Viêm da dị ứng ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bé mà còn là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Nếu không sớm có cách điều trị đúng đắn bệnh có thể chuyển biến mãn tính và đeo bám đến tận khi trẻ lớn. Bài viết dưới đây đưa đến cho độc giả những thông tin bổ ích về bệnh để phòng ngừa cũng như đẩy lùi bệnh hiệu quả. 

Nhận biết những triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng có thể khác nhau dựa trên độ tuổi của trẻ.  Biểu hiện của bệnh theo từng giai đoạn lớn của trẻ thể hiện như sau:

  • Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh: Bệnh xuất hiện rất sớm, vào giai đoạn trẻ 2-3 tháng tuổi. Tổn thương xuất hiện dạng hồng ban, đôi khi khiến da bong tróc, hơi sần sùi. Vị trí bị bệnh phần lớn là ở má, da đầu và sau tai, ngoài ra có thể lan sang vùng cổ, bẹn… Trẻ thường có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến quấy khóc, bỏ ăn và mất ngủ. Triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể tự thuyên giảm khi trẻ lớn hơn hoặc nhờ được chăm sóc tốt.
  • Viêm da dị ứng ở trẻ lớn: Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, viêm da dị ứng có thể được nhận biết qua tình trạng da khô, ngứa nhẹ, da có lớp sừng đỏ, bong tróc. Một số trường hợp, trẻ có biểu hiện sốt nhẹ,mệt mỏi… Mức độ viêm da dị ứng ở trẻ lớn thường nặng hơn trẻ sơ sinh.

Bên cạnh những biểu hiện đặc trưng ngoài da,viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ còn gây ra các triệu chứng khác dựa trên thể trạng bệnh như:

  • Nổi mề đay: Nhiều nốt sần đỏ, sưng phù theo hình dáng nhất định xuất hiện trên da bé. Tình trạng ngứa nặng nề, thậm chí dẫn đến sốt, khó thở, chóng mặt, phù nề ở mắt, miệng…
  • Phù mạch: Biểu hiện ở việc da bị sưng một lớp sâu. Triệu chứng này thường không gây cảm giác ngứa, không đỏ. Bệnh thường xuất hiện ở vị trí các phần mô mềm như mí mắt, môi, bẹn...
  • Phát ban: Da sưng nhẹ, ngứa và đỏ do chất histamin tác động lên da.
  • Viêm da dị ứng ở trẻ em do tiếp xúc với hóa chất: Khi trẻ đùa nghịch, tiếp xúc với chất tẩy rửa, lông chó mèo… khiến làn da bị kích ứng, nổi mẩn và phát ban.

Liệu viêm da dị ứng ở trẻ em có gây nguy hiểm không?

Nếu như ở cấp độ bệnh nhẹ, viêm da dị ứng chỉ gây ngứa ngáy và khó chịu cho bé, thì khi chuyển nặng sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể trẻ nhỏ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng như:

  • Biếng ăn, gầy gò: Cảm giác khó chịu do viêm da dị ứng kéo dài khiến bé bỏ ăn, ăn kém. Tình trạng nếu không sớm được cải thiện sẽ khiến bé chậm lớn, sút cân, sức khỏe yếu kém…
  • Mất ngủ, cơ thể mệt mỏi : Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch và phát triển toàn diện. Tuy vậy do cơn ngứa ngáy ảnh hướng dẫn đến trẻ quấy khóc vào ban đêm. Giấc ngủ không sâu, ngủ ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Viêm da dị ứng bội nhiễm: Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc cần hạn chế gãi mạnh lên vết thương. Các bé sẽ theo phản xạ cho tay chà xát khiến da bị lở loét, nhiễm trùng. Trường hợp bội nhiễm, tổn thương do viêm sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, mất thẩm mỹ và khó điều trị dứt điểm.
  • Da bị hoại tử: Đây chính là biến chứng nặng nề nhất của viêm da dị ứng. Làn da bị viêm nhiễm quá nặng dẫn đến hoạt tử, khó hồi phục. Nhiều trường hợp tình trạng bệnh quá nặng khiến vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ có khả năng đeo bám đến tận khi trưởng thành. Chính bởi điều này, phụ huynh không nên chủ quan mà cần nắm rõ triệu chứng để kịp thời có phương pháp chăm sóc và điều trị cho con.

Viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ có nguyên nhân từ đâu?

Viêm da dị ứng là căn bệnh phổ biến và xuất hiện ở gần 20% trẻ nhỏ trên thế giới. Đây là căn bệnh có tính chất mãn tính, bùng phát khi cơ thể trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Bởi lẽ đó nên nắm rõ các nguyên nhân chính gây ra bệnh để sớm có biện pháp phòng và chữa viêm da dị ứng hiệu quả.

Một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ có thể kể đến:

  • Do di truyền: Trẻ có khả năng mắc bệnh cao khi trong gia đình có người thân mắc các chứng viêm da, hen suyễn hay dị ứng…
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện. Một số trường hợp hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho dị nguyên xâm nhập gây nên kích ứng ngoài da.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ chứa các thực phẩm gây dị ứng cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh.
  • Do thời tiết thay đổi: Khi thời tiết thay đổi đột ngột (quá nóng hay quá lạnh, khô hanh kéo dài) khiến da trẻ mất đi độ ẩm tự nhiên.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Lông động vật, phấn hoa hay khói bụi trong không khí đều có thể khiến da của bé bị kích ứng.

viem-da-di-ung-o-tre-em-3
Hệ miễn dịch của bé suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng

Phương pháp chẩn đoán viêm da dị ứng ở trẻ

Chẩn đoán viêm da dị ứng ở trẻ em thường là một quá trình tổng hợp dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

Thăm khám lâm sàng:

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán. Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành:

  • Hỏi về tiền sử bệnh lý: Bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ về các triệu chứng của trẻ, thời gian khởi phát, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn (mùa hanh khô, bụi bẩn, dị nguyên...). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của trẻ và gia đình, đặc biệt là tiền sử các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
  • Kiểm tra da: Bác sĩ sẽ quan sát kỹ vùng da bị viêm, đánh giá các đặc điểm của tổn thương như: vị trí, mức độ lan rộng, tình trạng khô, bong tróc, mẩn đỏ, mụn nước... Kiểm tra da toàn thân để xem có tổn thương ở các vị trí khác hay không.

Các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu cần thiết):

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm thường sử dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện ngoài da tương tự viêm da dị ứng. Ngoài ra, xét nghiệm máu đôi khi còn được sử dụng để kiểm tra mức độ viêm trong cơ thể (tăng IgE toàn phần).
  • Xét nghiệm dị ứng (allergy testing): Xét nghiệm này có thể giúp xác định trẻ có dị ứng với các chất gây kích thích hay không. Có hai loại xét nghiệm dị ứng thường được sử dụng:
    • Prick test (chích da): Bác sĩ nhỏ một lượng nhỏ các chất nghi ngờ gây dị ứng lên da của trẻ và chích nhẹ vào vùng da đó. Nếu trẻ bị dị ứng với chất nào, phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện tại vị trí chích sau khoảng 15-20 phút.
    • Xét nghiệm máu tìm dị nguyên đặc hiệu (specific IgE): Xét nghiệm này đo lượng kháng thể IgE trong máu phản ứng với các chất gây dị ứng. Xét nghiệm này có ưu điểm là không gây đau nhưng độ nhạy kém hơn prick test.

Chẩn đoán phân biệt:

Viêm da dị ứng cần được phân biệt với một số bệnh lý ngoài da khác có biểu hiện tương tự, chẳng hạn như:

  • Viêm da cơ địa: Bệnh có thể khởi phát từ giai đoạn sơ sinh nhưng thường cải thiện dần theo tuổi. Vị trí tổn thương thường khác so với viêm da dị ứng.
  • Lang ben: Bệnh do nấm gây ra, thường xuất hiện thành các mảng tròn hoặc ovan màu nâu, hồng hoặc trắng.
  • Ghẻ nước: Bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, thường gây ngứa dữ dội về đêm, đặc biệt là kẽ tay, kẽ chân, bụng.

Vai trò của cha mẹ trong quá trình cung cấp nhật ký dị ứng:

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và ghi chép lại các yếu tố có thể làm tình trạng viêm da dị ứng của trẻ nặng hơn. Bác sĩ có thể yêu cầu cha mẹ ghi nhật ký dị ứng, bao gồm:

  • Thời gian xuất hiện các triệu chứng.
  • Các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn (thời tiết, thức ăn, tiếp xúc với dị nguyên...).
  • Các loại thuốc đang dùng cho trẻ.

Nhật ký dị ứng sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xác định nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả cho trẻ

Viêm da dị ứng dù đã được điều trị nhưng nguy cơ tái phát vẫn cao ở trẻ. Do đó để ngăn cản tác động xấu xâm nhập khiến cho bệnh bùng phát, cha mẹ cũng cần chú trọng trong việc chăm sóc con hàng ngày:

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường. Khói bụi, lông động vật, phấn hoa hay khói thuốc… chính là những tác nhân nguy hại khiến trẻ có thể mắc viêm da dị ứng
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, quần áo chăn, gối cho trẻ. Thường xuyên thay giặt chăn gối và quần áo cho bé. Cha mẹ nên chọn cho con những loại quần áo có chất liệu mềm mại như cotton để làn da con được nâng niu hơn
  • Làm vệ sinh da cho bé đúng cách với việc chọn lựa sản phẩm sữa tắm từ thành phần thiên nhiên
  • Dưỡng ẩm cho da em bé cũng là bước rất quan trọng. Tránh để da bé quá khô hay nứt nẻ nhất là khi thời tiết khô hanh
  • Bôi kem chống nắng dành riêng cho bé trước khi ra khỏi nhà
  • Xây dựng cho con trẻ lịch sinh hoạt và vui chơi hợp lý để bé không bị căng thẳng
  • Thường xuyên dưỡng ẩm da cho trẻ và tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt
  • Nếu thấy con có biểu hiện viêm da dị ứng, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi khám nhằm xác định được nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị tốt nhất.

Điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em như thế nào hiệu quả?

Việc điều trị viêm da dị ứng cho trẻ nhỏ cần đáp ứng được cả về hiệu quả và yếu tố an toàn. Tuy rằng bệnh rất khó để điều trị dứt điểm, nhưng nếu sớm phát hiện và lựa chọn cách chữa phù hợp, trẻ có thể nhanh chóng phục hồi, giảm thiểu được nguy cơ tái phát. Một số gợi ý về phương pháp chữa bệnh từ các chuyên gia bao gồm:

Điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

Theo phương pháp dân gian, cha mẹ có thể sử dụng một số loại lá để đun nước tắm cho trẻ. Cách này được đánh giá là an toàn và tiện lợi, tuy nhiên hiệu quả chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm triệu chứng. Ngoài ra áp dụng cách này cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

  • Chữa viêm da dị ứng cho trẻ bằng lá trầu không: Trầu không rửa sạch rồi để ráo nước. Đun lá trầu cùng 2-3 lít nước cho đến khi sôi bằng lửa nhỏ. Dùng nước đun để tắm cho bé, phần bã lã vò nát chà nhẹ lên vùng da bị bệnh.
  • Tắm lá trà xanh cho trẻ: Lá trà được rửa sạch, ngâm muối loãng. Bạn cho lá vào nồi đun cùng 2 lít nước và vài hạt muối trong 10 phút. Dùng phần nước đun để nguội hoặc pha loãng để tắm cho bé.
  • Dùng lá tía tô chữa bệnh: Cách làm tương tự với lá trà xanh. Bạn rửa sạch lá tía tô và đun cùng 23 lít nước, đổ nước ra chậu và pha thêm nước nguội rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa ngoài da cho bé.

Chữa viêm da dị ứng cho trẻ bằng Tây y

Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm, làn da còn mỏng manh nên cha mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây chữa bệnh cho con. Liều lượng sử dụng thuốc cần theo sát chỉ định và đơn được bác sĩ kê. Tuyệt đối cha mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc bừa bãi.

Sau đây là một số loại thuốc chữa viêm da dị ứng phổ biến thường được kê cho trẻ nhỏ:

  • Kem dưỡng ẩm (Aquaphor, Aveeno, Eucerin, Cetaphil…): Làm giảm tình trạng ngứa, viêm ngoài da. Ngoài da các loại kem này còn cung cấp cho da độ ẩm tự bảo vệ khỏi tác nhân gây hại.
  • Nhóm thuốc bôi Steroid: Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện khi dùng thuốc là gây rạn da, mỏng da và thay đổi sắc tố.
  • Thuốc kháng Histamin có tác dụng giảm cơn ngứa, chống dị ứng. Thuốc dùng để bôi buổi tối trước khi trẻ ngủ.
  • Kháng sinh (Bactroban, Centany…) được chỉ định khi có hiện tượng nhiễm trùng ngoài da, vỡ mụn nước.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Được sử dụng trong trường hợp cơ thể không đáp ứng hiệu quả điều trị với các loại thuốc khác. Cha mẹ nên cẩn trọng vì nhóm thuốc này gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

viem-da-di-ung-o-tre-em5
Thuốc Tây y dễ gây ra tác dụng phụ khi sử dụng

Lưu ý: Với các loại kem hay thuốc bôi, cha mẹ cần vệ sinh da cho con sạch sẽ rồi mới bôi thuốc. Để có được phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn nhất cho con nhỏ, phụ huynh nên đưa con đến khám ở cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra, việc phòng bệnh từ sớm cũng vô cùng quan trọng nhằm tránh các ảnh hưởng xấu từ viêm da dị ứng.

Khi trẻ bị viêm da dị ứng nên kiêng ăn gì và ăn gì để nhanh khỏi?

Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế sự bùng phát của viêm da dị ứng ở trẻ. Đối với trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cẩn trọng trong ăn uống để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé. Bên cạnh đó với trẻ lớn hơn, thực phẩm cần kiêng gồm có:

  • Thịt gà với nguy cơ khiến cho tình trạng viêm da tiến triển nặng hơn: Cảm giác ngứa kéo dài, nốt mẩn dễ sưng và lâu lành…
  • Đồ ăn vặt, kẹo bánh chứa nhiều đường ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh ở trẻ
  • Các chế phẩm từ sữa bò làm tăng tình trạng viêm
  • Thịt đỏ như bò, cừu: do lượng protein cao dễ gây kích ứng ngoài da

Trẻ nhỏ cũng có thể được bổ sung trong thực đơn hàng ngày các thức ăn có lợi như:

  • Rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ
  • Cá biển giàu omega 3,6
  • Ngũ cốc giàu dưỡng chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa và sức đề kháng cho làn da

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức bổ ích để chăm sóc, phòng ngừa cũng như điều trj bệnh cho các bé. Để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ tốt nhất nên sớm đưa con đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian điều trị viêm da dị ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng: Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau 2-4 tuần, trong khi các trường hợp nặng hơn có thể mất nhiều thời gian hơn.
  • Nguyên nhân gây dị ứng: Việc xác định và loại bỏ tác nhân gây dị ứng là chìa khóa để rút ngắn thời gian điều trị.
  • Phương pháp điều trị: Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách và thay đổi lối sống, sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Lời khuyên:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu: Để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Kiên trì điều trị: Viêm da dị ứng có thể tái phát, do đó cần kiên trì điều trị và chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa tái phát.
  • Bản chất bệnh: Viêm da dị ứng không trực tiếp gây sẹo.
  • Nguy cơ để lại sẹo:
    • Gãi ngứa quá mức, gây tổn thương da.
    • Nhiễm trùng do vết thương hở.
    • Điều trị không đúng cách, không kịp thời.
  • Phòng ngừa sẹo:
    • Kiểm soát cơn ngứa, tránh gãi.
    • Vệ sinh da sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
    • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Lời khuyên: Nếu có dấu hiệu viêm da dị ứng, hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả