Bệnh Vảy Nến Vùng Kín: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Trị

Cập nhật: 16/04/2024

Bệnh vảy nến vùng kín là một tình trạng rối loạn miễn dịch ở da, gây ra các mảng da đỏ, ít bong tróc nhưng gây đau đớn và ngứa ngáy dữ dội. Bệnh thường lây lan khắp vùng da bộ phận sinh dục và những vùng lân cận như háng, mông, đùi, vùng xương mu khiến người bệnh xấu hổ, mặc cảm, đặc biệt trong đời sống vợ chồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách nhận biết nhanh và xử lý căn bệnh da liễu khó chữa này.

Bệnh vảy nến vùng kín, háng, mông là bệnh gì?

Bệnh vảy nến là một dạng viêm da tự miễn gây ra tổn thương da dạng mảng, màu đỏ, có vảy trắng bạc bao phủ, sưng đau và ngứa ngáy. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, bao gồm cả những vùng da xung quanh bộ phận sinh dục (vùng kín) của bạn.

Bệnh vảy nến vùng kín hay còn gọi là vảy nến sinh dục có thể bùng phát ở những xung quanh khu vực sinh dục như đùi trên, nếp gấp giữa da đùi, háng, mông. Bệnh có thể lan lên trên âm hộ hoặc dương vật. Bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến bên trong âm đạo của bệnh nhân nữ.

vay-nen-vung-kin-mong-hang-1
Vảy nến vùng kín có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ

Vảy nến đôi khi chỉ xuất hiện duy nhất tại vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, có những trường hợp, bệnh vảy nến vùng kín xuất hiện cùng với những tổn thương da trên các bộ phận khác.

Loại vảy nến phổ biến mà mọi người có thể mắc phải ở khu vực bộ phận sinh dục là vảy nến thể đảo ngược, sau đó là vảy nến thể mảng:

  • Vảy nến thể đảo ngược: Là loại vảy nến thường gặp ở các nếp gấp cơ thể như nách, dưới vú và vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh gây ra các vùng da màu đỏ tươi, ít bong tróc vảy trắng nhưng gây đau và ngứa dữ dội.
  • Vảy nến thể mảng: Thường xảy ra ở các vùng da trên đầu, khuỷu tay và hoặc bất cứ đâu, trong đó có cả bộ phận sinh dục. Đây là một thể bệnh vảy nến khá phổ biến, gây ra các mảng da màu đỏ với nhiều vảy trắng. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đau, ngứa, đôi khi còn nứt nẻ gây chảy máu.

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh vảy nến vùng kín, bao gồm cả nam, nữ và trẻ em. Một số thống kê cho thấy, có khoảng 1 nửa số bệnh nhân bị vảy nến có thể bị bệnh vảy nến vùng kín ở một giai đoạn nào đó trong đời. Bệnh có thể xảy ra một lần, cũng có thể tái phát nhiều lần hoặc tiến triển gây biến chứng nặng nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý.

Bệnh vảy nến vùng kín có xu hướng bùng phát trong các gia đình, nhưng nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt, đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng. Tình trạng này có thể kiểm soát và phòng tránh tích cực nhưng hiện tại chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở vùng kín

Bạn có thể bị vảy nến tại khu vực vùng kín và những vùng da xung quanh như vùng mu, đùi trên, các nếp nhăn giữa đùi và háng, hậu môn và nếp nhăn giữa hai mông. Các triệu chứng đầu tiên có thể nhận biết gồm:

  • Mảng da màu đỏ: Vùng da tổn thương sẽ sần sùi, gồ ghề, màu hồng đậm hoặc đỏ tươi, thường không có vảy trắng và dễ nứt nẻ.
  • Ngứa dữ dội: Cơn ngứa thường âm ỉ, đôi khi trở nên dữ dội hơn theo chu kỳ, đặc biệt vào ban đêm. Người bệnh có thể bị mất ngủ do ngứa, gãi nhiều cho đến khi chảy máu.
  • Cảm giác châm chích: Các tổn thương da do bệnh vảy nến khiến da mất độ ẩm tự nhiên, trở nên nóng và châm chích, khó chịu. Mồ hôi và ma sát có thể khiến cảm giác này trở nên tồi tệ và khó chịu hơn.
  • Đau đớn: Với các thể bệnh do vảy nến đảo ngược, người bệnh thường cảm thấy đau đớn với mức độ từ nhẹ đến dữ dội, đặc biệt là khi hoạt động thể thao, tình dục.

Các triệu chứng vảy nến có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí mắc bệnh và giới tính người bệnh. Vảy nến sinh dục ở phụ nữ thường là những mảng da tổn thương màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, sau đó chuyển dần sang màu xám, có thể có vảy hoặc không. Bệnh phát triển ở khu vực da vùng kín, sau đó lan nhanh sang các bộ phận khác như mông, đùi và hậu môn. Bệnh gây ngứa dữ dội, làm dày sừng và tăng nguy cơ nhiễm trùng do gãi nhiều. Nhưng chúng không ảnh hưởng đến khu vực bên trong âm đạo, các hoạt động trong âm đạo vẫn diễn ra bình thường.

Ở nam giới, các tổn thương do bệnh vảy nến thường có quy mô nhỏ hơn. Một số vị trí dễ bị vảy nến tấn công thường ở trên trục, đầu dương vật, vùng mu, vùng da bìu, hậu môn và mông. Các mảng da tổn thương nhỏ, màu đỏ, có thể xuất hiện vảy hoặc mịn màng, sáng bóng. Tình trạng này ảnh hưởng đến tất cả nam giới, bất kể họ có cắt bao quy đầu hay chưa. Tuy nhiên, chúng thường phổ biến hơn khi đã cắt bao quy đầu.

Dấu hiệu bệnh vảy nến vùng kín tại các bộ phận lân cận có thể nhận biết như sau:

  • Vảy nến ở mông: Nếp nhăn ở mông là khu vực dễ bị lây lan bệnh vảy nến vùng kín. Khi bị vảy nến, người bệnh có thể nhận thấy các mảng da màu đỏ kèm theo vảy ở các nếp nhăn mông.
  • Vảy nến ở háng và nếp gấp giữa đùi: Vảy nến là các mảng da màu đỏ, không có vảy, có thể nứt nẻ. Triệu chứng bệnh dễ bị nhầm lẫn với  bệnh nhiễm nấm men, đặc biệt là ở những người thừa cân và hoạt động nhiều.
  • Vảy nến ở hậu môn: Vảy nến trên hoặc gần hậu môn có màu đỏ hoặc tím, không có vảy nhưng ngứa rất nhiều. Bệnh có thể gây chảy máu trực tràng, đau khi đi đại tiện. Các triệu chứng có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng nấm men, ngứa do trĩ, giun kim.
  • Vảy nến ở đùi trên: Bao gồm các mảng nhỏ, tròn, có màu đỏ hoặc tím và đều có vảy.
  • Vảy nến ở vùng xương mu: Đây là vùng da ngay trên bộ phận sinh dục, rất dễ nhạy cảm. Vảy nến bao gồm những mảng da màu đỏ, láng bóng, dễ bong tróc, nứt nẻ. 

Vảy nến vùng kín có quan hệ tình dục được không? Có gây vô sinh không?

Câu trả lời đều là có nhưng còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vảy nến vùng kín không ảnh hưởng đến đến khu vực bên trong bộ phận sinh dục và cũng không ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Bệnh cũng không lây truyền qua đường tình dục hay bất kỳ con đường trực tiếp hoặc gián tiếp nào khác.

Tuy nhiên, các hoạt động tinh dục có thể vùng da tổn thương bị kích thích, trở nên đau và ngứa dữ dội hơn. Dù không ảnh đến khả năng quan hệ tình dục, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo người bệnh nên hạn chế hoạt động tình dục, đồng thời nên vệ sinh sạch sẽ, bôi thuốc cẩn thận sau khi quan hệ.

Trên thực tế, bệnh vảy nến vùng kín vẫn được coi là bệnh da liễu lành tính. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti khi chung sống và quan hệ tinh dục với bạn đời. Tuy nhiên, bệnh không ảnh hưởng đến bên trong bộ phận sinh dục, không ảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện và chữa trị kịp thời. Bởi nếu, quá trình điều trị diễn ra muộn hoặc không phù hợp, cả nam và nữ giới đều phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Phổ biến và dễ gặp nhất là nhiễm trùng. Trong đó, vô sinh có thể là biến chứng thứ cấp của nhiễm trùng à người bệnh vảy nến vùng kín có thể gặp phải. 

Đối với phụ nữ, bệnh vảy nến vùng kín không gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc âm đạo và tử cung. Tức là các hoạt động của âm hộ và tử cung vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu chị em ngứa, cào gãi nhiều dẫn đến chảy máu và trầy xước, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng cao. Khi đó, chị em có thể gặp vấn đề về viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung, rối loạn nội tiết… Chức năng tử cung và buồng trứng bị ảnh hưởng có thể dẫn tới các vấn đề về sinh sản.

Đối với nam giới, nguy cơ nhiễm trùng có thể gây viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, làm suy giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng. Nếu có ít hơn 30% tinh trùng khỏe mạnh, nam giới có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Như vậy, mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tình dục và khả năng sinh sản, nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan với bệnh vảy nến vùng kín. Nếu để tình trạng nhiễm trùng và biến chứng xảy ra, nguy cơ vô sinh hiếm muộn với cả nam và nữ giới mắc bệnh đều rất cao.

Những nguyên nhân gây bệnh vảy nến vùng kín bạn có thể gặp

Cũng giống như các dạng vảy nến khác, bệnh vảy nến vùng kín vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây được cho là nguy cơ gây bùng phát hoặc làm bệnh nặng hơn:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Đây là nguy cơ chủ yếu. Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các vi khuẩn, virus gây bệnh cho da. Khi bị vảy nến, hệ thống miễn dịch sẽ coi các tế bào da khỏe mạnh là dị nguyên và tấn công chúng. Hậu quả là các tế bào da tăng sinh, phát triển nhiều hơn bình thường. Tế bào da cũ chết đi nhưng không rời khỏi bề mặt da mà bám dính lại với nhau tạo thành những mảng đỏ, có vảy.
  • Gen di truyền: Gen đóng vai trò rất quan trọng trong việc bùng phát bệnh vảy nến. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào gia đình có người mắc bệnh thì những thành viên còn lại đều sẽ mắc bệnh này. Điều này còn phụ thuộc và quá trình di truyền và gen bệnh đó có phải là gen trội hay không. Thông thưởng tỷ lệ di truyền bệnh vảy nến ở những đứa trẻ có cả bố và mẹ mang bệnh là khoảng 41%. Tỷ lệ này sẽ giảm đi đáng kể nếu chỉ có bố hoặc mẹ mang bệnh.
  • Yếu tố môi trường: Bao gồm nhiễm trùng, chấn thương da, thừa cân, béo phì, hút thuốc, uống nhiều rượu, bia, căng thẳng, thời tiết và tác dụng phụ của một số loại thuốc (thường là thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch…)

Chữa bệnh vảy nến vùng kín, háng, mông bằng cách nào

Điều trị bệnh vảy nến vùng kín, háng, mông gặp nhiều khó khăn do vùng da ở khu vực này khá mỏng, dễ nhạy cảm. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân.

Vảy nến ở háng, mông và bộ phận sinh dục được coi là bệnh mãn tính, chưa rõ nguyên nhân nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh mới khởi phát, các bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc bôi ngoài da để giảm đau ngứa, khó chịu. Trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh có thể được sử dụng thêm thuốc uống, tiêm kết hợp các biện pháp điều trị bổ sung khác.

Thuốc điều trị bệnh vảy nến sinh dục

Các loại thuốc uống và thuốc bôi có tác dụng làm giảm triệu chứng đau, ngứa, châm chích, giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. Tuy nhiên, chúng thường gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là với vùng da mỏng manh như da bộ phận sinh dục và vùng lân cận. Do vậy, người bệnh không nên lạm dụng và sử dụng lâu dài.

vay-nen-vung-kin-mong-hang-6
Điều trị vảy nến bằng thuốc cần được sự chỉ định và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ để tránh biến chứng
  • Mỡ corticoid liều thấp bôi ngoài: Đây được coi như lựa chọn điều trị đầu tay cho bệnh vảy nến. Thuốc cho hiệu quả điều trị nhanh, giảm ngứa, giảm viêm tốt nhưng dễ gây mỏng da, teo da, gây ra các vết rạn da và vỡ mạch máu nếu sử dụng thường xuyên và quá lâu.
  • Kem vitamin D: Là những dẫn xuất của vitamin D như calcipotriene, calcipotriol… Loại thuốc này ít gây tác dụng phụ hơn corticoid nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng được
  • Retinoids: Dẫn xuất vitamin A như tazarotene, giúp làm chậm tốc độ tăng trưởng của tế bào da.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thường gồm kem Pimecrolimus (Elidel) và thuốc mỡ Tacrolimus (Protopic).
  • Thuốc toàn thân: Có thể bao gồm Methotrexate, Retinoids, Cyclosporine và một số chế phẩm sinh học. Đây là những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chứ không chỉ làn da xung quanh và tại bộ phận sinh dục. Thuốc cho tác dụng mạnh nên có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Các bác sĩ chỉ cân nhắc chỉ định nhóm thuốc này cho trường hợp bệnh vảy nến nặng.

Những lưu ý khi chữa bệnh vảy nến ở háng, mông và vùng kín

Để điều trị vảy nến vùng kín hiệu quả, giảm nhanh các triệu chứng đau ngứa, khó chịu mà vẫn an toàn và ít tác dụng phụ, người bệnh cần chú một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ điều trị. Không tự ý dừng hoặc sử dụng kéo dài thuốc bôi, thuốc uống khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh vùng kín, háng, mông sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên cho toàn bộ cơ thể bạn, bao gồm cả vùng da nhạy cảm. 
  • Lựa chọn các chế phẩm chăm sóc, vệ sinh cơ thể, bao gồm cả khu vực xung quanh và tại vùng kín lành tính, không chứa hóa chất độc hại, không có cồn và mùi hương liệu.
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu có thừa cân, béo phì.
  • Xây dựng thực đơn nhiều rau, nhiều trái cây, cá béo, dầu oliu và không chứ gluten ( lúa mì, lúa mạch)
  • Bổ sung nhiều nước và omega 3 từ dầu cá
  • Giữ vệ sinh vùng kín  và vệ sinh toàn bộ cơ thể sạch sẽ
  • Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, không thực hiện quá nhanh, tránh ma sát mạnh. Sử dụng bao cao su và dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục để giảm bớt đau đớn trong quá trình điều trị vảy nến. Sau khi quan hệ, người bệnh nên vệ sinh lại bộ phận sinh dục vào bôi thuốc đúng cách.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng
  • Không mặc đồ lót quá chất. Lựa chọn các trang phục có chất liệu mềm mại, thoáng mát, không bó sát.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để điều chỉnh liệu trình điều trị, phát hiện nguy cơ bệnh nếu có.

Bệnh vảy nến vùng kín, háng, mông không phải là bệnh lý quá nguy hiểm đến sức khỏe. Đây cũng không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Những người sống chung không nên kỳ thị người bệnh quá mức, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Hiện tuy chưa có cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng người bệnh có thể điều trị và phòng ngừa tích cực, hiệu quả. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ khi có triệu chứng bệnh hoặc gặp vấn đề trong quá trình điều trị.

Bài viết liên quan

Bình luận

  1. Belinda Nguyen says: Trả lời

    Con mình năm nay 7 tuổi, bị vảy nến ở đùi, mình sợ con dùng thuốc tây bị tác dụng phụ nên muốn tìm thuốc đông y để chữa cho con, nên dùng thuốc gì nhỉ

    1. Le Huy says: Trả lời

      Dùng an bì thang nhé, thuốc này lành tính lắm nên trẻ em dùng không có tác dụng phụ gì đâu. Bạn đưa con đến trung tâm cho bác sĩ khám cho rồi uống theo đơn bác sĩ kê, Đợt trước mình cũng tìm thuốc cho con thì thấy bài viết này, bạn xem tham khảo nha https://www.trungtamdalieudongy.com/bai-thuoc-an-bi-thang-dieu-tri-viem-da-co-dia-o-tre-em-co-tot-khong.html

    2. Nguyễn Tuấn says: Trả lời

      Thuốc này đúng là hiệu quả thật đấy, em cho con dùng 1 tháng thôi mà da con đỡ hẳn luôn, da không còn bị nứt nẻ như hồi trước, đỡ ngứa nên con không kêu nữa, mình thấy vậy cũng yên tâm hẳn

    3. Linh Nghiêm says: Trả lời

      Dùng an bì thang này bao lâu thì vẩy nến mới khỏi vậy mn, tôi bị vảy nến ở hai bên bẹn. Mấy bữa nay trời nóng nực ngứa kinh khủng, da bị bóng tróc rồi sưng tấy đỏ lên

    4. Le Linh says: Trả lời

      Tùy vào tình trạng bệnh của bạn nữa nhé, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp với thời gian điều trị khác nhau. Thời gian trung bình khoảng 2 – 3 tháng bạn nhé, nhưng nếu ngứa quá thì dùng thuốc bôi vào là dịu lại bớt ngứa hà. Thuốc điều trị cả triệu chứng ngoài da và nguyên nhân gây bệnh nên sẽ lâu hơn so với thuốc tây y

  2. Trịnh Minh Tâm says: Trả lời

    Thuốc nhất nam an bì thang uống rồi có bị tái phát kh ạ, thuốc tây em uống bị lại hoài luôn

    1. Võ Nguyễn Vân Ly says: Trả lời

      Nhiều người điều trị bằng an bì thang này bảo thuốc này không bị tái phát này bạn, cả chuyên gia họ cũng bảo vậy này https://centerforhealthreporting.org/chuyen-gia-da-lieu-hon-40-nam-kinh-nghiem-chia-se-bai-thuoc-tri-benh-vay-nen-hieu-qua-ngan-nguy-co-tai-phat-19466.html

    2. Nguyễn Văn Thái says: Trả lời

      Thuốc được bộ y tế kiểm định và cấp phép rồi mới đưa ra cho bệnh nhân sử dụng nên an toàn lắm. Sau 1 tháng dùng thì da tôi đỡ ngứa hơn, không còn tình trạng bong tróc da. da lành lại rồi không để lại sẹo tí nào. Tôi dùng thuốc 3 tháng là da tôi đã khỏi được trở lại bình thường, tính đến nay thì gần 2 năm rồi tôi vẫn khỏe mạnh, chưa thấy dấu hiệu tái phát

    3. Thu Trang says: Trả lời

      Bạn dùng thuốc loại nào vậy, cho tôi hỏi kem bôi có giảm ngứa nhanh được không, mấy hôm nay ngứa quá không chịu nổi

    4. Thanh Trucc says: Trả lời

      Mình được bs kê cả bộ luôn nha. Kem bôi an bì thang thì tác dụng nhanh giảm ngứa, dưỡng ẩm đỡ khô da nữa, dưỡng da mau mọc da mới lắm á bạn

  3. Giang Mai says: Trả lời

    Mình bị bệnh vảy nến thì ăn uống thì có cần chú ý gì nhiều không mọi người

    1. Triệu Thiên Ân says: Trả lời

      Bệnh vẩy nến thì mình nên dưỡng ẩm cho da không bị bong tróc, với vệ sinh da sạch sẽ để da thoáng mát, ăn uống nhiều vitamin trái cây rau xanh tốt cho da á bạn

    2. Nguyen Thi Phuong Thao says: Trả lời

      Đúng rồi bạn, bệnh này mình thấy không cần phải kiêng khem gì nhiều, bs mình cũng dặn là ăn nhiều rau xanh, vệ sinh da sạch sẽ, ngoài ra còn phải kiêng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá nữa, chú ý ngủ sớm nha

  4. Đức Huy says: Trả lời

    Mọi người ơi mình muốn đặt lịch khám thì làm như nào vậy, thời gian không rảnh nhiều nên phải đặt trước cho tiện nè

    1. Hoàng Trường Thành says: Trả lời

      Vào đây để đặt lịch này https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh, hoặc gọi điện 0928 42 1102

  5. Tung Anhh says: Trả lời

    Em mới dùng thuốc nhất nam an bì thang được 1 tuần thì thấy tình trạng da tệ hơn, mảng đỏ nhiều hơn, tình trạng ngứa ngáy cũng tăng lên, không biết là có bị sao không

    1. Hung Vo Van says: Trả lời

      Có thể là bị dị ứng với thuốc đông y này rồi đấy, khuyên bạn nên dừng thuốc đi kiểm tra lại xem sao đi, trước mình cũng dùng thuốc bị ngứa da nổi ửng đỏ lên hết cả người đi bệnh viện luôn đó, may mà không bị nặng

    2. Nguyễn Thực says: Trả lời

      Trong giai đoạn đầu dùng thuốc thì có thể xảy ra tình trạng công thuốc đó, ngứa, mẩn dỏ và khó chịu tăng lên, nhưng đến giai đoạn sau thì nó sẽ hết, bạn yên tâm dùng tiếp đi không sao đâu

    3. Truc Dang says: Trả lời

      Mà ngứa nhiều vậy thì có dùng được thuốc tây để giảm ngứa không vậy

    4. Nguyễn Nguyệt Anh says: Trả lời

      Dùng thuốc tây ảnh hưởng hiệu quả của thuốc rồi sao, ngứa ngáy thêm có chưt xíu mà vài ngày sau là bớt ngứa thôi, cố tí mà cho nó hiệu quả

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC