Sỏi thận là căn bệnh về đường tiết niệu khá phổ biến, có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt, tình trạng sỏi thận ở kích thước thước từ 2 – 3mm rất dễ mắc phải. Vậy sỏi thận 2mm, 3mm có nguy hiểm không và phải điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Sỏi thận 2mm, 3mm là to hay nhỏ? Có nguy hiểm không?

Hiện tượng sỏi thận chính là hậu quả của quá trình cô lắng các chất cặn trong nước tiểu. Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước và ít vận động. Bệnh sỏi thận hình thành rất âm thầm, được tích lũy qua nhiều ngày, nên quá trình hình thành sỏi khiến người bệnh khó có thể nhận biết được. 

Sỏi thận 2mm và 3mm là tình trạng rất dễ gặp nhất ở người sỏi thận, vậy bị sỏi thận 3mm có nguy hiểm không?

Một số hình ảnh về sỏi thận 2mm và 3mm
Một số hình ảnh về sỏi thận 2mm và 3mm

Milimet (mm) là đơn vị chuẩn, được dùng để xác định kích thước của các viên sỏi trong thận. Sỏi thận có kích thước 2mm và 3mm không gây ra nhiều ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe vì còn rất nhỏ. Tuy nhiên, sỏi thận kích thước 4mm cũng phản ánh việc hình thành viên sỏi đã xảy ra một khoảng thời gian nhất định và cũng đi đôi với những triệu chứng tác động đến cơ thể. 

Với sỏi thận nhỏ 3mm, người bệnh có thể hình dung tương đương khoảng nửa hạt đậu xanh. Đây được xem là loại sỏi có kích thước nhỏ nên không cần tới sự can thiệp của các phương án điều trị nội khoa hay ngoại khoa nào cả.

Cơ thể con người hoàn toàn có thể dễ dàng đào thải sỏi 2mm và 3mm ra qua đường nước tiểu nếu người bệnh biết điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực, tránh áp lực, stress hoặc dùng một số loại thuốc đào thải qua bàng quang.

Tuy nhiên, nếu người bệnh không phát hiện bị sỏi thận 3mm sớm và không điều trị luôn thì kích thước của nó sẽ nhanh chóng tăng kích thước và sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho chủ thể. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi kích thước sỏi thận tăng đó là:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng nội tạng
  • Suy thận

Vì thế, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào về bệnh sỏi thận, dù là to hay nhỏ thì người bệnh cũng nên đến các bệnh viện để thăm khám và tìm các phương án điều trị phù hợp nhất nhằm tránh các biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Phương pháp chẩn đoán sỏi thận 2mm, 3mm

Khi bị sỏi thận, nếu gặp các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị y tế để được chẩn đoán bệnh:

  • Đau nhói không thể ngồi im, thay đổi tư thế vẫn đau
  • Đau lưng kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ói
  • Đau buốt đi kèm sốt ớn lạnh
  • Nước tiểu có máu
  • Bí tiểu, vô niệu

Dựa theo triệu chứng và tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chẩn đoán thích hợp:

Chẩn đoán sỏi thận ban đầu

  • Hỏi tiền sử bệnh, hỏi các triệu chứng bệnh
  • Khám lâm sàng
  • Xét nghiệm nước tiểu

Chẩn đoán sỏi thận chi tiết

Bao gồm 4 phương pháp chẩn đoán chính như sau:

  • Chụp thận không chuẩn bị: Qua chẩn đoán lâm sàng, nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc một số dạng sỏi thận cản quang đặc biệt thì sẽ tiến hành phương pháp này để chẩn đoán chi tiết. Phương pháp chụp thận không chuẩn bị không sử dụng thuốc cản quang nên chỉ có thể được dùng cho chẩn đoán các loại sỏi thận cản quang. Ví dụ như sỏi thận photphat, hoặc sỏi thận có dạng san hô
  • Chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): So với phương pháp chụp X-quang, phương pháp chụp cắt lớp CT có tác dụng tương tự nhưng mức độ chính xác lại cao hơn. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng nhu mô thận và giãn đài bể thận khách quan nhất.
  • Chẩn đoán sỏi thận qua siêu âm: Chẩn đoán sỏi thận hình ảnh siêu âm sẽ thể hiện các đặc điểm sau của thận: Kích thước thận; độ dày, độ mỏng của nhu mô thận; độ giãn của đài bể thận; vị trí, kích thước chính xác của viên sỏi ,...
  • Chẩn đoán bằng phương pháp chụp thận thuốc tĩnh mạch UIV (Urographie Intraveineuse): Phương này này sử dụng thuốc cản quang tiêm vào đường tĩnh mạch. Nó có thể giúp xác định cụ thể vị trí của sỏi cản quang cũng như sỏi không cản quang. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp đánh giá chức năng bài tiết của thận đang ở mức độ nào, biến thể đài bể thận và tình trạng lưu thông đường tiết niệu có ổn định, bình thường hay không. Phương pháp này là giải pháp cuối cùng nếu các phương pháp chụp thận, siêu âm và chụp CT không đưa ra được kết quả rõ ràng. Các xét nghiệm chính của nó bao gồm pyelogram tĩnh mạch và IVP.

Lưu ý trong chế độ ăn của người sỏi thận 2mm và 3mm

Với bệnh sỏi thận 2mm, 3mm có thể nói chế độ ăn có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả điều trị rất lớn. Thậm chí, nhiều cơ địa còn có khả năng đào thải sỏi ra ngoài nhờ điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý, giữ tinh thần thoải mái mà không cần dùng thuốc. Bởi vậy, mọi người cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của mình.

Thực hiện chế độ ăn cho người sỏi thận như sau:

  • Uống nhiều nước: Đây là điều quan trọng nhất với người bị sỏi thận. Nếu uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày hoặc thực hiện thay đổi cách ăn uống sao cho lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ ngày thì khả năng tống xuất những viên sỏi nhỏ ra ngoài là tốt nhất. 
  • Ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt để giảm khả năng tích nước, cô lắng cặn nước tiểu. 
  • Cân bằng thực phẩm chứa canxi: Không nên kiêng cữ quá mức các thực phẩm chứa canxi vì có thể gây mất cân bằng trong hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn làm tăng kích thước sỏi thận và nguy cơ loãng xương. Mỗi ngày, người bệnh có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi và một số loại trứng, rau củ chứa canxi tự nhiên. 
  • Giảm thực phẩm chứa nhiều oxalat: Các loại cà phê, trà đặc, socola, bột cám, rau muống,... là những thực phẩm không nên ăn nhiều vì có thể làm tăng nguy cơ tích tạo sỏi trong thận.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C: Uống nhiều nước ép cam, chanh, bưởi,... hoặc ăn trực tiếp các loại hoa quả giàu Citrat sẽ giúp cơ thể loại bổ các chất cặn trong thận và giúp chống tạo sỏi.
  • Ăn nhiều rau tươi: Các chất xơ tự nhiên trong rau quả tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
  • Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin: Các loại cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, lòng lợn, lòng bò, các loại mắm,... là các thực phẩm chứa nhiều purin tạo sỏi trong thận cần hạn chế dung nạp vào cơ thể.

Cách điều trị sỏi thận 2mm hiệu quả

Sau khi đưa ra chẩn đoán chính xác về kích thước của viên sỏi, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Như đã chia sẻ ở trên, kích thước của sỏi thận 3 ly nhỏ nên không cần can thiệp bằng phẫu thuật mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị đơn giản. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc tây để đào thải sỏi thận qua đường bàng quang ra ngoài hoặc có thể sử dụng các bài thuốc đông y đặc trị.

Sỏi thận 3mm uống thuốc gì? Thuốc Tây y

Khi sỏi thận 2mm, 3mm và không có các biến chứng giãn hệ tiết niệu, người bệnh có thể uống các thuốc làm tan sỏi để điều trị sỏi thận. Các sĩ sẽ kê đơn kết hợp thuốc tây với uống nhiều nước (trung bình 2 - 2,5 lít mỗi ngày) để tạo điều kiện giúp sỏi đào thải tự nhiên ra ngoài. 

Cụ thể, một số loại thuốc thường được kê đơn đó là: thuốc giảm đau naproxen sodium, thuốc chống viêm, thuốc tiêu viêm, thuốc chống co thắt niệu quản, thuốc ibuprofen,...

Sau khi dùng thuốc, người bệnh cần theo dõi để phát hiện sỏi thận 2mm được tiểu ra ngoài. Sau đó nên đem viên sỏi đến bệnh viện làm xét nghiệm phân chất nhằm xác định loại sỏi thận mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều chỉnh chế độ ăn và thuốc cho phù hợp nhất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe

Sỏi thận rất dễ tái phát nên bệnh nhân cần tái khám định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. 

Điều trị bằng thuốc Đông y

Khi kích thước sỏi nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các bài thuốc Đông y vừa có hiệu quả lâu dài, mà không gây tác dụng phụ, không gây biến chứng nguy hiểm. Một số bài thuốc đông y nổi tiếng trong điều trị sỏi thận 2mm và 3mm đó là:

Bài thuốc 1: Thanh nhiệt thải độc thận

  • Chuẩn bị: 6g cam thảo; 8g đại hoàng; đình ông, mã đề, biển súc, dịch thạch, sơn chỉ tử mỗi vị 12g.
  • Cách thực hiện: Sao vàng rồi hạ thổ riêng từng loại thảo dược trên. Sau đó sắc cùng 4 bát nước, thu về 1 bát sau sắc. Dùng thuốc mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 bát, sắc thuốc liên tục cho tới khi sử dụng hết tinh chất của dược liệu thì thay thang mới. 
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc cơ thể, tăng cường khả năng lọc của thận và làm giảm kích thước sỏi.

Bài thuốc 2: Điều trị đi tiểu dắt, đau buốt lưng bụng

  • Chuẩn bị: Xa tiền tử, Thục địa, Sơn thù, Đan bì, Trạch tả, Hoài sơn, Phục linh mỗi vị thuốc 14g; Quế chi, Phụ tử, Cỏ xước và Đỗ trọng đã sao vàng hạ thổ mỗi loại 16g.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị dược liệu trên vào một ấm đất/ sứ, sắc chung với 2 lít nước. Sau khoảng thời gian 30 – 45 phút thì ngừng và chia làm 5 phần dùng liên tục trong thời gian 3 tuần đến 1 tháng.
  • Công dụng: Giúp đi tiểu thông, lợi tiểu, giảm tức bụng đồng thời điều hoà khí huyết, giảm nhanh các triệu chứng lạnh buốt bụng về đêm, mất ngủ.

Bài thuốc 3: Điều trị dứt điểm bí tiểu, tiểu buốt

  • Chuẩn bị: Cây cối xay, Râu ngô, Rễ tranh, Cỏ mần trầu, Bông má đề, Rau má mỗi loại một ít.
  • Cách thực hiện: Phơi khô hoặc sao vàng các nguyên liệu trên và đun thành nước uống, sử dụng thành nhiều lần trong ngày.
  • Công dụng: Tán phong, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, kích thích cơ thể bài tiết, giúp cầm máu niêm mạc đường tiết niệu, giảm triệu chứng đau rát khi tiểu.

Sỏi thận 2mm, 3mm không quá nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, song nếu không có biện pháp ngăn chặn sự phát triển của chúng sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Bởi vậy, mọi người hãy chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và kiên trì điều trị để nhanh chóng lấy lại sức khỏe cho bản thân.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả