Chàm móng tay làm một bệnh lý da liễu có liên quan đến tay. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các biểu hiện khô và bong tróc, dày sừng ở móng tay và đầu ngón tay. Bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên diễn biến lâu ngày có thể gây phiền toái trong sinh hoạt. Nếu không điều trị sớm, bệnh tái phát nhiều lần, mầm bệnh ăn sâu vào máu khiến việc chữa trị không đạt hiệu quả như mong muốn.

Bệnh chàm móng tay là bệnh gì?

Chàm móng tay là tình trạng đầu ngón tay bị khô, ảnh hưởng lan đến ngón tay gây rụng móng. Chàm móng tay còn được xem là một dạng của bệnh nấm da. Bệnh thường bùng phát sau khi người bệnh có tiếp xúc với các loại chất kích ứng, những chất dễ gây dị ứng. Trong dân gian, bệnh chàm móng tay còn được gọi là chàm tổ đỉa hoặc bệnh chàm dị ứng.

Chàm móng tay gây ra viêm nhiễm từ mức nhẹ đến trung bình. Tình trạng viêm nhiễm ở đầu ngón tay gây nổi mụn nước thành cụm. Triệu chứng viêm lan đến ngón tay gây hỏng móng, móng mềm và dễ bị tổn thương, bệnh thường xảy ra đối xứng hai bên bàn tay. Triệu chứng thường lây tuyền từ ngón trỏ sang ngón trỏ tay kia rồi lan sang ngón khác.

Đa số các trường hợp chàm móng tay đề có biểu hiện lột da thành tấm ở giữa đầu ngón tay gây ngứa. Trung bình có khoảng 40% người mắc bệnh chàm với xuất phát ban đầu là chàm ngón tay. Tình trạng chàm ngón tay không nguy hiểm nhưng bệnh sẽ gây ra những triệu chứng kém thẩm mỹ. Chàm ngón tay không khó trị, tuy nhiên bệnh lại dễ tái phát. Vì thế người bệnh cần có cách điều triệu triệt để, diễn ra càng sớm sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị càng cao.

Những dấu hiệu bệnh chàm móng tay 

Chàm móng tay là những tổn thương gây phá hủy cấu trúc móng thường chỉ xảy ra khu trú. Những người bị chàm đầu ngón tay thường có nguy cơ chàm móng tay cao hơn. Kèm theo đó là những mụn nước mọc rải rác tập trung ở rìa những ngón tay, kẽ tay. Ban đầu mụn nước hình thành với kích thước nhỏ, dần dần to ra như bọng nước.

Ngay từ khi hình thành vùng viêm, nhiễm khuẩn thì người bệnh đã cảm nhận những cơn ngứa đặc trưng. Khi gãi, nếu không may làm vỡ số mụn nước thì triệu chứng có thể lan rộng hơn. Tình trạng nghiêm trọng hơn là mảng chàm xuất hiện từ đầu ngón tay đến móng tay.

Móng tay bị chàm có màu trắng đục, lớp sừng của móng dày hơn bình thường gây ngứa. Ngoài ra những triệu chứng thông thường của bệnh chàm móng tay còn khá đa dạng và phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Trong đó 4 giai đoạn chàm móng tay có những biểu hiện đặc trưng gồm:

  • Giai đoạn 1: Vùng da xung quanh móng tay có thể thay đổi thành màu vàng, xanh hoặc chuyển sang màu nâu sậm. Kèm theo đó, vị trí phía trên hoặc dưới móng tay xuất hiện những nốt đốm trắng nhỏ.
  • Giai đoạn 2: Móng tay biến dạng, móng tay mất độ láng vốn có và thay vào đó là các đường rãnh hoặc lỗ rỗ lõm có mức độ nặng nhẹ tùy trường hợp. Lúc này cơn ngứa ngáy vẫn chưa thực sự nghiêm trọng, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa trong thời gian ngắn.
  • Giai đoạn 3: Lớp sừng của móng hình thành dày hơn, một số móng tay có thể bị bong ra gây đau đớn và khó chịu. Bên dưới móng hình thành phần vảy trắng, bề mặt da dưới móng dễ bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi vi khuẩn sinh sôi. Một số mảng màu vàng xuất hiện trên đầu móng tay, móng dễ bị sứt và lung lay khi chịu tác động từ bên ngoài.
  • Giai đoạn 4: Những tổn thương ở bề mặt khiến móng yếu và dễ bị chảy máu. Chàm móng tay nghiêm trọng dễ nhận thấy ở những móng bị biến dạng và hư tổn. Lớp tế bào sừng hóa dưới khiến móng phát triển dày hơn móng tay bình thường 2- 3 lần. Điều này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, các ảnh hưởng tồi tệ hơn đến hệ thần kinh nằm dưới móng cũng có thể tổn thương khi không được bảo vệ.

Nguyên nhân gây bệnh chàm móng tay

Nguyên nhân gây bệnh chàm móng tay
Chàm móng tay xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng trong thời gian dài

Bệnh chàm cũng như nhiều vấn đề da liễu khác, bệnh thường kéo dài dai dẳng và bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Như đã đề cập, những nguyên nhân chính gây chàm móng tay là chất kích thích, chất tẩy rửa tác động lâu ngày. Bởi vì bàn tay là bội phận thường xảy ra vận động hàng ngày, nếu không bảo vệ vùng da tay đúng cách thì bệnh rất dễ bùng phát. cách chuyên gia cũng đã ghi nhận bệnh chàm móng tay là triệu chứng bệnh lý xảy ra vì nhiều nguyên nhân như:

  • Ảnh hưởng từ những yếu tố dị nguyên như nước bẩn, hóa chất, chất tẩy rửa, nước sơn móng,...
  • Dị ứng với các loại đồ ăn đặc biệt là những người có làn da mẫn cảm, cơ địa dễ mắc dị ứng.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữa trị bệnh, một số loại thuốc tây có khả năng gây chàm móng tay.
  • Chàm móng tay xảy ra do di truyền từ gia đình, người thân, bệnh không lây nhiễm.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh chàm da, thì khả năng con cháu có thể bị chàm tương tự.
  • Rối loạn chức năng hệ thần kinh, hoạt động nội tạng bị ảnh hưởng do chất kích thích.
  • Người bệnh bị xơ gan, nhiễm khuẩn xoang đều là những nguyên gây ra bệnh chàm khô.

Trường hợp không nằm trong số các nhóm nguyên nhân trên không có nghĩa là bạn không mắc bệnh. Những yếu tố khác thúc đẩy nguy cơ chàm da gồm có thời tiết, độ ẩm, cơ địa dị ứng ở mỗi người.

Chàm móng tay có nguy hiểm không?

Những triệu chứng của chàm móng tay thường bị bỏ qua trong thời gian mới bùng phát. Điều này vô tình khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng, diễn biến phát triển mãn tính làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay không nguy hiểm đến tính mạnh, tuy nhiên triệu chứng sẽ gây phiền toái cho người bệnh vì những vấn đề sau:

Thường xuyên ngứa ngáy, đau đớn: Cơn ngứa do bệnh chàm móng tay gây ra thường kéo dài âm ỉ, do đầu ngón tay là khu vực chứa hệ thần kinh cảm giác. Những tay đổi từ lớn sừng, dẫn đến tổn thương lâu ngày khiến các dây thần kinh tại vị trí này trở nên nhạy cảm hơn.  Do đó vấn đề lớn nhất của căn bệnh này là cảm giác khó chịu và đau đớn.

Tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng: Tình trạng chàm móng tay thường xuyên tái phát, sau mỗi đợt bùng phát thì triệu chứng có khuynh hướng tiến triển nặng thêm. Điều này gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, người bệnh thường xuyên khó chịu, mệt mỏi, áp lực trong công việc và giao tiếp.

Bất tiện trong sinh hoạt: Tay cũng như đầu ngón tay là những bộ phận cần thiết thực hiện sinh hoạt hàng ngày.Trong mọi cần nắm, nấu nướng, lau dọn hay vệ sinh cơ thể đều cần đến sự giúp đỡ của bàn tay. Vì thế mà khi bị chàm móng tay hoặc các đầu ngón tay đều khiến cho mọi hoạt động bị đình trệ.

Bệnh cản trở giấc ngủ: Với bất lỳ bệnh lý da liễu nào gây ngứa ngáy, đau đớn, bệnh nhân cũng sẽ gánh chịu những hệ lụy kèm theo như mất ngủ, sa sút tinh thần. Người bệnh thường bị nhức mỏi, tê buốt, cơn ngứa diễn ra mọi thời điểm, mọi nơi làm bạn ngủ không ngon giấc. Thiếu ngủ thường xuyên sẽ gây mệt mỏi, kiệt sức, bệnh khó lành hơn và tạo thành vòng lẩn quẩn khó khắc phục triệt để.

Cách chữa bệnh chàm móng tay theo dân gian

Những phương pháp dân gian chữa bệnh chàm móng tay có khả năng hỗ trợ khắc phục các triệu chứng cơ bản. Tuy nhiên, bởi vì phương pháp được thực hiện dựa trên những nguyên liệu tự nhiên nên việc điều trị có thể mất nhiều thời gian. Bệnh nhân tham khảo các cách chữa chàm móng tay tại nhà như sau:

Sử dụng lá ổi

Thành phần dược chất chính có trong lá ổi gồm tanin,  axit guajavalic, vitamin K beta-sitosterol, coalpha-limonen, axit maslinic… Với công dụng chính là kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, cầm máu nên lá ổi được ứng dụng phổ biến trong điều trị chứng viêm nhiễm, bệnh bên ngoài da.

Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 100 gram lá ổi tươi đem rửa sạch, nên chọn lá già để đảm bảo hiệu quả. Đun lá ổi trong nước khoảng 10-15 phút rồi đổ ra chậu nhỏ. Đợi đến khi nước nguội bớt đem đi ngâm rửa vùng da bị chàm. Bạn ngâm tay kết hợp dùng lá ổi đắp lên vùng da bị bệnh sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Sử dụng dưa chuột

Trong dưa chuột có 90% nước và các vitamin như C, B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, folic acid, magie, phốt pho, kali, kẽm,… Trong các ghi nhận của Điều trị Y học Dân tộc, tác dụng của dưa chuột chính được biết đến là khả năng bổ sung độ ẩm và tạo sự cân bằng cho làn da khô ráp. Vì thế mà dưa chuột có hiệu quả tích cực trong khắc phục các triệu chứng của bệnh chàm.

Chữa chàm móng tay
Dưa chuột cung cấp độ ẩm và các vitamin kháng lại vi khuẩn gây chàm móng

Cách thực hiện: Dùng dưa chuột tươi, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng cho vào ngăn tủ lạnh cho mát. Trước đó, bạn cần vệ sinh vùng da bị chàm sạch và lau khô, đắp dưa chuột lên da khoảng 15-20 phút thì rửa lại với nước sạch. Thực hiện 3-4 lần/ ngày sẽ nhận thấy các cải thiện đáng kể tại vùng ngón tay bị chàm.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có thành phần enzym dồi dào, trong đó chủ yếu là anti-fungal, antibacterial và antioxidant, antimicrobial,… Chúng có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng chàm lây lan tại bàn tay và ngón tay. Đồng thời dầu dừa cũng có thể làm dịu những cơn ngứa, giúp dưỡng ẩm cho da phòng tình trạng nứt nẻ làn da xảy ra.

Cách thực hiện: Người bệnh nên vệ sinh vùng da bị chàm bằng nước ấm sau đó lau khô bằng khăn mềm. Dùng lượng dầu dừa vừa đủ để thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Để nguyên dầu dừa trên da trong khoảng 15-30 phút, sau đó rửa lại vùng da bằng nước sạch rồi lau khô.

Sử dụng nha đam

Thành phần chính của nha đam là các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đồng thời nguồn vitamin E có trong nguyên liệu này còn giúp dưỡng da ẩm mượt, mềm mại. Vì thế bạn có thể sử dụng nha đam để loại bỏ lớp da khô bong tróc và giảm ngứa do bệnh chàm móng tay gây ra.

Cách thực hiện: Bạn sử dụng 1/2 lá nha đam, đem đi bỏ vỏ và cạo lấy dịch gel của nha đam. Rửa sạch vùng da tại khu vực bị chàm và lau khô, sau đó bôi hỗn hợp nha đam lên da và để khô tự nhiên sau 15-20 phút. Cuối cùng bạn rửa lại với nước ấm, nên thực hiện mỗi tuần 2 lần để tăng hiệu quả.

Sử dụng khoai tây

Khoai tây có công dụng oxy hoá một số chất bẩn trên da rất hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai tây để loại bỏ một số chất độc hại, vi khuẩn trên da và đồng thời giữ ẩm làn da tự nhiên. Những thành phần có trong khoai tây như cellulose, canxi, kẽm, sắt, các nhóm vitamin… giúp thúc đẩy hoạt động tái tạo da sau tổn thương rất tốt.

Cách thực hiện: Đem khoai tây đi rửa sạch và đem hấp hoặc chưng cách thủy. Khi khoai tây chín đem nghiền nát và đắp lên vùng móng bị tổn thương, dùng băng gạc cố định. Bạn có thể áp dụng mỗi ngày 2-3 lần/ ngày,  thực hiện trong vòng 2 tuần bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng ngứa, khô da thuyên giảm hẳn.

Lưu ý gì khi điều trị bệnh chàm móng tay

Hiện nay, việc điều trị chàm móng tay chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng tạm thời chứ không khắc phục được bệnh 100%. Chàm móng tay là một bệnh da liễu mạn tính, bệnh có thể tái phát khi gặp các dị nguyên gây kích ứng. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp giúp kéo dài thời gian tái bệnh, duy trì cuộc sống thoải mái cho bệnh nhân. Để đạt được điều này, việc điều trị cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Dưỡng ẩm tay

Chàm móng tay khiến vùng da từ đốt ngón tay đến móng trở nên khô và dễ bong tróc. Vì thế người bệnh cầm đảm bảo móng ẩm, đàn hồi, sử dụng các sản phẩm cung cấp độ ẩm có thể ngăn ngừa tái phát. Tránh sử dụng các loại sản phẩm tắm gội, xà phòng có hóa chất, chất tẩy rửa mạnh sẽ gây kích ứng da.

Người bệnh nên sử dụng các loại sản phẩm tắm gội, dưỡng da tay có chiết xuất tự nhiên như trà xanh, dầu dừa và kẽm. Thời gian dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm xong, khi lớp sừng mềm sẽ làm tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.

  • Giữ nhiệt độ, độ ẩm không khí ổn định

Điều trị trực tiếp bằng các sản phẩm dưỡng ẩm da mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần lưu ý đến việc cân bằng nhiệt độ và độ ẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào mới hình thành. Tránh sinh hoạt trong môi trường quá nóng, đổ mồ hôi tay nhiều sẽ gây ra những tổn thương viêm nhiễm tại vùng ngón tay. Ngoài ra không khí khô lạnh cũng làm nghiêm trọng hơn tình trạng nứt nẻ.

  • Không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Để điều trị bệnh chàm ngón tay hiệu quả, đầu tiên bạn cần đảm bảo cách ly vùng da bị tổn thương với các chất gây dị ứng từng xảy ra trước đó. Khi đã có tiền sử chàm hoặc vảy nến ngón tay, vùng da tại khu vực này sẽ rất nhạy cảm, chúng dễ bị kích ứng hơn với các tác nhân.

Người bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, các chất tẩy rửa, xà phòng, nước bẩn, lông động vật, khói bụi,… Nếu bắt buộc phải dùng đến chúng, bạn cần trang bị bảo vệ bằng cách đeo găng tay. Người bệnh cần hiểu rõ cơ thể dị ứng với nhân tố nào để chủ động phòng ngừa.

  • Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái

Yếu tố tâm lý có thể thúc đẩy việc điều trị rút ngắn hoặc khiến bệnh tái phát nhanh hơn. Tình trạng căng thẳng kéo dài gây rối loạn nội tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch, từ đó vi khuẩn có thể phát triển và tấn công nhanh chóng. Để tránh căng thẳng, bạn nên thiết lập chế độ sinh hoạt và vận động hợp lý, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cải thiện thế chất lẫn tinh thần giúp đối phó với bệnh tốt hơn.

  • Cắt ngắn móng tay

chữa bệnh chàm móng tay
Cắt móng tay để hạn chế những tổn thương do cào xước, ngứa gãy

Cắt móng tay là yêu cầu quan trọng để bảo vệ cấu trúc móng của bạn trước những tổn thương do bệnh chàm móng gây ra. Móng tay được cắt gọn sẽ tránh được các cào xước gây tổn thương, đồng thời giúp vệ sinh móng sạch và kháng lây nhiễm tốt.

Nếu để móng tay dài bạn sẽ tạo điều kiện để các lớp vi khuẩn trú ẩn và gây ra các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng da, bội nhiễm ở bệnh chàm do thói quen dùng móng tay gãi của người bệnh.

Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết đã giúp người bệnh tìm được cách điều trị bệnh chàm móng tay phù hợp với bản thân. Trong thời gian chữa bệnh tại nhà, nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì bạn nên dừng việc điều trị để tìm đến các trung tâm Da liễu thăm khám. Tùy theo tình hình triệu chứng, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương hướng hỗ trợ phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.



Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả