Bất kì phương pháp điều trị ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm sau khi thực hiện. Mổ sỏi thận cũng có nguy cơ để lại các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả phẫu thuật. Vậy, biến chứng sau mổ sỏi thận có nguy hiểm không và làm sao để hạn chế tình trạng này?
Biến chứng sau mổ sỏi thận gồm những gì? Do đâu?
Phương pháp mổ sỏi thận thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Viêm sỏi có kích thước lớn, gây viêm, chảy máu hoặc ảnh hưởng đến hoạt động hệ bài tiết và các cơ quan lân cận.
- Khi áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa nhưng sỏi không bị bào mòn và đào thải, thâm chí sỏi còn có nguy cơ lớn dần thêm.
- Người bệnh phải chịu những cơn đau đớn quằn quại, dữ dội ở vùng bụng sườn, xương sườn, hông và lưng.
Hiện nay y học phát triển nên việc mổ sỏi thận được thực hiện dưới sự hỗ trợ của trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhằm nên có thể giảm thiểu đau đớn và có tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa này vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Cụ thể người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng mổ sỏi thận sau đây:
Chảy máu sau khi mổ
Chảy máu là biến chứng thường gặp nhất khi thực hiện mổ lấy sỏi thận, đặc biệt là khi mổ lấy sỏi san hô. Thông thường, hiện tượng chảy máu sẽ xuất hiện ngay sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc xuất hiện thứ phát (sau một thời gian điều trị).
Chảy máu ngay sau khi mổ
Hiện tượng chảy máu ngay sau thực hiện mổ sỏi thận là do một số nguyên nhân như:
- Quá trình mổ gây tổn thương niêm mạc hoặc làm rách cốc mạch máu nhỏ trong thận và các mạch máu này tự cầm hoặc quá trình cầm máu không cẩn thận,…
- Việc vận chuyển bệnh nhân về phòng hậu phẫu không thực hiện nhẹ nhàng.
- Bệnh nhân cử động mạnh hay gồng mình sau mổ cũng dễ dẫn tới hiện tượng chảy máu.
Trường hợp bệnh nhân chảy máu ít, sẽ được theo dõi và điều trị bằng phương pháp nội khoa như: truyền dịch, dùng kháng sinh, thuốc cầm máu, vitamin và nằm bất động tại giường,… Áp dụng điều trị đúng cách sau 03 ngày dẫn lưu thận ra nước tiểu trong, có thể ổn định và xuất viện sau 12 ngày mổ.
Trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng máu chảy nhiều kèm máu cục hoặc huyết động không ổn định thì nên can thiệp ngoại khoa để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Chảy máu thứ phát
Đây là hiện tượng chảy máu sau 1 thời gian tiến hành phẫu thuật. Thông thường chảy máu thứ phát xuất hiện sau 1 tuần hoặc 2 tuần sau mổ. Biến chứng sau mổ sỏi thận này rất nguy hiểm, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ điều trị can thiệp sớm.
Nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng này là do nhiễm khuẩn sau phẫu thuật làm tăng áp lực trong đài bể thận. Khi đó đường khâu nhu mô sẽ bị bung ra, cục máu đông bít đầu mạch máu cũng bị bong dẫn đến chảy máu thứ phát.
Để ngăn ngừa chảy máu này, người bệnh cần hạn chế vận động, tốt nhất nên nằm trên giường từ 1 – 2 tuần. Nếu nhận thấy màu sắc dịch dẫn lưu và nước tiểu có sự bất thường, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp xử lý kịp thời.
Rò nước tiểu – Biến chứng sau mổ sỏi thận
Hiện tượng rò nước tiểu sau khi mổ sỏi thận theo các chuyên gia cho biết là do sót sỏi hẹp bể thận hay hoại tử nhu mô thận. Chính vì vậy, trước khi mổ các bác sĩ cần tiến hành thăm khám và xác định phương pháp mổ hợp lý với từng loại sỏi. Trong quá trình mổ cần tránh làm tổn thương nhiều mạch máu và mô thận và phải khâu kín vết thương.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu rò nước tiểu, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám lại và điều trị kịp thời. Nếu để lâu, tình trạng rò nước tiểu sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn niệu và có nguy cơ khiến sỏi tái phát trở lại.
Viêm thận – Bể thận cấp sau mổ
Viêm thận, bể thận cấp là biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu do quá trình mổ không đảm bảo vệ sinh vô trùng. Khi gặp phải biến chứng này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: Sốt cao, tiểu buốt, tiểu ra máu, đau ở vùng sườn với cơn đau âm ỉ cho đến dữ dội và lan xuống vùng bàng quang.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm thận, bể thận cấp sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn huyết, suy thận, tăng huyết áp,… nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Tắc mạch chi sau mổ sỏi thận
Tắc mạch chi là một trong những biến chứng sau khi mổ sỏi thận nguy hiểm hàng đầu. Nguyên nhân xuất hiện do hậu quả của quá trình sốc nhiễm trùng khi mổ sỏi có kích thước 4mm trở lên. Trong trường hợp không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng hoại tử chi.
Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu như: Đau đột ngột và dữ dội ở chi bị tắc mạch, có cảm giác đau tê bì hoặc kiến bò. Ngoài ra, vùng chi bị tắc động mạch sẽ lạnh hơn, có màu sắc nhợt nhạt hơn so với bên không bị tổn thương. Sau một thời gian, cử động các ngón ở chi sẽ yếu dần, suy giảm chức năng vận động và có thể mất vận động hoàn toàn.
Tiểu không tự chủ sau mổ sỏi thận
Khi mổ nội soi sỏi thận, các bác sĩ sử dụng một ống soi mềm đưa qua niệu đạo vào niệu quản của cơ thể người bệnh. Ống soi này có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang để phá vỡ sỏi và đào thải sỏi thận ra ngoài.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, ống soi có thể gây tổn thương cho đường tiểu dẫn đến mô sẹo gây cản trở quá trình lưu thông dòng nước tiểu. Vì vậy, sau khi mổ, người bị sỏi thận có thể gặp phải dấu hiệu tiểu không tự chủ hoặc són tiểu. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế kiểm tra lại và tham khảo cách xử lý từ bác sĩ chuyên môn.
Tổn thương các tạng trong ổ bụng
Trường hợp mổ sỏi thận không đảm bảo chuyên môn hoặc quá trình thực hiện không đúng chuẩn có thể dẫn đến tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể như: Tổn thương đại tràng, tá tràng, gan, lá lách,..
Trường hợp này rất nguy hiểm và rất khó để áp dụng các biện pháp xử lý triệt để. Do đó biện pháp ngăn ngừa biến chứng tốt nhất là các bác sĩ cần có chuyên môn cao, tiến hành phẫu thuật thực hiện đúng quy trình và có thể xử lý tình trạng bất thường khi mổ sỏi.
Biện pháp phòng ngừa biến chứng sau mổ sỏi thận
Như đã phân tích, mổ sỏi thận có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng này xuất hiện và giúp rút ngắn thời gian hồi phục, người bệnh cần:
- Lựa chọn phẫu thuật tại bệnh viện lớn, có uy tín, được trang bị thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo vệ sinh và có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiệt tình, giàu kinh nghiệm chuyên môn.
- Với vết mổ hở cần được tiến hành thay băng hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Trường hợp có dấu hiệu xuất hiện chảy máu, buồn nôn, sốt, đi tiểu ra máu,… người nhà và người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời.
- Sau khi mổ sỏi thận, bệnh nhân nên sử dụng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: Sữa, cháo, súp…
- Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung thực phẩm sao cho cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: Các loại vitamin, canxi, khoáng chất,…
- Sau khi mổ sỏi, người bệnh tuyệt đối không sử dụng thức ăn cay, nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hoặc một số thực phẩm làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu như: Chocolate, đậu bắp, các loại hạt, củ cải đường, trà…
- Cần uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5 – 2 lít nước để loại bỏ độc tố và ngăn ngừa việc hình thành sỏi.
- Người bệnh cần hạn chế vận động trong 1 – 2 tuần sau mổ để tránh vết thương bị bục, rách gây chảy máu. Sau 2 tuần dưỡng bệnh thì nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể thoải mái và tăng cường sức khỏe.
Điều trị ngoại khoa trong một số trường hợp mắc sỏi thận là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để ngăn ngừa biến chứng sau mổ sỏi thận người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cần được xử lý kịp thời biến chứng bệnh trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
XEM THÊM: Người bị sỏi thận kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe nhất?