảm bảo được dược tính của thảo dược. 
  • Rễ cây: Bộ phận này thường được tách riêng, phơi khô, kết hợp với một số dược liệu khác để điều trị bệnh lý. 

Cây mã đề tác dụng gì với sức khỏe người dùng?

Cây mã đề có công dụng gì và cây mã đề trị bệnh gì là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về dược liệu này. Tác dụng của dược liệu mã đề đã được kiểm chứng trong cả Đông y và các nghiên cứu khoa học hiện đại, chúng mang những công dụng sau đây:

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo Đông y, dược liệu mã đề có tính hàn, vị ngọt và được quy vào hai kinh Can, Thận. Với những tính vị đó, cây mã đề tác dụng điều trị những chứng bệnh như nóng trong, tiêu thũng, lợi tiểu, kháng viêm và giải độc. Đây là vị thuốc quen thuộc, xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y. 

Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong dược liệu mã đề có chứa rất nhiều dược tính tốt cho sức khỏe con người:

  • Thân mã đề chứa aucubin – một loại glucozit rất tốt cho sức khỏe con người, có tác dụng tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Thêm vào đó, thân cây chứa allantoin và apigenin – dưỡng chất có khả năng kháng viêm hiệu quả.
  • Lá cây có chứa beta carotene, vitamin K và C, axit oleanolic và canxi. Với những dưỡng chất đó, sử dụng bộ phận này của cây giúp ngăn ngừa viêm gan, bảo vệ bộ phận gan, giúp xương chắc khỏe và đẩy lùi ung thư, đồng thời đóng góp nhiều vai trò quan trọng khác trong cơ thể con người. 
  • Hạt mã đề có hàm lượng axit plantenolic, choline dồi dào, rất tốt cho thận và hệ bài tiết.
  • Rễ cây mã đề có tác dụng gì với sức khỏe con người? Nhiều chuyên gia cho rằng, rễ cây có công dụng chữa ho và hạ sốt hiệu quả. 

Với những dược tính đó, cây mã đề có tác dụng gì? 

Tác dụng của cây thuốc được kiểm chứng trong khoa học hiện đại
Tác dụng của cây thuốc được kiểm chứng trong khoa học hiện đại

Dưới đây là một số kết luận về tác dụng chữa bệnh của loại dược liệu này:

  • Có hiệu quả trong việc chữa bí tiểu, tiểu khó, bệnh sỏi thận hiệu quả.
  • Giúp chữa những triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như đau họng, ho, trừ đờm.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, nám.
  • Mát gan, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và tăng cường chức năng gan.
  • Hỗ trợ trong quá trình điều trị về thị lực.
  • Hỗ trợ đắc lực trong quá trình làm giảm và ngăn ngừa những triệu chứng về ung thư. 
  • Trị độc do rắn hay côn trùng cắn.

Các bài thuốc từ cây mã đề giúp điều trị bệnh

Với những công dụng tuyệt vời của dược liệu mã đề, không có gì ngạc nhiên khi mã đề là vị thuốc không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây mã đề được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả khá tốt.

Bài thuốc cây mã đề chữa viêm bàng quang

Các dưỡng chất có trong dược liệu hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị viêm bàng quang, làm giảm những triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh lý này. Với cách sử dụng cây mã đề chữa bàng quang, có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.

Bài thuốc chữa viêm bàng quang từ cây mã đề
Bài thuốc chữa viêm bàng quang từ cây mã đề

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300gr cây mã đề khô

Các bước thực hiện:

  • Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng rồi để ráo nước.
  • Đun cùng 1 lít nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp. 
  • Sử dụng phần thuốc đó 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả của dược liệu. 

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr mã đề, 12gr phục linh, 12gr hoàng liên, 12gr hoàng bá, 12gr rễ cỏ tranh, 8gr bán hạ chế, 8gr hoạt trạch, 8gr trư kinh, 8gr mộc thông.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch, sơ chế các thảo dược đã chuẩn bị.
  • Sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thành 2-3 lần uống và sử dụng trong ngày. Cây mã đề nấu nước uống cùng các dược liệu khác có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang. 

Sử dụng cây mã đề trị mụn, vết côn trùng cắn

Với bài thuốc trị mụn nhọt, vết côn trùng cắn, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi rồi thực hiện theo những bước sau đây:

  • Rửa thật sạch lá mã đề tươi, giã dập dược liệu.
  • Vệ sinh vị trí bị mụn nhọt và những vùng xung quanh.
  • Đắp lá mã đề giã dập lên vết mụn rồi sử dụng một miếng vải nhỏ băng bó lại. Giữ trong khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng rồi có thể tháo băng. 

Điều trị phù thũng

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 30gr mã đề
  • 20gr phục linh bì
  • 20gr vỏ bí xanh
  • 15gr đại phúc bì

Các bước thực hiện:

  • Làm sạch tất cả những nguyên liệu trên trước khi sắc thuốc.
  • Đun cùng với 1 lít nước, đun cạn chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia thành nhiều lần uống và sử dụng trong ngày để đảm bảo được hiệu quả sử dụng. Cần phải sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất. 

Hỗ trợ đắc lực trong điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • 30gr mã đề
  • 30gr ngư tinh thảo
  • 30gr kim tiền thảo

Các bước thực hiện:

  • Đun tất cả các dược liệu cùng với 700ml nước. Đun sôi rồi để thật nhỏ lửa, đun cho tới khi các dưỡng chất của dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 2 lần và sử dụng ngay trong ngày. 

Sử dụng cây mã đề trị nám

Với bài thuốc này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi hoặc 15gr – 20gr dược liệu khô và thực hiện theo các bước sau đây:

  • Rửa sạch dược liệu trước khi sắc thuốc rồi để ráo nước.
  • Đun cùng 400ml nước và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút rồi tắt bếp.
  • Bỏ bã và chắt thuốc, sử dụng luôn trong ngày. 

Sử dụng cây mã đề chữa rắn cắn

Bài thuốc này bắt buộc phải sử dụng ngọn mã đề tươi. Người bị rắn cắn phải nhai kỹ ngọn mã đề và nuốt lấy phần nước. Phần bã còn lại phải đắp lên vết thương bị rắn cắn.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sơ cứu cơ bản trong tình thế cấp bách. Để có thể chữa được rắn cắn, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới những cơ sở ý tế gần nhất để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.

Trị ho, tiêu đờm hiệu quả 

Với dược liệu mã đề, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc dưới đây.

Thảo dược có tác dụng trị ho, tiêu đờm hiệu quả
Thảo dược có tác dụng trị ho, tiêu đờm hiệu quả

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm mã đề tươi hoặc đã bào chế khô.

Các bước thực hiện:

  • Sắc dược liệu cùng với khoảng 600ml nước, đun khoảng 20-25 phút thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã và chắt lấy nước, sử dụng ngay trong ngày và không để thuốc qua đêm. 

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr thân mã đề khô, 2gr cam thảo, 2gr cát cánh.

Các bước thực hiện:

  • Làm sạch các dược liệu rồi đun với 600ml nước.
  • Đun sôi và để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 20 phút thì tắt bếp và sử dụng.
  • Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng cho tới khi tình trạng ho giảm hẳn. 

Những lưu ý khi sử dụng thảo dược mã đề

Cách sử dụng mã đề ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả mà dược liệu này mang lại. Dù là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe những người dùng vẫn phải lưu ý những vấn đề sau đây khi áp dụng những bài thuốc từ cây mã đề

  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú phải lưu ý khi sử dụng. Cần phải làm theo đúng chỉ dẫn của người có chuyên môn về liều lượng dùng.
  • Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 3 tuổi sử dụng những bài thuốc từ mã đề.
  • Không được phép tự ý kết hợp mã đề với thuốc Tây hay những dược liệu khác khi chưa có chỉ định của các chuyên gia.
  • Phải tìm hiểu về những món ăn, thực phẩm kiêng kỵ với mã đề trước khi dùng.
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong quá trình điều trị bằng dược liệu mã đề, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả mà thảo dược này mang lại. 

Trên đây là những đặc điểm, công dụng, cách dùng và những bài thuốc từ cây mã đề – dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Những thông tin chuyên trang chia sẻ trên đây, hy vọng đó là những kiến thức bổ ích cho quý bạn đọc. 

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC