Người bị viêm da cơ địa có làn da cực kỳ nhạy cảm, da khô, ngứa và đóng vảy trông rất mất thẩm mỹ. Đây cũng là lý do mà nhiều người lo ngại khi tiếp xúc với những bệnh nhân không may mắc phải bệnh lý này. Vậy người bị viêm da cơ địa có lây không, nếu lây thì lây qua đường nào, làm sao để phòng tránh bệnh hiệu quả? Để tìm lời giải đáp, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.  

Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

Cho tới hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa là do đâu. Tuy nhiên, bệnh viêm da này có thể bắt nguồn từ kết quả của quá trình tương tác giữa các yếu tố, đó có thể là yếu tố cơ địa hoặc di truyền, suy giảm hàng rào miễn dịch cũng như tác động của môi trường xung quanh. 

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là các bé 2 tuổi. Những triệu chứng thường gặp của bệnh là các nốt mụn nước nhỏ trên nền da ban đỏ, nằm rải rác hoặc khu trú thành từng mảng. Vị trí phổ biến nhất chính là vùng mặt, trán, 2 bên má và rãnh mũi. 

benh-viem-da-co-dia-lay-khong
bệnh viem da cơ địa có lây không?

Những tổn thương dạng mủ này thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy. Việc cào gãi khiến nốt mụn nước chảy ra, gây trầy xước da và làm tăng nguy cơ bội nhiễm, viêm da lan rộng. Từ đó gây khó khăn cho việc điều trị cũng như kéo dài thời gian chữa lành tổn thương. 

Được biết, viêm da cơ địa hay xuất hiện các tổn thương nổi gồ lên và nằm nông trên bề mặt da. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng không biết viêm da cơ địa có lây không. Trên thực tế đây là bệnh lý không có tính lây lan nên việc tiếp xúc với chất dịch từ các mụn nước, máu từ các vết tổn thương, trầy xước trên vùng da đang bị tổn thương của người bị viêm da cơ địa không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Viêm da cơ địa có di truyền không?

Viêm da cơ địa có lây không, câu trả lời đã được giải đáp. Dù không có tính lây lan, nhưng bệnh lý này lại mang tính di truyền. Nghĩa là nếu một thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ xuất hiện bệnh lý này. 

Theo các số liệu được ghi nhận, có 80% tỷ lệ viêm da cơ địa ở trẻ có cả bố và mẹ mắc bệnh. Con số này giảm xuống còn 50 – 60% nếu trẻ chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu trong gia đình có tiền sử bị viêm da cơ địa (không phải bố mẹ) thì tỷ lệ này dao động khoảng 50%. Trường hợp là trẻ sinh đôi cùng trứng, nếu 1 trẻ mắc bệnh thì tới 77% đứa bé còn lại cũng có nguy cơ bị viêm da cơ địa.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Do là bệnh lý miễn dịch có tính di truyền nên rất khó để phòng ngừa viêm da cơ địa hoàn toàn. Mặc dù vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh lý này, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng như lông động vật, côn trùng, phấn hóa, hóa chất, bụi bẩn, các chất hóa học,… 
  • Mặc đồ thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt, hạn chế mặc quần áo da, sợi tổng hợp, len,… 
  • Không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá hoặc hạn chế ra vào môi trường có khói thuốc. Việc hút thuốc lá chủ động, thụ động đều có nguy cơ làm tăng nguy cơ phát bệnh viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ nhỏ. 
  • Sinh hoạt hợp lý, khoa học, ngủ đúng giờ, không thức khuya và luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực. 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ kích ứng như thịt đỏ, đậu phộng, hải sản,… Thay vào đó hãy bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, omega 3, vitamin A, vitamin E, collagen,… để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. 
  • Luôn giữ ấm cơ thể, cấp ẩm cho da đầy đủ, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Về mùa hè, khi ra ngoài, bạn nên che chắn da cẩn thận, sử dụng kem chống nắng, khẩu trang, mũ che đầy đủ.
  • Cắt móng tay, chân sạch gọn, không cào gãi gây trầy xước, tổn thương da. 
  • Ưu tiên lựa chọn mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng, kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu – dầu xả, sữa tắm,… có thành phần tự nhiên, không chứa hương liệu, cồn, chất bảo quản độc hại. Với các dòng mỹ phẩm, bạn nên test thử trên da để xem phản ứng trước khi sử dụng cho vùng da rộng hơn.
  • Không tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh, nên dùng nước ấm để tắm trong thời gian tối đa 15 phút. Tắm quá lâu sẽ khiến da mất độ ẩm tự nhiên, dẫn tới tình trạng ngứa ngáy và bong tróc da. 
khong-nen-tam-nuoc-nong
không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh

Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nên áp dụng

  • Mỗi ngày nên uống đủ 2 – 3 lít nước để thúc đẩy quá trình thải độc, thanh lọc cơ thể và bổ sung độ ẩm cần thiết cho da.
  • Tích cực luyện tập thể thao nhằm giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe, sức đề kháng. 
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, giặt giũ chăn gối, rèm cửa định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm nếu thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa. 
  • Nên tới bệnh viện thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và tiến hành điều trị sớm, tránh biến chứng về sau.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “viêm da cơ địa có lây không” cùng các thông tin liên quan. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cách phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. 


Câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa, dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, KHÔNG LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp.

  • Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch, không phải do vi khuẩn hay virus gây ra.
  • Triệu chứng: Da khô, ngứa, nổi mẩn đỏ, có thể chảy dịch hoặc đóng vảy.
  • Phòng ngừa: Tránh các tác nhân kích thích, giữ ẩm cho da, tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Viêm da cơ địa không lây, nhưng cần được quan tâm và điều trị đúng cách để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan