Ho gió là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cập nhật: 14/05/2024 Theo dõi trên goole news

Ho gió rất dễ khởi phát vào những thời điểm chuyển mùa trong năm. Các triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh ho gió bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Ho gió là bệnh lý thường khởi phát vào thời điểm giao mùa hoặc khi cơ thể bị dị ứng
Ho gió là bệnh lý thường khởi phát vào thời điểm giao mùa hoặc khi cơ thể bị dị ứng

Ho gió là gì?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống khứ vật thể lạ bên trong vòm họng ra bên ngoài. Dựa vào tính chất cơn ho mà y học chia thành nhiều loại khác nhau như ho khan, ho có đờm, ho gió,… Ho gió là cụm từ y khoa dùng để chỉ hiện tượng ho kéo dài nhưng không có sự xuất hiện của dịch đờm hoặc chất nhầy. Bệnh lý này thường khởi phát vào những thời điểm giao mùa trong năm hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do tác động của một số nguyên nhân khác như:

  • Hút thuốc lá nhiều
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Do bệnh lý (như hen suyễn, ho gà, bệnh về phổi,…).

Các yếu tố làm gia tăng mức độ của bệnh lý là:

  • Thời tiết lạnh khô
  • Không khí ô nhiễm
  • Hít nhiều khói thuốc
  • Tính chất công việc dùng giọng nói nhiều

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, ho gió là bệnh lý không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc trị ho thông thường. Nhưng nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây tổn thương đến hệ hô hấp và gây ra một số bệnh lý khác như viêm tai, viêm thanh quản,….

Triệu chứng của bệnh ho gió

Triệu chứng của các loại bệnh ho khá giống nhau, điều này khiến bạn khó có thể phân biệt được chúng. Tuy nhiên, khi bệnh mới khởi phát ở giai đoạn đầu sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Khi bị ho gió người bệnh sẽ cảm thấy đau rát vùng cổ họng và gây khó khăn khi ăn uống
Khi bị ho gió người bệnh sẽ cảm thấy đau rát vùng cổ họng và gây khó khăn khi ăn uống
  • Ho kéo dài nhưng không có sự xuất hiện của đờm hay dịch nhầy
  • Có cảm giác đau rát hoặc khô ngứa bên trong vòm họng
  • Ăn kém, chán ăn
  • Đau cơ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Cần đến gặp bác sĩ nhanh chóng nếu bạn có các dấu hiệu sau đây:

  • Ho kéo dài từ 4 – 8 tuần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Đau tức ngực, khó thở, chóng mặt
  • Khàn giọng, ho ra máu
  • Cơ thể mệt mỏi

Tình trạng ho gió nếu để diễn ra kéo dài sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Đồng thời, triệu chứng của bệnh còn gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Các phương pháp điều trị ho gió

Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh ho gió, người bệnh nên thăm khám xác định chính xác bệnh trạng. Dựa vào đó bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là hai phương pháp điều trị ho gió được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Phương pháp Tây y

Dùng thuốc Tây chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi nên được nhiều người ưu tiên áp dụng. Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp nhất. Các loại thuốc Tây y thường được kê đơn điều trị bệnh ho gió là:

Dùng thuốc Tây y trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng và được ưu tiên áp dụng
Dùng thuốc Tây y trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng và được ưu tiên áp dụng
  • Thuốc giảm ho: (Pholcodine, Codein, Dextromethorphan,…) Công dụng chính của loại thuốc này là ức chế trung tâm gây ho và giảm đau rát họng. Loại thuốc này chống chỉ định cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị hen suyễn hoặc suy hô hấp.
  • Thuốc kháng histamin: (Alimemazin, Chlopheniramin…) Được kê đơn điều trị cho những trường hợp ho gió do dị ứng hoặc bị kích thích. Công dụng chính của nhóm thuốc này là giảm ho và an thần. Do thuốc có tác dụng ân thần nên không dùng cho những người đang lái xe, vận hành máy móc hoặc tính chất công việc yêu cầu tập trung cao độ.
  • Thuốc tê giảm ho: (Lidocain, Benzonatate, Menthol,…) Công dụng chính của nhóm thuốc này là làm tê liệt các nổn thần kinh gây ho.

Khi dùng thuốc Tây y chữa ho gió tại nhà người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp dân gian

Ở những trường hợp ho gió chỉ mới khởi phát với mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các mẹo trị bệnh lưu truyền trong dân gian để cải thiện triệu chứng. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:+ Tỏi hấp mật ong

  • Lấy vài nhánh tỏi bóc sạch vỏ, đem rửa sạch để ráo nước rồi cho vào cối giã nhỏ.
  • Cho tỏi giã vào một cái bát sạch, chế mật ong nguyên chất vào rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút.
  • Để cho hỗn hợp nguội bớt thì sử dụng để uống, nên uống với liều lượng 3 lần/ngày và mỗi lần là 2 thìa cà phê.
Chữa bệnh ho gió tại nhà bằng hỗn hợp tỏi hấp mật ong
Chữa bệnh ho gió tại nhà bằng hỗn hợp tỏi hấp mật ong

+ Mật ong và quất

  • Quất sau khi mua về đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Dùng dao bổ đôi, loại bỏ hạt rồi thái thành lát mỏng.
  • Cho quất vào bát rồi đổ mật ong vào cho ngập, đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy cho đến khi quất chín nhuyễn và quyện đều với mật ong.
  • Sử dụng hỗn hợp trên để ngậm trong họng khoảng 5 giây rồi nuốt. Nên sử dụng với liều lượng 3 lần/ngày và mỗi lần là 2 thìa cà phê.

+ Lá me, gừng và nước cốt chanh

  • Ở cách trị bệnh này bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá me tươi, 1 củ gừng và nước cốt chanh tươi.
  • Lá me đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước. Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái nhỏ.
  • Cho lá me và gừng vào nồi cùng với 2 cốc nước, sau đó bắt lên bếp đun trên lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ.
  • Khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước rồi trộn đều với nước cốt chanh.
  • Sử dụng hỗn hợp trên để uống ngay khi còn ấm, nên sử dụng 4 lần/ngày và mỗi lần là 2 thìa cà phê.

Dùng mẹo dân gian chữa ho gió tại nhà mang lại hiệu quả khá chậm, người bệnh cần phải áp dụng đều đặn mỗi ngày thì tình trạng mới có thể chuyển biến tốt. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao nhưng bạn không được lạm dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh

Ngoài việc thực hiện điều trị, bạn cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị ho gió bạn có thể tham khảo:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho niêm mạc họng và tránh bị kích ứng. Tốt nhất bạn nên uống nước ấm và không uống nước đá lạnh. Tuyệt đối không được uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích.
Khi bị ho gió người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm
Khi bị ho gió người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm
  • Nên giữ ấm cơ thể khi về đêm vì đây là thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp. Bạn có thể tiến hành xông mũi để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh và cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tính mát và làm ấm phổi như khế, chanh,… Không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng đến vòm họng như đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp công nghiệp, đồ ăn đông lạnh,…
  • Nên dành nhiều thời gian để nghĩ ngơi giúp cơ thể có thời gian phục hồi. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, khói than,…

Biện pháp phòng ngừa ho gió

Vào những thời điểm giao mùa trong năm, bệnh ho gió rất dễ khởi phát trở lại và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để phòng tránh căn bệnh này bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết có sự thay đổi đột ngột hoặc chuyển lạnh.
  • Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ và thoáng khí, hạn chế đến những nơi đông người hoặc có nguồn không khí bị ô nhiễm.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong vòm họng. Chủ động có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp mỗi khi đi ra ngoài
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp cấp ẩm cho niêm mạc họng. Chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua việc ăn uống giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách tăng cường vận động cơ thể hoặc tập luyện thể dục thể thao.
Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể và phòng ngừa bệnh lý
Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể và phòng ngừa bệnh lý

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh ho gió mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC