Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Trị

Cập nhật: 27/04/2024

Bệnh viêm da cơ địa, còn được gọi là chàm cơ địa, là một tình trạng viêm nhiễm trong lớp dưới cùng của da, ảnh hưởng đến các mô liên kết và sợi collagen trong da. Đây là một bệnh lý thường gặp và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể kéo dài tới khi trưởng thành. Theo thống kê của Viện Da liễu Quốc gia, bệnh nhân viêm da chiếm khoảng 20% trường hợp tới thăm khám. Tuy nhiên, nhiều người bệnh nhầm lẫn triệu chứng với một số bệnh lý ngoài da khác, dẫn đến điều trị sai cách, gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính. Nó còn được biết đến với những tên gọi khác là: Chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier hay Liken đơn dạng mạn tính. Đa số trường hợp người bệnh mắc bệnh từ khi còn nhỏ. Nếu không được chữa trị, bệnh lý có thể phát triển tới khi trưởng thành.

Thậm chí, tình trạng có thể chuyển biến sang viêm da cơ địa bội nhiễm. Lúc này khuẩn bội nhiễm đã xâm nhập, đe dọa nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Những đối tượng thường mắc bệnh:

  • Trẻ em: Theo số liệu thống kê, có tới 60% trẻ sơ sinh bị viêm da trong 2 tháng đầu sau sinh.
  • Người lớn: Hiện tượng viêm da cơ địa ở người lớn ít hơn nhưng các biểu hiện lại có chiều hướng nghiêm trọng hơn.
  • Viêm da cơ địa ở phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai dễ bị ảnh hưởng, mắc một số bệnh lý do sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý.
  • Viêm da cơ địa sau sinh: Sau quá trình sinh nở, người mẹ mất khá nhiều sức lực, hệ miễn dịch suy giảm đồng thời hoạt động kiêng khem tắm, gội đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Triệu chứng viêm da cơ địa

trieu-chung-viem-da-co-dia
triệu chứng của viêm da cơ địa

Là bệnh lý ngoài da nên các triệu chứng của bệnh thường có thể quan sát bằng mắt thường. Vị trí xuất hiện dấu hiệu bệnh đa phần là ở trán, má, cằm hoặc tay, chân, thân mình.

  • Xuất hiện các đám da có màu đỏ ranh giới không rõ ràng, có thể kèm theo sẩn, mụn nước tiết dịch.
  • Da phù nề, đóng vảy tiết.
  • Trên da hình thành các vết trợt, bội nhiễm tụ cầu sinh ra mụn mủ và vẩy tiết có màu vàng.
  • Da dày hơn, thâm, niken hóa và có các vết nứt gây đau đớn.
  • Da vẽ nổi.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa, muốn gãi liên tục.

Với trẻ nhỏ, viêm da xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt. Còn với người lớn, hiện tượng bệnh lý thường ở các nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, khoeo, rốn và cổ.

Khi nào cần gặp bác sĩ? Viêm da cơ địa với những biểu hiện nhẹ là da khô, ngứa ngáy và nứt nẻ. Trong trường hợp, các cơn ngứa ngày càng gia tăng cường độ và tần suất đồng thời xuất hiện hàng loạt mẩn đỏ trên da, vùng da bị tổn thương bị nhiễm trùng, sưng tấy, viêm đỏ, có mủ đục kèm mùi hôi thì người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ ngay.

Viêm da cơ địa có lây không? Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính gây ra viêm da vẫn chưa được xác định nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Di truyền: Theo thông tin từ tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu” của Bộ Y tế, có khoảng 60% cha hoặc mẹ mắc viêm da do yếu tố cơ địa có con cũng mắc bệnh.
  • Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch bị rối loạn dẫn tới sự đánh giá nhầm các tác nhân tiếp xúc với cơ thể.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường bị ô nhiễm, trong không khí chứa nhiều khói, bụi bẩn, len dạ, lông động vật… là một trong những tác nhân khiến bệnh khởi phát và nặng thêm.

Với câu hỏi viêm da cơ địa có lây không? – Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, bệnh không lây nên bạn có thể yên tâm nếu có người thân hoặc bạn bè mắc bệnh. Điều quan trọng là cần tìm hiểu và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả nhất để giải quyết dứt điểm các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra.

Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa

Hiện nay, y học hiện đại thường áp dụng 3 phương pháp chính được sử dụng trong quá trình chẩn đoán viêm da cơ địa. Cụ thể là:

Tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980)

Đối với phương pháp này, cần ít nhất 3 tiêu chuẩn chính và ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ dưới đây để xác định bệnh nhân mắc viêm da cơ địa.

  • Tiêu chuẩn chính: Ngứa, viêm da mãn tính và tái phát, hình thái và vị trí tổn thương điển hình (ở trẻ em, chàm khu trú ở vùng mặt và vùng duỗi còn ở người lớn là lichen vùng nếp gấp), tiền sử có mắc bệnh cơ địa dị ứng (hen, viêm mũi dị ứng…)
  • Tiêu chuẩn phụ: Viêm môi, khô da, viêm kết mạc mắt, đục thủy tinh thể, dị ứng thức ăn, chàm ở bàn tay, ngứa khi ra mồ hôi, vẩy phấn trắng, xuất hiện quầng thâm quanh mắt…

Tiêu chuẩn của Hội Da liễu Mỹ AAD 2003 (cập nhật năm 2014)

Tiêu chuẩn của Hội Da liễu Mỹ AAD 2003 được phát triển dựa trên tiêu chuẩn Hanifin và Rajka (1980) nhưng được sắp xếp hợp lý và có tính thực tiễn cao hơn.

  • Đặc điểm cần có: Chàm, ngứa.
  • Đặc điểm quan trọng: Khởi phát từ lúc nhỏ, tiền sử bản thân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng, khô da.
  • Đặc điểm phối hợp: Da vẽ nổi trắng do phản ứng mạch máu không điển hình, da vảy cá, dày sừng nang lông, xuất hiện tổn thương ở mắt hoặc quanh mắt, miệng hay quanh vùng tai, lichen hóa, da bị trầy xước…

Tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức UK Working Party

Tiêu chuẩn này cũng dựa vào tiêu chuẩn Hanifin và Rajka (1980) nhưng đơn giản hóa hơn. Theo đó, người bệnh được chẩn đoán mắc viêm da cơ địa nếu có:

  • Triệu chứng bắt buộc: Ngứa da.
  • Triệu chứng phụ: Tiền sử đã từng mắc bệnh, bị khô da ít nhất 12 tháng, mắc hen hoặc viêm mũi xoang dị ứng, xuất hiện tổn thương tại khu vực các nếp gấp như khuỷu tay, mặt trước cổ chân hoặc cổ tay với trẻ trên 18 tháng và ở má, mặt, các chi với trẻ dưới 18 tháng.

Nhờ vào quá trình chẩn đoán, chúng ta sẽ xác định chính xác bản thân có mắc viêm da cơ địa hay không từ đó tiến hành điều trị phù hợp.

Chữa viêm da bằng phương pháp nào hiệu quả?

Vì liên quan tới yếu tố tự miễn và phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân nên hiện nay chưa có phương pháp nào chữa bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thăm khám, tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế triệu chứng và sự phát triển của bệnh.

Cách trị bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian

Mẹo trị viêm da cơ địa tại nhà theo dân gian khá hữu ích, dễ thực hiện và thường được các bà các mẹ áp dụng chữa bệnh viêm da ở trẻ nhỏ. Theo đó, chúng ta có thể sử dụng các loại thảo dược để tiến hành điều trị.

  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Sử dụng nước cốt lá lốt uống hàng ngày hoặc đắp bã lá lốt tươi lên vùng da bị bệnh.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Với lá khế, để chữa viêm da, bạn có thể áp dụng rất nhiều cách như uống nước, chà xát trực tiếp lên da, sao nóng để chườm hoặc nấu nước tắm hàng ngày.
  • Chữa bằng lá trầu không: Dùng nước cốt của lá trầu không bôi lên vùng da bị bệnh sẽ khiến cảm giác ngứa giảm dần.
  • Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Dù là một loại cây mọc hoang nhưng vòi voi được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian chữa bệnh. Để chữa bệnh bằng vòi voi, bạn giã nát loại cây này và đắp lên da.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách chữa bệnh theo dân gian đã được nhiều người thực hiện là sử dụng cây sài đất, lá đu đủ, tỏi, lá tía tô…

Các phương pháp dân gian đã được ông bà ta áp dụng từ lâu đời, cho thấy những tác dụng nhất định khi bệnh còn ở dạng nhẹ. Nguyên liệu thực hiện bài thuốc cũng rất dễ kiếm, có thể tìm thấy ngay trong vườn nhà.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khi bệnh đã trở nặng, triệu chứng trầm trọng thì hầu như chúng không còn công hiệu gì hoặc chỉ hỗ trợ một phần nhỏ trong việc giảm thiểu các biểu hiện bệnh lý.

Tây y chữa viêm da cơ địa

Trong Tây y để điều trị viêm da, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh, thuốc chứa corticosteroid để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Cụ thể đó là:

  • Chất làm ẩm da: Petrolatum, Aquaphor, Atopiclair và Mimyx…
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Penicillin flucloxacillin, Dicloxacillin, Erythromycin…
  • Nhóm thuốc chứa corticosteroid: Hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone
  • Chất điều hòa miễn dịch: Acrolimus, Pimecrolimus, Omalizumab…

Thực tế thuốc Tây y dù tác động ngăn chặn nhanh chóng các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra nhưng khả năng tái phát lại rất cao.

Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc ức chế hệ miễn dịch, cơ thể phải tăng cường đào thải thành phần độc tố của thuốc, gan thận phải hoạt động nhiều hơn từ đó dẫn tới nguy cơ suy gan, thận.

Đặc biệt, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì nguy cơ nhờn thuốc, thậm chí sốc thuốc là rất cao. Nhìn chung các thuốc Tây y tiềm ẩn những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm nếu điều trị bừa bãi, không tuân thủ theo phác đồ.

Đông y chữa viêm da cơ địa

Trong Đông y, tình trạng viêm da cơ địa hình thành là do chức năng bài tiết, thải độc của gan bị suy giảm kéo theo đó lượng độc tố tích tụ lại trong cơ thể, lâu dần bộc phát qua da bằng các biểu hiện viêm da.

Vì vậy, để đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả đồng thời hạn chế tối đa khả năng tái phát, các bài thuốc Đông y tập trung giải độc, bồi bổ gan, thận, lấy lại sự cân bằng nội tiết tố nhờ vậy điều trị tận gốc, căn nguyên gây ra bệnh.

Tuy còn tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân nhưng nhìn chung các vị thuốc trong Đông y thường khá lành tính, chủ yếu có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn với sức khỏe của người bệnh. Đây cũng chính là một trong nhiều thế mạnh mà phương pháp chữa trị bằng Đông y sở hữu.

Hiện nay, một trong những bài thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả phải kể tới bài thuốc từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc được các bác sĩ, lương y tại trung tâm nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc chữa trị dựa trên bài thuốc cổ truyền của danh y Tuệ Tĩnh.

Chia sẻ về bài thuốc, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết:

Để thu dược hiệu quả tối ưu, đảm bảo thuốc phù hợp với cơ địa của nhiều bệnh nhân, các bác sĩ đã nghiên cứu, gia giảm thành phần sao cho phù hợp. 

Căn cứ vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ gia giảm khối lượng của từng vị hay thêm vào một số vị thuốc khác như khổ sâm, tri mẫu, phòng phong. Toàn bộ thành phần này đều dược thu hái từ vườn dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO do trung tâm xây dựng và phát triển.

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ Trung tâm Đông y Việt Nam sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

Bài thuốc đã và đang được ứng dụng trong điều trị dứt viêm da cơ địa tại trung tâm với hiệu quả khả quan:

Thực tế, không ít bệnh nhân đã tới Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam để thăm khám và bốc thuốc theo lời giới thiệu của những người đã từng lựa chọn địa chỉ này để chữa bệnh viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa kiêng gì để bệnh không tái phát?

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì là vấn đề mọi người cần quan tâm, bởi chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến diễn tiến của bệnh. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh, bác sĩ Lê Phương khuyến cáo người bệnh cần chú ý kiêng khem một số nhóm thực phẩm dưới đây vì chúng có thể kích thích làm tình trạng bệnh lý trên da trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Sản phẩm từ sữa
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
  • Trứng
  • Thức ăn nhanh
  • Hải sản
  • Các thực phẩm lên men
  • Đồ ăn cay nóng
  • Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích

Phòng bệnh thế nào hiệu quả?

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh quay lại, trong sinh hoạt hàng ngày, người bị mắc bệnh còn cần phải lưu ý những điều quan trọng dưới đây:

  • Không tắm nước quá nóng vì sẽ khiến da trở nên khô ráp hơn và dễ dàng bong tróc.
  • Hạn chế gãi tại các vùng da bị tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Thường xuyên giữ ẩm cho da bằng các tinh dầu tự nhiên hoặc kem dưỡng dịu nhẹ, đặc biệt là khi thời tiết khô hanh.
  • Khi thời tiết khô hanh, lạnh, nên mang gang tay giữ ấm và tăng cường dưỡng ẩm cho da
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ
  • Tránh căng thẳng, thực hiện các hoạt động giúp thư giãn não bộ như yoga, trò chuyện cùng người thân, đọc sách, nghe nhạc,…

Viêm da cơ địa ở tay có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, do đó, bệnh nhân không nên chủ quan với bệnh, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp xử lý triệt để.

Bài viết liên quan

Bình luận

  1. Cuộc Sống Mới says: Trả lời

    Em đang sống trong TP Hồ Chí Mình, muốn được sử dụng thuốc của trung tâm Da Liễu Đông Y, nhưng mà vì địa lý xa xôi, không biết là trung tâm hiện đang có cơ sở nào khác ở tp Hồ CHí Mình không ạ?

    1. Nguyễn Trọng Đức says: Trả lời

      Rất tiếc là hiện nay chỉ có 1 cơ sở tại Hà Nội thôi bạn ơi. Trước đây thì có đấy nhưng mà bây giờ trung tâm muốn tập trung cho 1 cơ sở để việc khám chữa bệnh được tốt nhất nên đã ngưng hoạt động cơ sở kia rồi.

    2. Phạm Cường says: Trả lời

      Nếu bạn không đến được thì có thể đặt thuốc về uống được mà, trung tâm có hỗ trợ ship thuốc về tận nhà đó. Gọi điện đi rồi nhân viên hướng dẫn cho nhé.

    3. Nguyễn Văn Hà says: Trả lời

      Em có người bà con đang muốn dùng thuốc này, nhưng mà người đó đang ở tận nước ngoài, không biết có cách nào để mua thuốc được ạ?

    4. Trần Hậu says: Trả lời

      Yên tâm nay trung tâm cũng ship thuốc ra nước ngoài được luôn nha. CHỉ cần cho trung tâm địa chỉ nhận hàng chính xác thì sẽ được nhận thuốc tận nhà rồi. Không cần phải lăn tăn vấn đề đó đâu nha.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC