Nhiều người khi mắc bệnh đều mang trong mình một thắc mắc là “ Bệnh eczema có chữa khỏi được không ”. Do cơ chế hình thành bệnh phức tạp và chưa có biện pháp điều trị riêng biệt nên bệnh chàm eczema không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp được áp dụng chỉ có tác dụng làm giảm mức độ viêm da, kiểm soát cơn ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm thiểu nguy cơ hình thành đám tổn thương mới.

Bệnh eczema có chữa khỏi được không?

Eczema (chàm) là một dạng viêm lớp nông của da, phát triển qua 2 giai đoạn chính – cấp tính và mãn tính. Tổn thương cơ bản là tình trạng da viêm đỏ, nổi cộm, thâm nhiễm nứt nẻ, dày sừng, có mụn nước và ngứa ngáy. Bệnh có đặc tính dai dẳng, tiến triển theo từng đợt và hay tái phát.

Căn nguyên và cơ bệnh khởi phát của bệnh chàm được nghiên cứu trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy bệnh có mối liên hệ mật thiết với tác nhân dị ứng và yếu tố cơ địa.

Bệnh eczema có chữa khỏi được không
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?

Về vấn đề “Bệnh eczema có chữa được không?” Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc đã có giải đáp như sau:

“Eczema – chàm có cơ chế bệnh sinh phức tạp và có nhiều điểm chưa sáng tỏ. Do đó quá trình điều trị bệnh còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và hiện tại chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm. Việc điều trị chỉ có tác dụng giảm mức độ viêm da, kiểm soát cơn ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm thiểu tổn thương mới hình thành.

Sau khi điều trị, các vấn đề tổn thương da có thể thuyên giảm. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với các yếu tố kích thích (môi trường sống, tâm lý, thuốc,…), bệnh có thể tái phát trở lại.”

Như vậy có thể thấy, bệnh eczema không thể điều trị dứt điểm. Mục đích của quá trình điều trị là cải thiện tổn thương da, giảm ngứa và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Ngoài ra để kiểm soát bệnh hoàn toàn, cần kết hợp giữa việc điều trị với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát.

Kiểm soát bệnh eczema bằng cách nào?

Như đã đề cập, bệnh eczema không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn và vẫn có khả năng tái phát cao. Vì vậy bên cạnh các biện pháp y tế, bạn cần kết hợp với một số cách chăm sóc và phòng ngừa khoa học để giamr nguy cơ bệnh bùng phát trở lại.

1. Điều trị eczema bằng phương pháp Tây y

Các biện pháp điều trị bệnh eczema được chỉ định tùy thuộc vào mức độ tổn thương và độ tuổi của từng cá thể. Một số biện pháp y tế thường được áp dụng, bao gồm:

Bệnh eczema có chữa khỏi được không
Sử dụng thuốc giúp làm giảm mức độ tổn thương da, ngăn ngừa bội nhiễm và cải thiện ngứa ngáy
  • Dung dịch sát khuẩn: Các dung dịch như Milian, xanh metylen, hồ nước,… được dùng khi da nổi nhiều mụn nước để sát trùng, làm khô vùng tổn thương và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp chàm bội nhiễm, bác sĩ có thể kê đơn một số kháng sinh dạng uống như Cephalosporin và Amoxicilin, sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày để đảm bảo vi khuẩn bị ức chế hoàn toàn.
  • Thuốc mỡ corticoid: Khi tổn thương da đã khô, thuốc mỡ corticoid được sử dụng để giảm viêm, chống dị ứng và kiểm soát ngứa, nhưng không nên dùng lên vùng da bị nhiễm trùng.
  • Thuốc chống dị ứng: Được dùng khi da bị viêm và ngứa nghiêm trọng, thuốc hoạt động bằng cách ức chế histamine tại thụ thể H1, ngăn chặn phóng thích histamine vào niêm mạc và da.
  • Quang hóa trị liệu: Quang hóa trị liệu là biện pháp điều trị sử dụng ánh sáng nhân tạo để biệt hóa tế bào sừng, ức chế tế bào mast và ngăn chặn hoạt tính của các chất trung gian gây viêm. Liệu pháp này thường được chỉ định trong giai đoạn eczema mãn tính – đặc biệt là với những trường hợp thất bại khi điều trị bằng thuốc.

Ngoài ra để cải thiện ngứa ngáy và làm giảm tổn thương da, có thể dùng lá bàng, lá trầu không, cây sài đất hoặc trà xanh nấu nước tắm hoặc ngâm rửa. Các biện pháp này phần nào làm giảm mức độ viêm da, hỗ trợ kiểm soát cơn ngứa và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc.

2. Điều trị eczema bằng Đông y

Bệnh eczema do nhiều nguyên nhân gây nên và chúng được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân trực tiếp và nguyên gián tiếp. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp là do vi khuẩn, chất gây kích ứng, thực phẩm, hóa chất, khí hậu, môi trường ô nhiễm,… Còn nguyên nhân sâu xa (gián tiếp) lại xuất phát từ chính trong cơ thể người bệnh, bao gồm yếu tố miễn dịch, di truyền hay sự suy yếu của một số tạng phủ,…

Do vậy, muốn điều trị được bệnh eczema một cách hiệu quả nhất, ngăn ngừa khả năng tái phát là phải loại bỏ được cả hai nhóm nguyên nhân trên. Trong khi đó, hầu hết các phương pháp của Tây y hiện đại lại chỉ tác động được đến nguyên nhân trực tiếp. Điều đó lý giải vì sao người bệnh rết dễ gặp tình trạng tái phát chỉ một sau một thời gian ngắn. Cho nên, điều trị eczema bằng liệu trình chuyên sâu theo Đông y được đánh giá là giải pháp tối ưu hiện nay. Điển hình là phương pháp chữa eczema tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102.

3. Phòng ngừa và chăm sóc bệnh eczema

Song song với các phương pháp y tế, bạn nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nhằm hỗ trợ làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Bệnh eczema có chữa khỏi được không
Dưỡng ẩm thường xuyên giúp làm dịu vùng da kích ứng, giảm viêm và củng cố hàng rào bảo vệ da

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đối với bệnh eczema, bao gồm:

  • Tuyệt đối không chà xát và cào gãi lên vùng da bị bệnh.
  • Chăm sóc vùng da bằng cách thường xuyên bôi dưỡng và kem chống nắng
  • Không để da tiếp xúc với xà phòng và các yếu tố có khả năng dị ứng cao như hóa mỹ phẩm, kim loại, dung môi công nghiệp, nọc độc côn trùng, mủ thực vật,…
  • Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm và thấm hút để tránh tình trạng da đổ nhiều mồ hôi và kích ứng do ma sát.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm lạ và một số nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, đậu phộng,…
  • Mặc dù chưa thể điều trị hoàn toàn nhưng bệnh chàm eczema tương đối lành tính và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy bạn nên giữ tinh thần thoải mái và lạc quan, tránh lo lắng và căng thẳng bởi yếu tố tâm lý có thể tác động trực tiếp đến tiến triển của bệnh.
  • Thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được chỉ định loại thuốc điều trị thích hợp. Tùy tiện sử dụng thuốc có thể kích thích hoạt động miễn dịch và gây bùng phát bệnh chàm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh eczema có chữa khỏi được không?”. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc đã có hình dung cụ thể về tính chất, mức độ ảnh hưởng và các biện pháp kiểm soát bệnh lý này. Trong trường hợp triệu chứng bùng phát mạnh và lan tỏa trên diện rộng, vui lòng liên hệ với chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.


Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan