Vảy Nến Da Mặt, Tai, Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt

Cập nhật: 17/06/2024 Theo dõi trên goole news

Vảy nến da mặt, quanh má, mũi là tình trạng da liễu dễ gặp ở mọi đối tượng. Do da mặt tương đối mỏng và nhạy cảm nên việc can thiệp điều trị bệnh lý này cần hết sức thận trọng, tránh những rủi ro gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến trên mặt hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây.

Vảy nến da mặt là như thế nào? Triệu chứng nhận biết

Vảy nến ở mặt, mũi, hai bên má… thường xuất phát từ việc vảy nến da đầu không được điều trị dứt điểm. Lâu dần, lớn vảy trắng ở chân tóc từ từ lan xuống trán, lông mày, má, vùng da giữa môi và mũi… và gây nên cảm giác châm chích, ngứa ngáy vô cùng khó chịu cho người bệnh.

vay-nen-da-mat
vảy nến da mặt là như thế nào

Ở mỗi vị trí tình trạng da liễu này sẽ có những triệu chứng khác nhau:

  • Vảy nến ở mắt: Mắt khô, cảm giác ngứa và châm chích, ảnh hưởng tới thị giác.
  • Vảy nến ở mí mắt: Mí mắt bị lớp vảy che phủ, vành mi cứng và đỏ, đôi khi hướng lên hoặc cụp xuống dưới làm mí mắt căng mọng. Nhiều trường hợp gây viêm mí mắt khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
  • Vảy nến quanh miệng: Vùng má, mũi và trên môi bong tróc lớp vảy màu trắng, đôi khi là màu xám.
  • Vảy nến ở tai: Lớp vảy bong tróc và tích tụ chặn ở ống tai, làm giảm thính lực nhưng không ảnh hưởng đến tai trong.

Đặc biệt, tình trạng bong tróc khi bị vảy nến ở cổ, mặt, mũi có thể nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc khói thuốc. Những triệu chứng này có thể dễ dàng nhận biết ngay trong đời sống hằng ngày.

Vảy nến ở mặt do đâu gây nên?

Trong cơ thể, tế bào T đóng vai trò là trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào, chỉ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn, yếu tố gây hại. Khi các tế bào này “hiểu lầm”, nhận được tín hiệu sai lệch rằng có vi khuẩn và tác nhân gây hại xâm nhập nên hoạt động quá mức. Khi tế bào T liên tục được sản sinh làm tế bào da phát triển không ngừng, dẫn tới dư thừa và phát sinh bệnh vảy nến.

Tuy nhiên, đó chỉ là cơ chế hình thành bệnh vảy nến, cho đến nay nguyên nhân chính xác gây bệnh chưa được xác định. Một số giả thuyết cho rằng yếu tố miễn dịch và di truyền có liên quan mật thiết tới bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da mặt nói riêng. Ở những gia đình có người bị vảy nến, tỷ lệ thế hệ sau hoặc người thân bị bệnh này có thể lên đến 40%.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể khiến bệnh vảy nến da mặt hình thành:

  • Tiền sử nhiễm trùng da.
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Hút thuốc lá.
  • Rượu, bia.
  • Thiếu hụt vitamin D.
  • Căng thẳng kéo dài.

Vảy nến ở mặt có nguy hiểm không? Có gây sẹo không?

Tuy không trực tiếp đe dọa tới sức khỏe hay tính mạng nhưng vảy nến mặt ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, e ngại. Khi không được can thiệp sớm và đúng cách bệnh hoàn toàn có thể để lại sẹo nếu vùng da nhiễm trùng, bong tróc nặng.

Ngoài ra, nếu không can thiệp sớm bệnh vảy nến da mặt có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực như:

  • Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp: Bệnh nhân vảy nến thường có nguy cơ đau tim cao gấp 3 lần người bình thường, tỷ lệ cao huyết áp ở nhóm này cũng lên đến 20% và nếu vảy nến thể nặng có thể lên đến 47%. Ngoài ra, một số thuốc điều trị vảy nến cùng tiềm ẩn tác dụng phụ làm tăng cholesterol máu, ảnh hưởng tới tim mạch, đe dọa đau tim…
  • Suy giảm nội tiết: Tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 do bệnh vảy nến làm tăng nồng độ insulin trong máu, mức độ nghiêm trọng của tiểu đường và vảy nến tỷ lệ thuận với nhau. Ngoài ra, vảy nến cũng làm tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ, tăng lipid máu…
  • Ảnh hưởng đến thận: Ở một số bệnh nhân vảy nến tình trạng suy thận có thể xảy ra. Đặc biệt, nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc Tây quá mức thì tình trạng tổn thương thận là rất cao.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực: Bệnh vảy nến ở mí mắt có thể gây ngứa, nóng rát, khô mắt cùng tình trạng rối loạn chuyển động của đồng tử. Bên cạnh đó, khi không được điều trị bệnh còn làm tăng nguy cơ viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm kết mạc, suy giảm thị lực, thậm chí là mất thị lực.

Biện pháp điều trị và chăm sóc vảy nến da mặt

Để sớm thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do vảy nến da mặt gây nên và tránh biến chứng, người bệnh cần chủ động thăm khám, điều trị. Dưới đây là các giải pháp nên tham khảo:

Tự chăm sóc da tại nhà

Trước khi sử dụng thuốc hay áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, mỗi người cần chủ động chăm sóc da mặt tại nhà. Điều này không chỉ kiểm soát tốt triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ, tránh để bụi bẩn tích tụ lâu gây bội nhiễm khó xử lý.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp giảm khô da, loại bỏ lớp vảy bong tróc do vảy nến da mặt để lại.
  • Tuyệt đối không tác động đến vùng da bị vảy nến ở mặt, bởi điều này vô tình có thể khiến tình trạng viêm nặng nề hơn hoặc tạo điều kiện cho đợt bùng phát mới.
  • Hạn chế căng thẳng, tham khảo tập thiền hoặc yoga để cơ thể được thư giãn.
  • Chủ động theo dõi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh nguy cơ bùng phát bệnh.

Một số mẹo dân gian trị vảy nến da mặt

Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến. Đối với bệnh vảy nến ở mặt – vị trí tương đối nhạy cảm, dễ tổn thương nên cần lựa chọn nguyên liệu an toàn, không gây kích ứng.

Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo trị vảy nến da mặt tại nhà như sau:

  • Sử dụng lá trầu không: Lấy 3-5 lá trầu không rửa sạch rồi đem giã nát với chút muối hạt. Phần nước cốt thu được chắt riêng rồi thoa lên da mặt, nên thực hiện 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cây nha đam: Lấy 1-2 bẹ nha đam tươi gọt vỏ, đem phần ruột đi xay nhuyễn. Hỗn hợp thu được dùng thoa nhẹ lên vùng da cần điều trị, kết hợp massage nhẹ nhàng và chờ 20 phút rồi rửa sạch. Nên thoa nha đam 3-4 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.
  • Nghệ tươi: Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, giã nát sau đó cho vào nồi đun cùng 100ml nước trong 10 phút. Chờ nước nghệ nguội thì vắt lấy nước cốt, sử dụng tăm bông thấm vào nước nghệ rồi thoa lên các vùng da cần trị vảy nến trên mặt. Áp dụng 3 lần/ngày để đạt hiệu quả như ý.
nghe-chua-vay-nen
Dùng nghệ chữa vảy nến da mặt

Tuy nhiên, cần lưu ý mẹo dân gian chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa nặng nề. Với vảy nến da mặt lâu năm nên tìm kiếm biện pháp chuyên sâu hơn, tốt nhất cần chủ động thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.

Điều trị vảy nến ở mặt bằng nội khoa theo từng vị trí

Do da vùng mặt tương đối mỏng và nhạy cảm nên việc điều trị bằng thuốc Tây cũng cần hết sức cẩn trọng. Tùy thuộc vào từng vị trí vảy nến xuất hiện mà loại thuốc tương ứng sẽ được chỉ định:

Đối với vùng mí mắt

Tuy vảy nến ở mắt tương đối hiếm gặp nhưng đây là vùng da tương đối mỏng và dễ bị tổn thương nên cần thận trọng khi dùng thuốc. Nếu không may gặp phải bệnh lý này bạn có thể sử dụng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng mắt hoặc tham khảo một số gợi ý:

  • Corticosteroid thường được chỉ định để xử lý tình trạng co giãn, rối loạn đồng tử. Tuy nhiên cần hết sức cẩn trọng vì nếu để Corticosteroid dính vào mắt có thể gây tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể.
  • Một số thuốc khác cũng thường được chỉ định là thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa), hoặc Tacrolimus (Protopic) hay Pimecrolimus (Elidel).

Vảy nến ở tai:

Nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng thuốc trong điều trị vảy nến vùng tai có thể gây nguy hiểm cho màng nhĩ. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trị vảy nến vùn tai gồm:

  • Corticosteroid dạng dung dịch nhỏ hoặc kem bôi trực tiếp.
  • Calcipotriene hoặc Tazarotene dùng song song với kem/thuốc mỡ Corticosteroid.

Vảy nến vùng miệng và mũi:

Với vị trí này, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Kem/thuốc mỡ steroid chuyên điều trị cho những vùng da ẩm ướt.
  • Corticosteroid nồng độ thấp, phổ biến nhất là Hydrocortisone 1% Pimecrolimus hoặc Tacrolimus.
  • Kết hợp sử dụng nước muối rửa ngoài chống nhiễm trùng và giảm đau, ngứa rát.

Liệu pháp ánh sáng

Trong một số trường hợp, phương pháp quan trị liệu có thể được áp dụng trong điều trị vảy nến. Thông qua cơ chế kìm hãm sự phát triển của tế bào da, tia UV kiểm soát triệu chứng vảy nến, giúp bệnh nhân giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu.

Một số giải pháp quang trị liệu phổ biến hiện nay là:

  • Sử dụng tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc một số loại ánh sáng nhân tạo.
  • Quang trị liệu UVB băng hẹp nhận tia UVB từ nguồn nhân tạo.
  • Liệu pháp Goeckerman kết hợp sử dụng tia UVB và nhựa than đá.
  • Laser excimer sử dụng chùm tia UVB kiểm soát, điều trị từng khu vực vảy nến.

Tuy được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai nhưng quang hoá trị liệu cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định:

  • Gây ban rát, tấy đỏ, có thể để lại vết phồng rộp hoặc làm thay đổi sắc tố da.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư da.
  • Nếu dùng sai phương pháp còn có thể đe dọa một số vấn đề sức khỏe.

Đẩy lùi vảy nến da mặt bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, vảy nến còn được gọi là tùng bì tiễn hay bạch sang. Bệnh gây ra bởi phong hàn, phong nhiệt xâm nhập rồi sinh huyết nhiệt, làm rối loạn điều hoà cơ thể khiến lớp da bong tróc và được gọi là vảy nến. Đông y cũng cho rằng vảy nến là một dạng viêm da mãn tính, có xu hướng tái phát theo đợt. 

Với cơ chế bệnh sinh đó, Y học cổ truyền xác định nguyên tắc điều trị vảy nến trước hết cần tấn công vào căn nguyên để loại bỏ triệu chứng từ gốc. Đồng thời, cần kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn nguy cơ tái phát hiệu quả. Cũng chính vì vậy mà so với những phương pháp khác, Đông y thường cho hiệu quả bền vững, lâu dài, hạn chế được tác dụng phụ.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị vảy nến ở mặt bệnh nhân có thể tham khảo:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: 40g mỗi loại thổ phục linh, hoè hoa, sinh địa; Thăng ma, ké đầu ngựa, tử thảo, địa phu tử mỗi vị 12g.
  • Cách dùng: Sắc nấu uống hằng ngày, duy trì 7-10 thang/liệu trình.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Kim ngân hoa, sinh địa, hoả ma nhân, huyền sâm, ké đầu ngựa, hà thủ ô mỗi vị 12g.
  • Cách dùng: Sắc cùng 500ml, lượng nước thu được chắt riêng và uống hết trong ngày. Nên dùng từ 10-15 thang để đạt hiệu quả trị vảy nến da mặt như mong muốn.

Bài thuốc 3:

  • Thành phần: Phác tiêu, hoả tiêu, dã cúc hoa cùng với khô phàn.
  • Cách dùng: Đem các dược liệu nấu cùng nước, chờ nguội bớt thì đem dùng để rửa mặt. Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả mong muốn.

Biện pháp phòng tránh vảy nến da mặt, ngăn tái phát

Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da mặt nói riêng rất dễ tái phát. Chỉ cần những tác động nhẹ hoặc gặp điều kiện thuận lợi bệnh hoàn toàn có thể bùng phát với các triệu chứng nặng nề, khó kiểm soát. Trong nhiều trường hợp, khi bệnh tái phát còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm khó lường.

Vì vậy, để ngăn chặn các đợt tái phát của bệnh, mỗi người nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ, tránh sử dụng các loại sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội chứa hóa chất. Thay vào đó nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất thực vật an toàn.
  • Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, nếu thường xuyên phải ra ngoài nên che chắn cẩn thận.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao nâng cao miễn dịch, tăng cường bảo vệ sức khỏe phòng bệnh tái phát.
  • Hạn chế rửa mặt bằng nước ấm vì điều này có thể khiến da khô, từ đó phát sinh bong tróc bất thường.

Như vậy, vảy nến da mặt là tình trạng da liễu khá phổ biến, luôn tiềm ẩn rủi ro nếu không được khám và điều trị sớm. Do vậy, nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường của bệnh mỗi người cần chủ động gặp bác sĩ, nhận tư vấn và kịp thời can thiệp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC