Phác đồ điều trị viêm phần phụ luôn được bác sĩ xây dựng phù hợp với diễn biến bệnh lý, cơ địa, thể trạng của từng người. Bởi viêm phần phụ khi diễn biến nặng có thể gây ảnh hưởng đến hàng loạt cơ quan sinh sản, nặng hơn là vô sinh. Vì vậy, điều trị viêm phần phụ với một phác đồ khoa học sẽ giúp chị em nhanh chóng tạm biệt bệnh lý nguy hiểm này.

Điều trị viêm phần phụ có thực sự cần thiết?

Viêm phần phụ là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, bệnh thường gây viêm nhiễm, tổn thương cho các cơ quan sinh dục thuộc phần phụ. Đây cũng là nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung, vô sinh, hiếm muộn ở đa số phụ nữ.

Tương tự như nhiều bệnh lý khác, viêm phần phụ được chia thành mức độ cấp tính và mức độ mãn tính. Đối với tình trạng viêm phần phụ cấp tính, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em. Nguy hiểm hơn, bệnh còn làm tăng nguy cơ vô sinh, lây lan và sinh ra các bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến,…

Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên điều trị viêm phần phụ càng sớm càng tốt để không bị các cơn đau nhức, khó chịu vùng kín làm phiền. Trong đó, việc tìm kiếm phác đồ điều trị viêm phần phụ phù hợp với thể trạng để đem lại hiệu quả cao là điều vô cùng cần thiết.

Các phác đồ điều trị viêm phần phụ tốt nhất hiện nay

Viêm phần phụ là bệnh lý phụ khoa tương đối nguy hiểm, cần được chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chức năng sinh sản. Các phác đồ điều trị phác đồ điều trị viêm phần phụ mới nhất hiện nay được xây dựng dựa trên việc sử dụng thuốc tân dược và can thiệp ngoại khoa.

Phác đồ điều trị viêm phần phụ với thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm phần phụ là chỉ định của bác sĩ đối với những bệnh nhân ở thể nhẹ, viêm phần phụ gần như chưa gây ra biến chứng, viêm nhiễm nào. Các loại thuốc được ưu tiên sử dụng là thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn.

Dưới đây là các phác đồ điều trị viêm phần phụ bằng việc sử dụng thuốc tân dược đang được áp dụng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Phác đồ điều trị viêm phần phụ của Dược thư Quốc gia Việt Nam 2012

Theo Dược thư quốc gia Việt Nam 2012, phác đồ điều trị viêm phần phụ cần được xây dựng dựa trên tình trạng bệnh cũng như từng nhóm đối tượng. Cụ thể như sau:

Ceftriaxone 250mg được chỉ định tiêm bắp liều duy nhất cho bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ
Ceftriaxone 250mg được chỉ định tiêm bắp liều duy nhất cho bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ: Dùng Ceftriaxone 250mg liều duy nhất (tiêm bắp). Kết hợp với Ceftriaxone 250mg là sử dụng Metronidazol 400mg vào sáng và tối, Doxycyclin 100mg với liều lượng 2 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 2 tuần.
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng: Mỗi ngày tiêm tĩnh mạch 1gr Ceftriaxone hoặc tiêm bắp Cefotaxim 8 tiếng/lần. Đồng thời, tiêm tĩnh mạch Metronidazol 500mg cho bệnh nhân sau mỗi 12 tiếng và kết hợp dùng Doxycyclin 100mg theo đường uống 2 lần/ngày.
  • Người được điều trị đang mang thai: Tiêm tĩnh mạch Erythromycin 500mg hoặc dùng theo đường uống 6h/lần.

Phác đồ điều trị viêm phần phụ của Hiệp hội Sức khỏe Tình dục và HIV Anh 2011

Phác đồ được khuyến cáo:

Theo Hiệp hội Sức khỏe Tình dục và HIV của Anh, phác đồ điều trị viêm phần phụ có thể được xây dựng dựa trên phác đồ trị ngoại trú PID bao gồm:

  • Dùng Ceftriaxone 500mg tiêm bắp liều duy nhất. Kết hợp tiêm bắp với việc sử dụng Doxycyclin 100mg và Metronidazol 400mg 2 lần mỗi ngày, duy trì trong 2 tuần.
  • Hoặc: Uống Ofloxacin 400mg và Metronidazol 400mg mỗi loại 2 lần/ngày, uống liên tục trong vòng 2 tuần.

Riêng đối với phác đồ điều trị viêm phần phụ được khuyến cáo, Metronidazol đem lại hiệu quả tích cực đối với những bệnh nhân PID nặng. Quá trình điều trị viêm phần phụ mãn tính theo phác đồ của Hiệp hội Sức khỏe Tình dục và HIV của Anh cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Những bệnh nhân mắc PID do lậu cầu không nên sử dụng Ofloxacin và Moxifloxacin.Trong một số trường hợp, được phép thay thế Ofloxacin bằng Levofloxacin.
  • Việc sử dụng Cephalosporin tiêm bắp để thay thế cho Ceftriaxone không được khuyến khích vì hiện chưa có thử nghiệm lâm sàng nào, có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Phác đồ dùng thay thế:

Bên cạnh phác đồ điều trị viêm phần phụ khuyến cáo, Hiệp hội Sức khỏe Tình dục và HIV của Vương Quốc Anh cũng đưa ra phác đồ thay thế như sau:

  • Dùng Ceftriaxon 500mg tiêm bắp liều duy nhất, đồng thời dùng Azithromycin 1g/tuần trong 14 ngày liên tiếp.
  • Uống Moxifloxacin 400mg ngày 1 lần, dùng liên tục trong 2 tuần.

Riêng đối với Moxifloxacin, mặc dù đem lại hiệu quả điều trị PID cao nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ làm tăng men gan cùng nhiều tác dụng phụ khác. Do vậy cần đặc biệt cẩn trọng và chỉ dùng Moxifloxacin trong trường hợp các loại thuốc khác không đem lại hiệu quả mong muốn.

Phác đồ điều trị viêm phần phụ của Sanford Guide 2011-2012

Về phác đồ điều trị viêm phần phụ, chuyên trang Sanford Guide cũng đưa ra phác đồ khuyến cáo và phác đồ thay thế gồm các loại thuốc và cách dùng, liều dùng tương ứng như sau:

Phác đồ được khuyến cáo:

  • Dùng Ceftriaxon 250mg tiêm vào tĩnh mạch liều duy nhất, uống Doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong vòng 2 tuần. Ngoài ra, có thể dùng thêm Metronidazol 500mg theo đường uống với liều lượng 2 lần/ngày và duy trì trong vòng 2 tuần.
  • Cefoxitin 2g tiêm bắp liều duy nhất, kết hợp uống Probenecid 1g và metronidazol 500mg mỗi ngày 2 lần, duy trì trong 15 ngày. Đồng thời, uống Doxycyclin 100mg 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần.
Doxycyclin 100mg được chỉ định theo phác đồ điều trị của Sanford Guide 2011-2012
Doxycyclin 100mg được chỉ định theo phác đồ điều trị của Sanford Guide 2011-2012

Phác đồ thay thế:

Tiêm vào tĩnh mạch liều duy nhất Ceftriaxon 250mg + Uống Azithromycin 1g một lần một tuần, dùng trong 2 tuần liên tiếp.

Phác đồ điều trị viêm phần phụ và ngoại trú PID của Bệnh viện Từ Dũ 2012

Bệnh viện Từ Dũ là một trong những địa chỉ có chuyên khoa phụ sản, thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa hàng đầu cả nước. Ngay từ năm 2012, đơn vị này cũng đã đưa ra phác đồ điều trị viêm phần phụ khuyến cáo và thay thế như sau:

Phác đồ khuyến cáo:

  • Tiêm vào bắp một liều duy nhất Ceftriaxon 250mg, kết hợp uống Doxycyclin 100mg trong 2 tuần, mỗi ngày dùng 2 lần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thêm Metronidazol 500mg cũng với liều lượng 2 lần mỗi ngày và duy trì trong 2 tuần.
  • Tiêm bắp Cefoxitin 2g liều duy nhất + uống Probenecid 1g và Doxycyclin 100mg liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày uống 2 lần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống thêm Metronidazol 500mg với liều lượng 2 lần mỗi ngày, duy trì trong 2 tuần liên tiếp.
  • Tiêm bắp với Cephalosporin 1g liều duy nhất và uống Doxycyclin 100mg với tần suất 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần. Cũng có thể dùng thêm metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày trong vòng 2 tuần liên tiếp.

Phác đồ thay thế

Uống Ofloxacin 400mg mỗi ngày 2 lần, duy trì trong 2 tuần. Hoặc uống Levofloxacin 500mg để thay thế nhưng chỉ với 1 lần/ngày, liên tiếp trong 2 tuần. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp dùng Metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày với liệu trình 14 ngày liên tiếp.

Phác đồ của CDC 2012 trong điều trị viêm phần phụ liên liên quan đến lậu cầu

Phác đồ điều trị viêm phần phụ của CDC được dùng cho bệnh nhân không gặp biến chứng cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng. Phác đồ khuyến cáo và thay thế được CDC đưa ra như sau:

Phác đồ khuyến cáo: Tiêm bắp liều duy nhất với Ceftriaxon 250mg. Kết hợp với uống liều duy nhất azithromycin 1g hoặc Doxycyclin 100mg trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 2 lần.

Phác đồ thay thế: Được dùng trong trường hợp không có sẵn Ceftriaxon. Cụ thể như sau:

  • Uống liều duy nhất Cefixim 400mg và Azithromycin 1g. Có thể dùng Doxycyclin 100mg để thay thế cho Azithromycin 1g nhưng cần uống liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày 2 lần.
  • Trường hợp bệnh nhân dị ứng với Cephalosporin có thể sử dụng liều duy nhất azithromycin 2g để thay thế.Nếu phác đồ thay thế không đáp ứng được tình trạng bệnh, có thể tiêm bắp với Ceftriaxon 250mg, đồng thời sử dụng liều duy nhất Azithromycin 2g.

Phác đồ điều trị viêm phần phụ bằng can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp viêm phần phụ bên phải thể nặng, bệnh đã gây ra một số biến chứng, cơ thể bệnh nhân không đáp ứng được các loại thuốc nội khoa thì bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn để phẫu thuật. Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật viêm phần phụ chính là mổ mở và mở nội soi.

Phương pháp mổ mở

Phương pháp mổ mở được chỉ định trong trường hợp cần cắt bỏ khối áp xe, khối áp xe phần phụ bị vỡ, bụng dính không thể can thiệp bằng biện pháp nội soi. Với phương pháp này, bác sẽ sẽ tiến hành rạch da dọc dưới rốn, đường giữa hoặc đường Maylard để quan sát vùng chậu.

Phương pháp mổ mở được chỉ định trong trường hợp cần cắt bỏ khối áp xe
Phương pháp mổ mở được chỉ định trong trường hợp cần cắt bỏ khối áp xe

Quy trình phẫu thuật viêm phần phụ bằng phương pháp mổ mở:

  • Bước 1: Chẩn đoán tình trạng, vị trí viêm phần phụ.
  • Bước 2: Rạch da, tiếp cận và loại bỏ khối áp xe, các mảnh vụn và dịch viêm.
  • Bước 3: Rửa lại khoang phúc mạc, đảm bảo không gây nhiễm trùng cho người bệnh.
  • Bước 4: Dẫn lưu.

Trong trường bệnh ở thể nặng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tử cung cũng như hai bên phần phụ. Còn đối với trường hợp bệnh tiến triển nhẹ hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cắt một bên phần phụ, một bên được giữ lại để đảm bảo hoạt động nội tiết cũng như duy trì chức năng sinh sản cho bệnh nhân.

Phương pháp nội soi

Nội soi là biện pháp xâm lấn tối thiểu, thường được áp dụng trong trường hợp phác đồ điều trị viêm phần phụ bằng can thiệp nội khoa không thành công. Việc phẫu thuật bằng phương pháp nội soi giúp vòi tử cung được mở thông, gỡ dính, dẫn lưu, thậm chí là cắt bỏ hoàn toàn phần phụ. Phẫu thuật nội soi được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng kháng sinh sau 48-72 giờ sử dụng.
  • Cần dẫn lưu dịch áp xe.
  • Cần cắt sẹo sau phẫu thuật do dính đau.

Phẫu thuật viêm phần phụ bằng phương pháp nội soi gồm 5 bước sau:

  • Bước 1: Tiến hành chọc trocar, sau đó bơm khí vào ổ bụng.
  • Bước 2: Chẩn đoán ổ phúc mạc qua màn hình nội soi.
  • Bước 3: Xử lý viêm phần phụ, hút dịch viêm.
  • Bước 4: Rửa, vệ sinh khoang bụng đảm bảo không gây nhiễm trùng.
  • Bước 5: Dẫn lưu.

Lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị viêm phần phụ

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa: Không tự ý điều trị, dùng thuốc hay áp dụng bất kỳ biện pháp nào khi chưa có chỉ định.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Tránh viêm nhiễm lây lan trong quá trình điều trị.
  • Thận trọng khi dùng thuốc: Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng và tuân thủ đúng liều lượng.
  • Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng: Chỉ áp dụng khi điều trị nội khoa không hiệu quả và cần được bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng.
  • Chăm sóc sau phẫu thuật: Theo dõi sức khỏe và liên hệ với bác sĩ nếu có bất thường.
Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh viêm nhiễm lây lan
Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh viêm nhiễm lây lan

Biện pháp phòng ngừa viêm phần phụ hiệu quả

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ.
  • Hạn chế số lượng bạn tình: Giảm nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch, không thụt rửa âm đạo.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Tiêm phòng: Các loại vaccine như vaccine HPV có thể giúp phòng ngừa một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, từ đó giảm nguy cơ viêm phần phụ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh căng thẳng: Stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… nếu không được điều trị dứt điểm có thể lan lên phần phụ.

Như vậy, bài viết đã đưa ra các phác đồ điều trị viêm phần phụ giúp người bệnh tham khảo, nắm rõ quy trình. Để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sớm viêm phần phụ, khi có những dấu hiệu bất thường chị em nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán. Vì nếu được phát hiện sớm, có thể chỉ cần dùng thuốc mà không cần đến các biện pháp ngoại khoa vốn gây đau đớn và tiềm tàng nhiều biến chứng nguy hiểm.


Câu hỏi thường gặp

Viêm phần phụ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

  • Tắc vòi trứng: Viêm nhiễm có thể gây tắc nghẽn vòi trứng, ngăn cản trứng gặp tinh trùng.
  • Thai ngoài tử cung: Viêm nhiễm làm tăng nguy cơ trứng làm tổ ngoài tử cung, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Giảm chất lượng trứng: Viêm phần phụ ảnh hưởng đến buồng trứng, làm giảm chất lượng trứng.
  • Vô sinh: Trong trường hợp nặng, viêm phần phụ có thể dẫn đến vô sinh.

Lời khuyên: Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và nghi ngờ bị viêm phần phụ, hãy đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan sinh sản nữ, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Gây đau đớn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và tử vong.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Tăng nguy cơ vô sinh, mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc sinh non.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống tình dục.

Lời khuyên: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm phần phụ, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đừng chủ quan với sức khỏe của mình!

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả