Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó bệnh liên quan đến mắt rất nguy hiểm vậy làm sao để điều trị tình trạng một cách an toàn nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách xử lý, điều trị tốt nhất.

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Mắt là bộ phận rất nhạy cảm, dễ tổn thương dù chỉ với 1 tác động, kích ứng rất nhỏ. Nổi mẩn đỏ quanh mắt là tình trạng trên da xuất hiện các mẩn đỏ, nốt ban hồng nhạt kèm theo ngứa rất khó chịu. 

Nổi mẩn đỏ quanh mắt khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu
Nổi mẩn đỏ quanh mắt khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu

Theo các chuyên gia, tình trạng nổi mẩn đỏ quanh mắt là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh:

BỊ nổi mẩn đỏ quanh mắt do dị ứng:

Dị ứng có dấu hiệu nổi mẩn đỏ khắp toàn thân, và đặc biệt xung quanh mắt. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bệnh là do tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như:

  • Thời tiết: Khi thời tiết thay đổi nóng, lạnh, hanh khô, ẩm mốc là khi cơ thể dễ có dấu hiệu bị dị ứng nhất.
  • Thực phẩm: Các thực phẩm như hải sản, đồ cay, đồ dầu mỡ, trứng,… và các chất kích thích dễ khiến cơ thể bị nổi mẩn đỏ quanh mắt.
  • Mỹ phẩm: Tình trạng dị ứng do mỹ phẩm thường gặp khi bạn sử dụng mỹ phẩm không hợp với cơ địa, hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc, kem trộn,...
  • Dị ứng thuốc kháng sinh: Có một số thuốc sau khi sử dụng có tác dụng phụ là khiến nổi các các mẩn đỏ trên da, đặc biệt là khu vực mí mắt.
  • Ngoài ra còn do một số tác nhân khác như: bụi bẩn, nước ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa,...

Tùy vào cơ địa của từng người mà mỗi bệnh nhân có phản ứng dị ứng với các tác nhân khác nhau. Tuy nhiên tình trạng bệnh có thể tự hết sau 1 -2 ngày nếu ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Viêm da tiết bã:

Tình trạng này xuất hiện ở những người bệnh có da quanh mắt mỏng, đổ nhiều mồ hôi dầu. Các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều khiến lỗ chân lông bị giãn nở và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó dẫn đến nổi mẩn đỏ quanh mắt, gây ngứa, khô da và da bị bong tróc vảy trắng. Bệnh lý này mãn tính và có thể xuất hiện nhiều lần trong năm.

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng này là phụ nữ có bầu, phụ nữ sau sinh, trẻ vị thành niên do thay đổi hormon trong cơ thể.

Do mề đay:

Các biểu hiện của bệnh mề đay trên da cũng giống như khi bị dị ứng. Tuy nhiên triệu chứng và tình trạng bệnh nguy hiểm hơn khi bị dị ứng. Một số trường hợp bị mề đay do thời tiết, phấn hoa, lông động vật,... thì các triệu chứng có thể hết sau vài giờ.

Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, mề đay mãn tính tái phát nhiều lần, các triệu chứng có thể kéo dài trên 3 tháng, khó điều trị và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt có nguy hiểm không?

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt có nguy hiểm không? - Theo các chuyên gia đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh kéo dài sẽ khiến mí mắt sưng đỏ, khô rất khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra các tình trạng như:

  • Mí mắt sưng, ngứa dẫn đến khó ngủ, mất ngủ
  • Cơ thể sốt cao, khó chịu, nốt mẩn ngứa xuất hiện mủ 
  • Da khô ráp, có biểu hiện bị bóc vảy trắng
  • Bị viêm kết mạc dị ứng
  • Tổn thương thị lực do giác mạc bị ảnh hưởng

Nổi mẩn ngứa quanh mắt rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Nổi mẩn ngứa quanh mắt rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Mắt bị thương ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến nguy cơ bị mù. Vậy nên khi có những biểu hiện trên người bệnh cần gặp bác sĩ để điều trị bệnh.

Nổi mẩn đỏ ngứa quanh mắt lâu ngày ảnh hưởng rất nhiều đến mắt và sức khỏe. Hiện nay có nhiều cách để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ, sức khỏe, tình trạng, mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Do đó, người bệnh cần chủ động đi khám và điều trị sớm để cho hiệu quả tốt nhất.

Cách điều trị nổi mẩn đỏ quanh mắt

Chữa nổi mẩn đỏ quanh mắt bằng mẹo dân gian

Có thể áp dụng một trong số các mẹo sau để giảm mẩn đỏ quanh mắt ngay tại nhà:

  • Sử dụng khoai tây: Cắt lát khoai tây đắp lên mắt giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ và sáng da.
  • Sử dụng nha đam và mật ong: Nha đam có công dụng tăng độ ẩm và dưỡng da rất tốt. Bên cạnh đó gel nha đam còn có tác dụng kháng khuẩn giúp chống ngứa, giảm quầng thâm mắt. Khi bị nổi mẩn đỏ quanh mắt bạn lấy nha đam xay lấy nước rồi trộn cùng mật ong để rửa mắt hàng ngày.
  • Rửa nước muối loãng: Hòa muối với nước tinh khiết rồi rửa mắt giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn quanh mắt.

Lưu ý: Các mẹo dân gian chỉ nên áp dụng với trường hợp nổi mẩn đỏ quanh mắt cấp tính. Nếu hiện tượng mẩn ngứa kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn. 

Điều trị nổi mẩn đỏ quanh mắt bằng thuốc Tây:

Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc đúng liều lượng. Các loại thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc chống dị ứng:

  • Thuốc kháng Histamin:  Có công dụng ức chế Histamin trong máu làm giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa.
  • Một số thuốc nhỏ mắt: Có công dụng giúp mắt đỡ cộm, mỏi, đau rát: Phenylephrin, Naphazoline, Tetrahydrozoline,...
  • Thuốc chứa Corticoid: Có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm. Tuy nhiên nhóm thuốc này để lại nhiều biến chứng cho cơ thể vì vậy chỉ nên dùng khi các triệu chứng bệnh nặng.

Thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh
Thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh

Do phần mắt rất nhạy cảm, dễ tổn thương nên khi sử dụng thuốc điều trị người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý tốt nhất.

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt muốn điều trị dứt điểm tình trạng bệnh thì bệnh nhân cần kết hợp sử dụng phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc da. Bạn nên thường xuyên vệ sinh vùng mắt bằng nước sạch, tránh tiếp xúc khói bụi hay các tác nhân gây dị ứng. Kèm với đó là có chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả