Bên cạnh sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống theo chỉ định từ bác sĩ thì người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian. Phương pháp này có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh đồng thời giảm nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị và ngăn ngừa những biến chứng.

chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Với tình trạng tổn thương da do bệnh tổ đỉa còn nhẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để khắc phục

Ưu nhược điểm của phương pháp chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là chàm tổ đỉa, là một bệnh viêm da mãn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh lý này phát triển dai dẳng và rất dễ tái phát, cho đến nay vẫn chưa có phương án điều trị dứt điểm.

Ngoài việc điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh luôn được khuyến cáo là nên thực hiện việc chăm sóc tại nhà thật tốt. Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ điều trị bằng cách áp dụng các mẹo dân gian.

Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian tận dụng những thảo được tự nhiên có sẵn với các tính chất chung như khả năng sát trùng, chống viêm và giảm ngứa. Từ đó ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm lan rộng và phục vụ tối ưu cho quá trình khắc phục bệnh.

Tuy nhiên, bạn cần nắm được ưu và nhược điểm của cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian để cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi áp dụng giải pháp điều trị này.

Về mặt ưu điểm:

  • Nguyên liệu đa phần là các loại thảo dược tự nhiên dễ tìm, lành tính và tương đối an toàn với sức khỏe.
  • Cách thực hiện đơn giản, không tốn thời gian, phù hợp với nhiều đối tượng.
  • Áp dụng đúng cách có thể tác động tốt đến triệu chứng của bệnh và làm giảm nguy cơ lạm dụng các loại thuốc bôi.

Về mặt nhược điểm:

  • Chỉ có tác dụng hỗ trợ và hiệu quả của các giải pháp dân gian thường rất chậm. Chính điều này luôn đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì khi áp dụng.
  • Tác dụng của các bài thuộc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ bệnh. Điều này lý giải tại sao nhiều trường hợp áp dụng nhưng không thấy bệnh cải thiện.
  • Không thể áp dụng trong các trường hợp bênh tổ đỉa bội nhiễm.

Cho đến nay, cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian vẫn còn được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, cần chú ý kết hợp với việc sử dụng thuốc cũng như chăm sóc khoa học để có được quá trình điều trị tốt nhất.

Tổng hợp 7 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian phổ biến nhất

Nếu tổn thương da và những triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra còn ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo chữa dân gian sau đây:

1. Lá trầu không chữa bệnh chàm tổ đỉa

Trầu không là một vị thuốc nam quen thuộc với vị cay nồng và tính ấm có tác dụng chống ngứa, giảm đau, tán hàn rất tốt. Một số nghiên cứu dược lý hiện đại còn ghi nhận rằng, tinh dầu có trong lá trầu không còn có tác dụng kháng sinh mạnh. Ức chế được hoạt động của trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và song cầu khuẩn.

mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa
Dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa là mẹo dân gian được sử dụng phổ biến

Sử dụng lá trầu không sẽ giúp hỗ trợ giảm ngứa, chống viêm, ngăn ngừa bội nhiễm ở bệnh tổ đỉa. Thường xuyên áp dụng bài thuốc từ lá trầu không sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục cũng như hạn chế mức độ tổn thương trên da.

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch với nước muối loãng rồi vò sơ cho hơi nát.
  • Sau đó cho vào nồi nước và tiến hành đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Để nước lá trầu ra thau rồi thêm vào 1 thìa muối biển khuấy tan.
  • Chờ đến khi nước vừa ấm rồi dùng để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương.

2. Chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi

Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để khắc phục các vấn đề da liễu thường gặp, trong đó có bệnh tổ đỉa. Hàm lượng allicine dồi dào có trong tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với công dụng tuyệt vời.

Tỏi có thể ức chế được hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Cùng với đó là tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và làm giảm tình trạng sưng đỏ trên da. Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc dùng tỏi ngâm rượu chữa bệnh tổ đỉa chỉ được áp dụng khi các mụn nước chữa vỡ ra. Rượu tỏi có chứa acid và cồn nên có thể sẽ khiến cho vùng da tổn thương đau rát.

Có thể thực hiện theo cách sau:

  • Chuẩn bị 2 củ tỏi tươi đem bóc sạch vỏ rồi cho vào trong hũ thủy tinh.
  • Đổ ngập rượu trắng vào hũ tỏi và ngâm trong 7 – 10 ngày là có thể đem ra sử dụng.
  • Mỗi lần dùng lấy 1 ít rượu tỏi thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Để nguyên trong khoảng 10 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.

3. Cách dùng muối biển chữa chàm tổ đỉa

Bệnh chàm tổ đỉa không chỉ khiến da tổn thương mà còn gây ra tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Dùng muối biển chính là mẹo dân gian quen thuộc giúp khắc phục triệu chứng ngứa ngáy mà bệnh gây ra.

Muối biển còn có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Từ đó, không chỉ giúp giảm ngứa mà còn hỗ trợ kiểm soát tình trạng sưng viêm cũng như ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm phát sinh trên da.

trị tổ đỉa tại nhà
Có thể dùng muối biển để làm giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng tổ đỉa

Có thể sử dụng muối biển để chườm nóng sẽ đem lại kết quả rất tốt. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, nhiệt độ nóng từ túi chườm muối biến có thể khiến cho các dây thần kinh cảm giác bị đánh lạc hướng và sẽ không còn khả năng nhận biết được tín hiệu ngứa từ tổn thương da.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 3 thìa muối hạt đem rang nóng.
  • Chờ cho muối nguội bớt rồi đem cho vào trong túi vải.
  • Chườm trực tiếp lên vị trí da tổn thương để hỗ trợ làm giảm ngứa.
  • Với cách này có thể áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày để nhận được kết quả tốt.

Ngoài việc dùng muối biển để chườm nóng thì người bệnh còn có thể áp dụng cách ngâm tay chân với nước muối. Phương án này sẽ giúp làm sạch vùng da bị tổn thương, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra.

4. Lá đào chữa bệnh tổ đỉa như thế nào?

Lá đào là một loại dược liệu được các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận là có vị đắng, tính bình với các tác dụng đặc trưng như thanh nhiệt, khử phong thấp và sát khuẩn. Từ lâu loại nguyên liệu này đã được sử dụng để khắc phục các tổn thương ngoài da do mày đay, rôm sảy hay bệnh tổ đỉa.

Nhờ khả năng chống dị ứng, giảm viêm và kháng khuẩn mà lá đào có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng mà bênh chàm tổ đỉa gây ra. Đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm và kích thích quá trình chữa lành tổn thương trên da.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đem rửa sạch với nước muối loãng.
  • Vò lá đào hơi nát rồi cho vào ấm đun sôi.
  • Đổ ra thau rồi pha thêm với 1 ít nước sạch cho ấm.
  • Dùng nước lá đào để ngâm và rửa vùng da cần điều trị mỗi ngày.

5. Kiểm soát bệnh chàm tổ đỉa với gừng tươi

Khi bị bệnh tổ đỉa, bạn cũng có thể tận dụng gừng tươi để giúp làm giảm ngứa và chống viêm ngay tại vùng da tổn thương. Theo ghi nhận của các tài liệu y học cổ truyền thì gừng tươi có vị cay, tính ấm với các tác dụng nổi bật như giải độc, tán phong hàn, kháng khuẩn và giảm viêm.

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cũng cho biết, dịch ngâm từ gừng tươi có thể ức chế hoạt động của một số loại vi nấm hay vi khuẩn có hại. Hơn thế nữa, các hoạt chất Gingerol và Zingerone trong gừng còn có khả năng ức chế quá trình sản sinh prostaglandin (thành phần trung gian ở trong các phản ứng viêm). Chính vì thế mà dùng gùng có thể giúp làm giảm viêm đỏ cũng như ngứa ngáy ở các vùng da bị tổ đỉa.

cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Gừng tươi có nhiều hoạt chất với tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh mẽ

Bạn có thể áp dụng theo cách sau đây:

  • Chuẩn bị 2 củ gừng tươi đem cạo vỏ, rửa sạch và thái thành lát.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho gừng vào và để thêm 2 phút nữa.
  • Cho nước gừng ra thau rồi thêm vào 1 ít nước lạnh cho ấm.
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa tay chân nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh tổ đỉa.

6. Lá lốt trị bệnh chàm tổ đỉa

Từ lâu, y học cổ truyền đã xem lá lốt là một loại dược liệu chữa bệnh. Nó có vị cay tính ấm với nhiều tác dụng quý như ôn trùng, chỉ thống, trừ hàn. Kinh nghiệm dân gian cho thấy dùng lá lốt có thể làm giảm một số tình trạng viêm ngứa trên da như nổi mề đay, viêm da cơ địa, vẩy nến hay bệnh chàm tổ đỉa.

Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã ghi nhận trong lá lốt có chứa hàm lượng lớn tinh dầu với tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm. Sử dụng lá lốt đúng cách có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay sưng viêm mà bệnh tổ đỉa gây ra.

Thực hiện theo cách đơn giản dưới đây:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi rồi đem ngâm rửa với nước muối loãng.
  • Tiếp đến vò lá lốt rồi đem cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong 5 phút.
  • Pha thêm với 1 ít nước lạnh cho ấm rồi dùng để ngâm rửa vùng da cần điều trị.

Ngoài cách này thì bạn cũng có thể dùng lá lốt tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Với giải pháp này thì dược tính của lá lốt có thể dược tận dụng một cách tối ưu, từ đó giúp tổn thương da chóng lành hơn.

7. Chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng rau răm

Theo Đông y thì rau răm có vị cay và tính ấm với nhiều tác dụng tuyệt vời như trừ thấp, tiêu thực, chống viêm, ôn ấm tỳ vị. Nhờ có khả năng kháng viêm tốt mà từ lâu đời, rau răm đã được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, tổ đỉa là một trong số đó.

Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã tìm thấy nhiều loại tinh dầu có trong rau răm như Dodecanal, Decanal, α-humulene, β-caryophyllene, Decanol… Các loại tinh dầu này đều có công dụng tốt trong việc làm dịu da. Đồng thời có khả năng ức chế các phản ứng viêm, cũng như cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

chữa chàm tổ đỉa tại nhà
Dùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa là mẹo dân gian đến nay vẫn còn được sử dụng phổ biến

Có thể áp dụng theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau răm đem rửa thật sạch với nước muối loãng.
  • Giã nát nguyên liệu này ròi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Để nguyên trong khoảng 20 – 30 phút rồi dùng nước rửa sạch.
  • Mỗi ngày có thể áp dụng từ 1 – 2 lần tùy thuộc vào mức độ bệnh

Lưu ý khi dùng mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo phương pháp dân gian được đánh giá là lành tính, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận rằng, một số người bệnh vẫn gặp phải các vấn đề ngoại ý khi dùng. Có thể là tình trạng dị ứng, mẫn cảm hay nhiễm trùng, và thường là do thực hiện không đúng cách.

Khi áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian, bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Phương pháp dân gian chủ yếu là tận dụng các loại thảo dược tự nhiên nên thường có tác dụng chậm. Chính vì thế mà người bệnh cần chú ý thực hiện đều đặn và kiên trì để có thể cảm nhận rõ hơn hiệu quả.
  • Chỉ áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa theo các giải pháp dân gian trong trường hợp vùng da tổn thương chưa xuất hiện bội nhiễm. Khi đã có bội nhiễm thì nhất thiết phải thăm khám để dùng kháng sinh và thuốc theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong suốt thời gian điều trị cần phải giữ vệ sinh da, đồng thời giữ cho vùng da tổn thương được thông thoáng để hạn chế nguy cơ ngứa ngáy dữ dội hay viêm nhiễm lan rộng.
  • Tổ đỉa chính là một bệnh lý mãn tính rất dễ tái phát. Vì thế nên kết hợp việc dùng mẹo dân gian với sử dụng thuốc, quang trị liệu cũng như chăm sóc và dự phòng ngay tại nhà.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay ăn các loại thực phẩm cay nóng, có chứa quá nhiều dầu mỡ. Cùng với đó nên tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất và các loại dung dịch tẩy rửa.
  • Người bệnh cũng cần chú ý uống nhiều nước, nghỉ ngơi, kết hợp ăn uống khoa học, điều độ để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

Sử dụng các mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa có ưu điểm rất lớn là độ an toàn cao, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án hỗ trợ khắc phục triệu chứng mà không thể nào kiểm soát được hoàn toàn diễn tiến của bệnh. Chính vì thế mà đừng bỏ qua vấn đề thăm khám và kết hợp điều trị theo hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu.


Câu hỏi thường gặp

Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.

  • Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
  • Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
  • Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.

Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

  • Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
  • Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
  • Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
  • Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
  • Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
  • Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả