Viêm da tiết bã gây rụng tóc nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây ra các mảng bong tróc trên da đầu và ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng thẩm mỹ. Người bệnh cần nhanh chóng gặp gỡ bác sĩ để có thể tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Viêm da tiết bã gây rụng tóc do đâu?

Viêm da tiết bã là một bệnh lý da liễu có tính chất mãn tính kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần người bệnh. Các triệu chứng bệnh thường có xu hướng xuất hiện nhiều nơi tuyết bã nhờn hoạt động mạnh, điển hình như da đầu. Viêm da dầu làm xuất hiện những mảng vảy bong tróc như gàu, da đầu viêm đỏ, ngứa ngáy, tóc rụng thành mảng vô cùng khó chịu.

Viêm da tiết bã gây rụng tóc
Viêm da tiết bã gây rụng tóc là triệu chứng thường gặp khiến người bệnh rất khó chịu

Bệnh lý này xuất hiện trên da đầu và ảnh hưởng trực tiếp đến chân tóc khiến khiến chân tóc này càng yếu và có dấu hiệu thoái hóa. Đồng thời tình trạng ngứa khiến bạn có xu hướng đưa tay lên gãi hay ma sát nhiều để thấy dễ chịu hơn, đây cũng yếu tố làm tăng nguy cơ tóc bị gãy rụng. Không chỉ vậy, tóc người bệnh cũng có xu hướng nhanh bẩn, nhanh bết dính kèm theo ngứa ngáy dù mới gội xong.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác khiến khi bị viêm da tiết bã da đầu người bệnh thường có xu hướng rụng tóc nhiều là do trên da đầu hình thành loại nấm men Pityrosporon ovale (còn được gọi là Malassezia furfur). Chúng có thể két hợp với dầu nhờn trên da đầu và làm ngăn chặn sự thoát khí, chèn ép vào các lỗ chân tóc khiến cho tóc không thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Dần dần tóc trở nên yếu và "chết" do không được nạp dinh dưỡng với biểu hiện rõ ràng chính là tình trạng tóc rụng nhiều.

Dù chưa thể tìm được chính xác nguyên nhân gây viêm da tiết bã da đầu gây rụng tóc, nhưng nhìn chung những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm

  • Người vệ sinh da đầu kém, thường xuyên để tóc ướt đã đội mũ hay đi ngủ tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển và tấn công
  • Môi trường sống quá nóng hay quá lạnh khiến da đầu bị khô và kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn bình thường
  • Người mắc một số bệnh lý như bệnh về thần kinh, bệnh Parkinson hay có hệ miễn dịch suy giảm như HIV…
  • Có có lối sống kém khoa học
  • Người thường xuyên chịu các áp lực tâm lý, stress kéo dài
  • Riêng với trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh do sự rối loạn hormone ở mẹ dị truyền sang con; tuyến bã nhờn hoạt động mạnh để bảo vệ da đầu hay cũng liên quan đến việc vệ sinh da đầu cho con. Ở nhóm tuổi này, người ta thường gọi là da đầu bé bị "cứt trâu".

Viêm da tiết bã gây rụng tóc có nguy hiểm không?

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương - chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Nhìn chung bệnh lý này không gây ảnh hưởng đến tính mạng hay sức khỏe quá nhiều mà chủ yếu gây ra các vấn đề về tâm lý. Tóc rụng kèm theo những mảng vảy trên da, cảm giác ngứa ngáy khó chịu không ngừng khiến người bệnh vô cùng tự ti khi giao tiếp và làm việc với người khác. Đặc biệt với những công việc cần giao tiếp và ngoại hình nhiều thì càng cành hưởng trầm trọng hơn.

Viêm da tiết bã gây rụng tóc là bệnh lý có yếu tố mãn tính rất khó điều trị hoàn toàn. Chúng sẽ đợi những thời điểm thuận lợi, đôi khi ngay cả khi da đầu chưa kịp hồi phục, tóc chưa kịp mọc lại. Nếu không nhanh chóng kiểm soát đúng cách bạn có nguy cơ rụng tóc thành từng mảng và bị hói vô cùng xấu xí. Vì thế người bệnh cần nhanh chóng điều trị để tránh những ảnh hưởng này.

Phòng tránh viêm da tiết bã gây rụng tóc

Để phòng tránh nguy cơ Viêm da tiết bã gây rụng tóc, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây

  • Tắm rửa và vệ sinh da đầu hằng ngày để đảm bảo da đầu luôn sạch sẽ
  • Đảm bảo làm khô tóc trước khi đi ngủ hay đội mũ, lúc cần ra ngoài, tránh tạo điều kiện cho0 các vi nấm phát triển
  • Nên gội đầu với nước lạnh vì nước ấm dễ làm khô da đầu và kích thích nguy cơ bệnh tái phát trở lại
  • Hạn chế quá nhiều các loại hóa chất trên da đầu, hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc chiết xuất từ tự nhiên
  • Không nên chà xát da đầu quá mạnh, nhất là khi bị bệnh vì sẽ làm tổn thương da đầu trầm trọng hơn
  • Khi ra ngoài nên có biện pháp che chắn da đầu, tránh để da đầu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, bụi bẩn
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả
  • Hạn chế thức khuya và làm việc quá sức
  • Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, tránh tình trạng lo lắng stress kéo dài
  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe.

Hướng điều trị viêm da tiết bã gây rụng tóc

Như đã nói do bệnh có hướng mãn tính nên cần thực sự kiên trì trong điều trị để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Người bệnh cần kết hợp song song giữa phác đồ của bác sĩ và chế độ sinh hoạt khoa học hơn để có thể nhanh chóng cải thiện bệnh nhất.

Sử dụng thuốc Tây y

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi trên da đầu để kiểm soát tình trạng nấm sinh sôi quá mức. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số loại dầu gội đầu chuyên trị diệt nấm hơn để phù hợp với tình trạng da đầu của từng người. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, không nên lạm dụng quá lâu vì có thể gây ra một số phản ứng phụ nguy hiểm.

Một số loại thuốc thường dùng như

Nhóm thuốc bôi

Bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc bôi có chứa các thành phần như ketoconazole, propylene glycol, ciclopirox, corticosteroid, acid salicylic, acid lactic, … Đây đều là các hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm ngứa đồng thời ức chế cho sự phát triển của các loại vi khuẩn tại chỗ. Nhờ đó giảm nhanh các triệu chưng ngúa ngáy, sưng da đầu đồng thời bong các vảy bám giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số  thuốc bôi phổ biến như kem tar, thuốc mỡ tacrolimus, Desonate, DesOwen, Synalar, Capex.. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc trong thời gian quá dài vì có thể gây mỏng da và các kích ứng ngược lại. Việc dùng bất cứ loại thuốc nào bao gồm cả các thuốc bôi cũng cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Thuốc kháng sinh dạng bôi cũng có thể được chỉ định nếu có dấu hiệu bội nhiễm. Chú ý không bôi thuốc trên những vùng da nhạy cảm hay có những vết trầy xước vì có thể gây kích ứng. Tham khảo thêm với bác sĩ nếu có các triệu chứng này để có hướng điều trị phù hợp.

Nhóm thuốc uống

Trong trường hợp các triệu chứng viêm da tiết bã nặng kèm theo các triệu chứng toàn thân, bác sĩ có thể yêu cầu dùng một số thuốc uống để kiểm soát các triệu chứng trên toàn thân. Các thuốc trị viêm da tiết bã phổ biến thường được dùng bao gồm

  • Thuốc kháng histamin H1: thuốc giúp ức chế các phản ứng phóng thích histamine quá mức từ đó giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy đáng kể.
  • Thuốc kháng nấm Itraconazole: dùng khi tình trạng nấm phát triển quá mức trên da đồng thời hạn chế sự lây lan đến các cơ quan lân cận. Tuy nhiên thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định trên các trường hợp bệnh nặng.
  • Nhóm thuốc ức chế Calcineurin: thuốc có chứa các hoạt chất Tacrolimus và Pimecrolimus nhằm hỗ trợ giảm kích ứng da đầu.
  • Nhóm thuốc uống chứa corticoid: thường dùng khi các triệu chứng bệnh nặng nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm đồng thời kích thích tóc mọc lại trên những vùng da bị tổn thương.
  • Kháng sinh: thường chỉ định có dấu hiệu bội nhiễm nặng, ít được dùng trên các trường hợp thông thường.

Các tác dụng phụ thường kèm theo các loại thuốc đường uống rất nhiều, vì vậy bạn cũng không nên lạm dụng quá mức. Tốt nhất chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng vì có thể gây ảnh hưởng ngược lại.

Sử dụng dầu gội

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại dầu gội kháng nấm để hỗ trợ điều trị và tránh các kích ứng trên da. Các loại chữa viêm da tiết bã thường có chứa các thành phần sau đây

  • Kẽm pyrinthione: đây là hoạt chất có tác dụng giảm viêm ngứa, kháng khuẩn, kháng nấm. Một số loại dầu gội phổ biến như Head & sholder
  • Axit salicylic: có thể dùng Salicylic acid 6% Shampoo để nhanh chóng làm sạch lớp vảy, gàu trên da đầu.
  • Ketoconazole: thường dùng dầu gội Nizorol với tác dụng chống viêm nhẹ đồng thời ức chế hoạt động của vi nấm
  • Than đá: Coal tar là dầu gội có chứa thành phần này và mang đến tác dụng kháng nấm, giảm viêm đồng thời kiểm soát sự tiết bã nhờn trên da dầu.
  • Selenium sulfide:  Selsun sulfide là dầu gội phổ biến có chứa thành phần này với tác dụng giảm kích ứng, ngứa ngáy khó chịu; Đồng thời dầu gội này cũng làm giảm số lượng tế bào gàu đồng thời tiêu diệt nấm Pityrosporum ovale đáng kể.

Hầu hết các loại dầu gội này thường kèm theo một số triệu chứng như tóc khô, nhanh bết.. Vì vậy chỉ nên sử dụng trong một thời gian nhất định, không nên lạm dụng trong thời gian liên tục. Tham khảo thêm chỉ định từ bác sĩ để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Điều trị viêm da tiết bã gây rụng tóc bằng Đông y

Nếu như Tây y chỉ chú trọng thuyên giảm triệu chứng thì Đông y lại hướng đến điều trị cả trong lẫn ngoài, giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh, loại bỏ triệu chứng và hồi phục làn da bằng thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thế mạnh của YHHĐ là kỹ thuật chẩn đoán chính xác, góp phần quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị viêm da tiết bã hiệu quả cho người bệnh.

Theo đông y, viêm da tiết bã là căn bệnh ngoài da ở thể mãn tính. Nguyên nhân hình thành bệnh chủ yếu do can thận bất túc, nội tiết không điều hòa. Hoặc có thể do hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố như phong hàn, phong nhiệt, vi khuẩn, vi nấm tấn công. Khi kết hợp với khí huyết ứ trệ sẽ làm tăng dầu nhờn gây nên bệnh.

Nếu muốn chữa viêm da đầu hiệu quả, người bệnh nên chọn bài thuốc đông y hoàn chỉnh, tập trung vào việc giải quyết căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Đồng thời bài thuốc có khả năng phục hồi da từ bên ngoài để nhanh chóng đánh bay các triệu chứng khó chịu. Trong đó bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam được xem là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn đánh bay nỗi lo viêm da tiết bã gây rụng tóc.

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Thay vì dùng các loại dầu gội trên bạn cũng có thể lựa chọn làm nước gội đầu từ các thảo dược thiên nhiên. Ưu điểm của bài thuốc này là có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ đồng thời khả năng kháng khuẩn chống nấm cũng rất tốt. Tuy nhiên do có chiết xuất từ thiên nhiên nêu hiệu quả bài thuốc thường khá chậm nên không phù hợp với những trường hợp nhiễm nấm nặng.

Một số thảo dược quen thuộc mà bạn có thể áp dụng như

  • Sử dụng bồ kết và hương nhu: hai thảo dược này giúp tóc suôn dài bóng mượt hơn đồng thời cũng giúp làm sạch da đầu hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể dùng dược liệu này để gội đầu hằng ngày để nhanh chóng phục hồi những tổn thương trên da đầu.
  • Sử dụng lá trà xanh: Dược liệu này có tính kháng viêm mạnh, chất chống oxy hóa cao nhờ đó có thể ức chế các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Bạn chỉ cần đun nước lá trà xanh rồi lọc lấy nước trong, đợi nước nguội và dùng gội đầu từ 3 đến 4 lần mỗi tuần. Sử dụng loại nước này cũng giúp kích thích mọc tóc hiệu quả hơn.
  • Sử dụng vỏ bưởi: bưởi sau khi bóc vỏ bạn có thể phơi khô để dùng khi cần. Chỉ cần dùng vỏ bưởi để nấu nước cho sôi trong vài phút rồi pha với nước nguội để gội đầu.

Bạn cũng có thể dùng các dược liệu trên kết hợp với nhau để làm nước gội đầu nhằm tăng thêm tác dụng. Mùi hương từ những dược liệu này cũng rất thơm nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bạn sẽ có thể cảm thấy tóc hơi nhanh bết sau khi sử dụng.

Viêm da tiết bã gây rụng tóc nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ra rất nhiều vấn đề thẩm mỹ nên cần nhanh chóng kiểm soát sớm. Hy vọng vài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Câu hỏi thường gặp

Viêm da tiết bã, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây truyền từ người sang người. Nguyên nhân chính là do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, kết hợp với các yếu tố như nấm men Malassezia, stress, và yếu tố di truyền.

  • Không lây qua tiếp xúc: Bạn có thể yên tâm tiếp xúc với người bị viêm da tiết bã mà không lo bị lây nhiễm.
  • Tuy nhiên, có thể lây lan trên cơ thể: Tổn thương da có thể lan rộng sang các vùng da khác trên cùng một người nếu không được kiểm soát.
  • Điều trị kịp thời là quan trọng: Mặc dù không lây, viêm da tiết bã cần được điều trị để tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm da tiết bã, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Câu trả lời là có, nhưng cần kiên trì và điều trị đúng cách. Viêm da dầu là tình trạng mãn tính, có thể tái phát. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

  • Điều trị tại chỗ: Dầu gội, kem bôi chứa thành phần trị nấm, kháng viêm, giảm ngứa.
  • Thuốc uống: Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm, kháng sinh hoặc corticoid.
  • Chăm sóc da đúng cách: Vệ sinh da đầu sạch sẽ, tránh gãi, không dùng sản phẩm gây kích ứng.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, giảm stress.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả