Nhiều cách trị nổi mề đay tại nhà đang được bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng và cho phản hồi tích cực về hiệu quả, từ thay đổi lối sống, chế độ ăn cho đến các bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên. Tất cả đều góp phần tích cực vào việc ức chế phản ứng dị ứng, giảm nổi mẩn ngứa và các triệu chứng khó chịu trên da.

10 Cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện

Bệnh nổi mề đay là tình trạng da nổi các vết phát ban dưới dạng các nốt mẩn đỏ hoặc sẩn phù, nằm nổi gồ trên bề mặt da và có ranh giới rõ ràng. Tổn thương thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội và có khuynh hướng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Một số cách chữa mề đay tại nhà có thể giúp hỗ trợ xoa dịu nhanh cơn ngứa, ức chế phản ứng dị ứng để các nốt hồng ban nhanh lặn. Được áp dụng phổ biến là những mẹo sau:

1. Tắm nước ấm hoặc chườm lạnh giảm ngứa mề đay

Đây là một trong những cách trị mề đay mẩn ngứa tại nhà cho hiệu quả nhanh chóng và có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Thay vì sử dụng nước nóng, người bị nổi mề đay được khuyến cáo nên tắm nước ấm vừa phải kết hợp với chườm lạnh thường xuyên để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Nước ấm sẽ giúp làm dịu vùng da bị kích thích, giảm cảm giác ngứa ngáy. Trong khi đó, việc tắm bằng nước nóng quá mức có thể khiến bề mặt da bị khô, mất nước, kích ứng và nổi mề đay nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tắm trong khoảng 10 phút, không tắm quá lâu làm cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và khiến triệu chứng bệnh bùng phát dữ dội.

Cách trị nổi mề đay tại nhà
Chườm lạnh là một cách đơn giản để giải tỏa cơn ngứa ngáy tại nhà do ảnh hưởng của bệnh nổi mề đay

Trong trường hợp thường xuyên bị ngứa, bệnh nhân có thể chườm lạnh để tạm thời giải tỏa cảm giác khó chịu. Nhiệt độ lạnh còn giúp ức chế phản ứng viêm và sưng phù ở các mảng hồng ban. Thời gian chườm mỗi lần từ 10 – 15 phút và có thể thực hiện vài lần trong ngày nếu cần thiết.

Một số cách giảm ngứa mề đay tại nhà bằng chườm lạnh:

  • Nhúng một cái khăn sạch vào trong nước lạnh, vắt ráo nước rồi đắp lên da.
  • Bọc cục đá lạnh trong khăn rồi chườm lên vùng tổn thương. Tuyệt đối không để đá tiếp xúc trực tiếp với da.
  • Sử dụng túi chườm lạnh y tế để giữ hơi lạnh được lâu hơn.

XEM THÊMNổi mề đay ban đêm là tình trạng gì? Có chữa được không?

2. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị nổi mề đay tại nhà. Một thực đơn ăn uống cân bằng sẽ giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm thiểu phản ứng viêm, từ đó cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, giúp tổn thương trên da nhanh hồi phục.

Thực phẩm nên ăn:

  • Các loại trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất: Lê, táo, chuối, quả mọng,…
  • Rau xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm. Chẳng hạn như cải bó xôi, cải xanh hay bông cải xanh,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp chất xơ và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cá béo: Bổ sung nguồn omega 3 phong phú, giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng khô da, tăng cường hàng rào bảo vệ da.
  • Một số loại hạt, đặc biệt là đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan… Chúng cung cấp protein và chất chống viêm, làm tăng tốc độ hồi phục vùng da bị nổi mề đay.

Thực phẩm cần kiêng:

  • Thực phẩm có khả năng gây dị ứng: Như hạt điều, đậu phộng hay trứng… Nhiều người dễ bị dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa khi ăn các thực phẩm này.
  • Thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường: Bánh kẹo ngọt, nước ngọt và đồ ăn nhanh chứa khá nhiều đường hay dầu mỡ. Chúng có thể làm tăng phản ứng viêm và tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên da.
  • Thực phẩm giàu histamine: Phô mai, tôm, cua, thịt bò và thực phẩm lên men,… có thể kích thích sản sinh nhiều histamin khiến phản ứng dị ứng bùng phát. Cần thận trọng khi sử dụng các thực phẩm này nếu không muốn bệnh mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm chứa sulfite: Rượu bia, trái cây sấy khô, đồ hộp, khoai tây chiên, và một số thực phẩm chế biến sẵn đều chứa nhiều sulfite. Một số người nhạy cảm với chất này có thể bị dị ứng, nổi mề đay.

3. Cách trị bệnh mề đay tại nhà bằng lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ còn được gọi là đơn tướng quân – một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền nhờ tác dụng tiêu độc, giải nhiệt. Thêm vào đó, các thành phần Saponin hay Flavonoid được tìm thấy trong lá còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn.

Chính vì lý do trên mà lá đơn tướng quân được dân gian tin dùng làm thuốc trị dị ứng mề đay. Thảo dược này có tác dụng giảm ngứa, chống nhiễm trùng và giúp các vết sẩn phù nhanh lặn.

Cách trị bệnh mề đay tại nhà bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ dược dân gian sử dụng để nấu nước tắm, sắc uống hoặc chườm đắp bên ngoài chữa mề đay tại nhà

Thực hiện cách trị nổi mề đay tại nhà bằng lá đơn đỏ:

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá rửa sạch, đem nấu với 3 lít nước và ½ thìa muối. Đun sôi khoảng 10 phút, chờ nước nguội bớt rồi lấy tắm hoặc vệ sinh những khu vực da bị ảnh hưởng.
  • Cách 2: Sao nóng một ít lá đơn đỏ với muối biển. Bọc hỗn hợp vào trong 1 miếng vải sạch và chườm lên da để làm dịu cơn ngứa. Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần nếu tình trạng nổi mề đay kéo dài.
  • Cách 3: Sắc 15g lá đơn đỏ với 4g gừng tươi và 1 lít nước. Sắc thuốc trên bếp cho cạn còn 400ml rồi gạn ra bát, chia làm 3 lần uống.

KHÁM PHÁ THÊM: 4 Cách Dùng Cây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay Đem Lại Hiệu Quả Cao

4. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nổi mề đay

Để kiểm soát nổi mề đay hiệu quả, việc nhận diện các tác nhân gây kích ứng và tránh tiếp xúc với chúng là điều cần thiết. Bất cứ thứ gì cũng có thể khiến bạn bị dị ứng, nổi mề đay, từ thức ăn cho đến không khí, thuốc và cả nhiệt độ.

Bên cạnh các thực phẩm dễ gây dị ứng, bệnh nhân nên tránh xa các tác nhân có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa dưới đây:

  • Bụi bẩn
  • Khói thuốc lá
  • Hóa chất tẩy rửa
  • Nước hoa và các loại mỹ phẩm chứa thành phần gây dị ứng.
  • Khói thuốc lá
  • Côn trùng
  • Nhiệt độ nóng hoặc lạnh quá mức
  • Lông chó, mèo
  • Một số loại thuốc: Chẳng hạn như thuốc kháng sinh ( Penicillin, Amoxicillin), thuốc giảm đau ( Aspirin, Ibuprofen) hay thuốc kháng viêm.

5. Cách trị dị ứng mề đay tại nhà bằng lá đinh lăng

Trong dân gian, lá đinh lăng được xem là vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều bệnh, bao gồm cả chứng nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Trong lá đặc biệt chứa nhiều saponin, các loại vitamin nhóm B, C và các chất chống oxy hóa.

Khi sử dụng lá đinh lăng theo đường uống, nguyên liệu này sẽ phát huy tác dụng ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế dị ứng, giảm hiện tượng nổi mẩn, giải độc và bảo vệ các mô da khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng lá nấu nước tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng, xoa dịu cơn ngứa.

Cách trị dị ứng mề đay tại nhà bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng chứa nhiều hoạt chất quý, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, giảm ngứa khi bị nổi mề đay

Cách thức sử dụng:

  • Cách 1: Nấu lá đinh lăng với 2 – 3 lít nước để tắm và vệ sinh khu vực da bị nổi mề đay. Có thể thêm lá tía tô và lá sả nấu cùng để tăng công dụng điều trị.
  • Cách 2: Lấy 1 nắm lá đinh lăng đem sắc với 2 lần nước. Mỗi lần đổ 200ml nước và đun sôi trong 7 phút. Trộn chung các phần thuốc sắc thu được lại với nhau, chia uống vào các buổi sáng, trưa, tối sau bữa ăn chính khoảng 30 phút.

6. Cải thiện tâm trạng, tránh căng thẳng

Stress hay lo âu không chỉ là nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa mà còn được xem là tác nhân kích thích khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone cortisol. Chất này có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với tác nhân gây kích thích, từ đó dẫn đến nổi mề đay.

Chính vì vậy, việc ổn định tâm lý cần được xem là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh mề đay tại nhà. Để kiểm soát căng thẳng và cải thiện tâm trạng, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Thay đổi cách nhìn nhận một vấn đề theo hướng tích cực hơn.
  • Tập thể dục và tham gia các hoạt động yêu thích
  • Thực hành kỹ thuật hít thở sâu và đều đặn mỗi khi căng thẳng.
  • Giảm bớt khối lượng công việc và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
  • Nghe nhạc hoặc đọc những cuốn sách yêu thích.
  • Nói ra cảm xúc của cá nhân với người thân để được chia sẻ. Tránh để những suy nghĩ tiêu cực dồn nén trong lòng.
  • Tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

7. Cách chữa mề đay tại nhà nhanh nhất từ lá trầu

Để đẩy lùi chứng dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa ngay tại nhà một cách an toàn, bạn có thể cân nhắc sử dụng lá trầu. Thành phần tinh dầu trong lá không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách chữa mề đay tại nhà nhanh nhất từ lá trầu
Lá trầu không chứa thành phần kháng sinh tự nhiên, giúp sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng khi bị dị ứng nổi mề đay

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 10 lá trầu đem rửa sạch, vò nát, đem đun sôi với 3 lít nước và 1 thìa muối hột. Đun sôi khoảng 10 phút, để nguội, lấy tắm hoặc ngâm vùng da bị nổi mề đay ở những khu vực thuận tiện.
  • Cách 2: Giã nát 5 lá trầu với một ít muối hạt. Dùng vải màn bọc hỗn hợp lại và đắp lên khu vực bị ảnh hưởng trong 20 phút. Lặp lại 2 lần mỗi ngày.

TÌM HIỂU THÊM: Trẻ Em Bị Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

8. Chăm sóc da đúng cách giúp giảm ngứa, chống nổi mề đay

Chăm sóc da đúng cách cũng góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng da. Dưới đây là những việc bạn nên làm để bảo vệ làn da của mình:

  • Giữ cho làn da, đặc biệt là khu vực bị bệnh luôn khô ráo và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
  • Sử dụng các loại sữa rửa mặt hay xà phòng chứa thành phần dịu nhẹ để vệ sinh da.
  • Chọn các sản phẩm dưỡng ẩm không chứa cồn, hương liệu và có nguồn gốc từ thiên nhiên để giảm kích ứng da, xoa dịu cơn ngứa. Để da giữ được độ ẩm, hãy thoa kem ngay sau khi da còn hơi ẩm.
  • Sử dụng kem chống nắng có SPF phù hợp và mặc đồ dài để bảo vệ da khi ra ngoài trời.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng.
  • Mặc đủ ấm khi trời lạnh bởi nhiệt độ thấp không chỉ gây khô da mà còn kích thích khiến các triệu chứng nổi mề đay bùng phát.
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh bó sát vào da.
  • Tránh kỳ cọ mạnh khi tắm hoặc dùng tay gãi ngứa khiến da bị tổn thương.
  • Uống nhiều nước để thải độc cho cơ thể và giúp làn da luôn duy trì được độ ẩm cần thiết.

9. Cách giảm ngứa mề đay tại nhà bằng lá khế

Sử dụng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa là bài thuốc dân gian lâu đời nhưng vẫn luôn được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng. Loại lá này có khả năng chống dị ứng, diệt khuẩn, giải độc, giảm ngứa và xoa dịu cảm giác nóng rát trên da, tạo điều kiện cho các vết hồng ban nhanh lặn.

Cách giảm ngứa mề đay tại nhà bằng lá khế
Lá khế giúp hỗ trợ điều trị mề đay bằng cách ức chế dị ứng, giảm ngứa

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng lá khế khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cách 1: Sao nóng lá khế đến khi héo, để nguội cho đến khi không còn khả năng gây bỏng thì lấy lá chà nhẹ lên vùng da bị mề đay.
  • Cách 2: Nấu 200g lá khế với 1 thìa muối hạt và 2 lít nước để tắm nếu bị nổi mề đay toàn thân.
  • Cách 3: Dùng 1 nắm lá khế sao vàng, đem hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày

10. Cách trị dị ứng mề đay tại nhà bằng thuốc không kê đơn

Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp chống ngứa, giảm nổi sẩn và cải thiện các triệu chứng khác liên quan đến bệnh mề đay. Trong đó, thuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến.

Khi sử dụng, thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ức chế tác dụng của histamin, một chất hóa học trong cơ thể gây ra phản ứng dị ứng. Bạn có thể cân nhắc dùng Diphenhydramine, Cetirizine, Loratadine hay Fexofenadine,… Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ nên thường được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem, lotion hay gel chống ngứa chứa calamine. Chất này có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu da và giảm ngứa ngáy khó chịu khi bị nổi mề đay.

Mặc dù không phải là thuốc kê đơn nhưng bạn nên thận trọng tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị nổi mề đay tại nhà. Chú ý dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và nếu các triệu chứng bệnh không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

ĐÁNG CHÚ Ý: Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Trị

Ưu nhược điểm của cách trị mề đay mẩn ngứa tại nhà

Khi bạn bị nổi mề đay mẩn ngứa, việc tìm kiếm giải pháp điều trị tại nhà có thể là một lựa chọn tiện lợi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn nên hiểu rõ để đưa ra được quyết định thông minh và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho tình trạng của mình.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí, ít tốn kém hơn so với việc điều trị chuyên nghiệp hoặc dùng thuốc kê đơn.
  • Đơn giản, dễ dàng thực hiện.
  • Có thể áp dụng ngay khi triệu chứng nổi mề đay khởi phát nên giúp ức chế bệnh nhanh hơn.
  • Phương pháp chữa bệnh đa dạng, có thể thử nghiệm hoặc kết hợp nhiều giải pháp để đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn.
cách trị mề đay mẩn ngứa tại nhà
Cách trị mề đay mẩn ngứa tại nhà chỉ cho hiệu quả đối với các trường hợp bị nhẹ nhưng cần thận trọng lựa chọn các phương pháp khoa học để đảm bảo an toàn

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không đồng đều ở tất cả các trường hợp.
  • Ở một số bệnh nhân, triệu chứng có thể không cải thiện hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn khi áp dụng những cách chữa mề đay tại nhà truyền miệng trong dân gian.
  • Hầu hết các phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng về tính an toàn, hiệu quả.
  • Áp dụng sai cách, lạm dụng thuốc không kê đơn bừa bãi có thể dẫn đến nhiễm trùng da và nhiều tác dụng phụ khác.
  • Các mẹo tự nhiên có tác dụng chậm nên chỉ thích hợp cho người bị mề đay nhẹ và cần kiên trì khi thực hiện.

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA

Những mẹo trị nổi mề đay tự nhiên thường chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời mà không thể giải quyết được căn nguyên gốc rễ của bệnh. Nếu bạn không xác định đúng nguyên nhân gây dị ứng mề đay, việc tự điều trị có thể không hiệu quả, thậm chí còn khiến bệnh tăng nặng và gây biến chứng do áp dụng những phương pháp phản khoa học.

Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, nổi mẩn ngứa toàn thân. Tránh tự ý áp dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà bừa bãi khi không có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM


Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay là tình trạng da phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người tìm đến các loại dầu bôi để làm dịu triệu chứng, nhưng không phải loại dầu nào cũng phù hợp. Vậy, liệu nổi mề đay có nên bôi dầu không? Nổi mề đay có nên bôi...
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nổi mề đay có được ăn trứng không? Bạn cần biết - Nổi mề đay có ăn trứng được không? Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng dị ứng của da, gây...
Nổi mề đay ăn thịt bò được không là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi bị tình trạng dị ứng da này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến mức độ nặng nhẹ của mề đay và thịt bò là thực phẩm gây lo ngại vì có thể kích thích phản ứng dị ứng. Giải đáp -...
Thịt gà là một loại thực phẩm quen thuộc, giàu protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị mề đay thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vậy, nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp - Nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Nổi mề...
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả