Nổi mề đay sau khi uống rượu bia là hiện tượng phổ biến, có thể gây ra các cơn ngứa ngáy dữ dội kèm theo sự xuất hiện của các mảng sẩn đỏ sưng phù trên bề mặt da. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ thể dị ứng với chất cồn trong đồ uống, suy giảm chức năng gan hoặc lạm dụng bia rượu quá mức. 

Triệu chứng nổi mề đay sau khi uống rượu bia

Nổi mề đay là phản ứng của da khi hệ miễn dịch bị kích thích, gây ra các vết sẩn sưng đỏ. Người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy dữ dội vô cùng khó chịu.

Các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay có thể là thực phẩm, hóa chất, phấn hoa, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, bụi bẩn, xà phòng, mỹ phẩm và cả thức uống có cồn. Trong đó, có không ít trường hợp da bị nổi mề đay mẩn ngứa ngay sau khi sử dụng bia rượu hoặc sau khi uống được một vài tiếng.

nổi mề đay sau khi uống rượu bia
Nổi mề đay sau khi uống rượu bia là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới

Khi cơ thể tiếp nhận rượu bia, chất cồn cùng với một số thành phần khác trong thức uống có thể kích thích hệ miễn dịch, gây ra phản ứng dị ứng ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và dẫn đến sự xuất hiện của các vết mề đay. Điều này xảy ra do cơ thể người dùng không có khả năng chuyển hóa chất cồn một cách hiệu quả hoặc phản ứng với các tạp chất trong đồ uống.

Trường hợp bị nổi mề đay sau khi uống rượu bia, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng sau:

  • Bề mặt da nổi các nốt hay mảng sần đỏ, sưng và phồng rộp.
  • Dùng tay nhấn vào vùng tổn thương sẽ thấy mảng mề đay chuyển sang màu trắng.
  • Ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa nhiều.

Các triệu chứng nổi mề đay sau khi uống bia rượu có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở mặt, cổ, tay, chân. Tuy nhiên, nếu bị nặng, các mảng mề đay có thể lan rộng ra toàn thân kèm theo những dấu hiệu khác như khó thở, chóng mặt hay đau đầu… Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa từng người hoặc lượng bia rượu sử dụng.

THAM KHẢO THÊMNổi mề đay ban đêm là tình trạng gì? Có chữa được không?

Nguyên nhân bị nổi mề đay sau khi uống rượu bia

Nguyên nhân nổi mề đay sau khi uống rượu bia là do cơ thể phản ứng quá mức với cồn. Khi chất này được hấp thụ vào cơ thể, quá trình phân hủy nó có thể kích thích hệ miễn dịch và dẫn đến việc giải phóng histamin – một chất gây dị ứng. Histamin làm cho da bị sưng, ngứa và nổi mề đay. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay sau uống rượu bia là:

  • Cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm thường dễ bị nổi mề đay hơn khi uống rượu bia.
  • Sử dụng rượu, bia chứa hóa chất: Một số loại rượu bia có chứa các chất bảo quản, hóa chất phụ gia hoặc sulphites, làm tăng nguy cơ dị ứng và nổi mề đay.
  • Không dung nạp cồn: Người có cơ địa không dung nạp cồn, đặc biệt là thiếu enzyme aldehyde dehydrogenase để phân giải cồn, sẽ dễ bị kích ứng, nổi mề đay sau khi tiêu thụ rượu bia.
  • Suy giảm chức năng gan: Những người có bệnh lý nền về gan sẽ gặp khó khăn trong việc lọc bỏ độc tố từ rượu bia, khiến các phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống quá nhiều rượu bia: Khi tiêu thụ lượng lớn rượu bia trong thời gian ngắn, hệ thống miễn dịch có thể bị quá tải, làm tăng nguy cơ bị dị ứng nổi mề đay.

Uống bia rượu bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng nổi mề đay sau khi uống rượu bia chỉ gây ra các triệu chứng ngoài da như ngứa, nổi mẩn sưng đỏ và thường không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu sốc phản vệ do dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như khó thở, sưng mặt, môi hoặc cổ họng (phản ứng phản vệ), tình trạng này có thể trở nên nguy hiểm và cần can thiệp y tế khẩn cấp.

Nguyên nhân bị nổi mề đay sau khi uống rượu bia
Tình trạng nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da nếu bệnh nhân gãi ngứa nhiều

Thêm vào đó, người bị nổi mề đay do uống bia rượu còn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da nếu gãi ngứa liên tục, thường xuyên chạm tay vào vùng tổn thương. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến gan cũng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nếu không được kiểm soát tốt.

THAM KHẢO THÊMBệnh nổi mề đay có lây không? Chuyên gia giải đáp

Cách điều trị nổi mề đay sau khi uống rượu bia

Các trường hợp uống rượu bia bị nổi mề đay cần có các biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. 

1. Điều trị y tế

Nếu mề đay xuất hiện với triệu chứng nặng hoặc kéo dài sau khi uống bia rượu, việc can thiệp điều trị chuyên sâu bằng y tế là điều cần thiết. Người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất trong điều trị nổi mề đay sau khi uống bia rượu. Loại thuốc này có thể giúp giảm ngứa và sưng tấy do dị ứng gây ra bằng cách ức chế hoạt động của histamin. Các loại thuốc kháng histamin không kê đơn như Loratadine, Cetirizine, Famotidin, Diphenhydramine hay Ranitidin,… có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Corticosteroid: Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị dùng corticosteroid (dạng uống hoặc tiêm) để giảm viêm và sưng. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên được sử dụng trong ngắn hạn và tuân thủ đúng liều lượng của bác sĩ để tránh tác dụng phụ có hại.
  • Epinephrine (adrenaline): Trong các tình huống nghiêm trọng như phản ứng phản vệ, bệnh nhân cần tiêm Epinephrine ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Đây là phương pháp cấp cứu quan trọng và cần được thực hiện bởi nhân viên y tế.
uống rượu bia sau khi nổi mề đay uống thuốc gì
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để cải thiện triệu chứng nổi mề đay sau khi uống bia rượu

BỎ TÚI: Top 10 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất, giảm mẩn ngứa hiệu quả

2. Phương pháp xử lý nổi mề đay sau khi uống rượu bia tại nhà

Ngoài việc điều trị y tế, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa tái phát nổi mề đay sau khi uống rượu bia:

  • Uống nhiều nước: Rượu bia làm cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến quá trình phân giải cồn và đào thải độc tố, đồng thời gây khô da, khiến cơn ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc tăng cường bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết, giúp giữ ẩm cho da và hỗ trợ gan, thận thực hiện tốt chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Tắm bằng nước ấm: Nổi mề đay thường gây ngứa ngáy và khó chịu. Tắm bằng nước ấm với nhiệt độ vừa phải có thể giúp làm dịu da và giảm ngứa tức thì. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên lành tính sẽ giúp làm mềm da, làm dịu cơn ngứa. Điều này đặc biệt hiệu quả khi da bị khô hoặc kích ứng do mề đay.
  • Ngừng uống rượu bia: Một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa mề đay tái phát là hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn thói quen uống rượu bia. Cồn là yếu tố chính gây kích ứng và tăng mức độ histamine trong cơ thể, do đó việc tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn sẽ giúp kiểm soát tình trạng này.
  • Giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ: Môi trường nóng hoặc độ ẩm cao có thể khiến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sắp sếp lại đồ đạc cho gọn gàng để không gian sống luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Nếu tình trạng nổi mề đay sau khi uống rượu bia không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà hoặc nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhanh, buồn nôn, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

cách trị nổi mề đay sau khi uống rượu bia
Ngừng uống rượu bia là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nổi mề đay

XEM THÊM: Lưu ngay 10 cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và lành tính

Cách phòng ngừa nổi mề đay sau khi uống rượu bia

Ngừng sử dụng bia rượu hoàn toàn là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa tái phát mề đay. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải sử dụng các thức uống chứa cồn, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giảm nguy cơ bị nguy cơ bị nổi mề đay: 

  • Chọn lựa loại rượu bia ít dị ứng: Một số loại rượu như rượu vang trắng hoặc rượu vodka có thể ít gây dị ứng hơn so với rượu vang đỏ hoặc bia. Điều này là do sự khác biệt trong quá trình sản xuất, nồng độ cồn và thành phần chất gây dị ứng (histamine, sulfite)
  • Uống điều độ: Giảm lượng rượu bia tiêu thụ mỗi lần cũng như tần suất uống có thể giúp hạn chế nguy cơ phát triển các phản ứng dị ứng. Nếu có tiền sử bị nổi mề đay sau khi uống bia rượu, bạn nên tiêu thụ các thức uống này một cách chừng mực, không lạm dụng quá mức.
  • Ăn uống no trước khi uống: Sử dụng thức ăn để lót dạ trước khi uống rượu có thể làm chậm quá trình hấp thụ cồn vào trong máu. Điều này giúp giảm tác động tiêu cực của rượu lên hệ thống miễn dịch và làn da.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước trước, trong và sau khi uống rượu bia không chỉ giúp duy trì sự hydrat hóa mà còn có thể pha loãng và giảm tác động của cồn lên cơ thể, từ đó giảm bớt nguy cơ gây ra nổi mề đay.
  • Uống từ từ: Khi uống rượu bia, bạn nên sử dụng một cách từ từ, nhấp từng ngụm nhỏ và có thời gian nghỉ giữa các lần uống. Hành động này sẽ giúp cơ thể dễ dàng phân hủy và đào thải cồn hơn, tránh gây áp lực quá mức lên gan, thận cũng như hệ miễn dịch.
  • Tránh các yếu tố khác gây mề đay: Các yếu tố như stress, một số loại thực phẩm nhất định, thay đổi thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, hóa mỹ phẩm cũng có thể kích hoạt chứng nổi mề đay bùng phát… Hãy cố gắng tránh xa các tác nhân gây kích thích này sau khi bạn uống rượu.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giải độc bia rượu: Một số sản phẩm được nghiên cứu để giải rượu bia, hỗ trợ đào thải cồn và độc tố nhanh sau khi uống bia rượu. Bạn có thể cân nhắc sử dụng để giảm nguy cơ bia nổi mề đay sau khi sử dụng các thức uống chứa cồn.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể: Mỗi người có phản ứng khác nhau với rượu bia. Do đó việc theo dõi cơ thể sau khi sử dụng các loại đồ uống khác nhau có thể giúp bạn xác định được loại rượu hoặc bia nào an toàn hơn cho bạn. Điều này cũng rất cần thiết để kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng nổi mề đay nếu có.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn nghi ngờ rằng rượu bia là nguyên nhân gây ra các triệu chứng mề đay, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Họ có thể đề nghị các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn.

Tình trạng nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể biến mất sau một vài giờ hoặc kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Việc áp dụng các biện pháp trên có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nổi mề đay vẫn tiếp tục diễn ra sau mỗi lần uống bia rượu, việc ngừng sử dụng hoàn toàn có thể là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay là tình trạng da phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người tìm đến các loại dầu bôi để làm dịu triệu chứng, nhưng không phải loại dầu nào cũng phù hợp. Vậy, liệu nổi mề đay có nên bôi dầu không? Nổi mề đay có nên bôi...
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nổi mề đay có được ăn trứng không? Bạn cần biết - Nổi mề đay có ăn trứng được không? Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng dị ứng của da, gây...
Nổi mề đay ăn thịt bò được không là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi bị tình trạng dị ứng da này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến mức độ nặng nhẹ của mề đay và thịt bò là thực phẩm gây lo ngại vì có thể kích thích phản ứng dị ứng. Giải đáp -...
Thịt gà là một loại thực phẩm quen thuộc, giàu protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị mề đay thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vậy, nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp - Nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Nổi mề...
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả