Tổng Hợp 10+ Cách Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu Hiệu Quả Nhất 

Cập nhật: 18/06/2024 Theo dõi trên goole news

Cách điều trị rối loạn Lipid máu gồm có thay đổi lối sống, áp dụng các phương pháp dân gian, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Vậy phương pháp nào hiệu quả? Cách áp dụng chi tiết ra sao? Khi nào nên áp dụng? Mời bạn đọc tham khảo 10 + cách trong bài viết dưới đây!

Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam

1. Phác đồ điều trị rối loạn Lipid máu theo hướng dẫn Bộ Y tế 

Mục tiêu điều trị chung của rối loạn chuyển hóa lipid là đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn cho phép. Điều này giúp ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là biến chứng trên tim mạch. 

Theo hướng dẫn của cục y tế dự phòng, nguyên tắc điều trị rối loạn Lipid máu cần kết hợp giữa lối sống khoa học và sử dụng thuốc hợp lý. Trong đó, lối sống khoa học (phương pháp không dùng thuốc) là chỉ định đầu tiên bao gồm chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động, tập luyện thể lực,…. 

Các loại thuốc Tây điều trị tim mạch có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt với gan, thận, cơ,… cần thận trọng sử dụng. Bác sĩ y khoa cần cân nhắc lợi ích, nguy cơ để có phương án sử dụng thuốc hợp lý nhất. 

Kế hoạch điều trị rối loạn Lipid máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: phân loại mức độ mỡ máu, đánh giá yếu tố nguy cơ, bệnh nền, tình hình sức khỏe, đáp ứng thuốc,… 

Hiện nay, mỡ máu đang được phân loại theo các cấp độ nguy cơ như sau: 

Cách phân loại rối loạn lipid máu

2. 5 Cách điều trị rối loạn Lipid máu bằng thay đổi lối sống 

Lối sống khoa học là chìa khóa vàng giảm lipid máu và nhiều bệnh lý tim mạch khác. Người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe ngay từ hôm nay với các hướng dẫn cụ thể bên dưới đây! 

Lưu ý: Thay đổi lối sống không phải phương pháp thay thế thuốc chữa bệnh, trong trường hợp phải dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. 

2.1. Ăn thực phẩm tốt 

Nguyên tắc ăn uống khoa học như sau: 

  • Giảm chất béo bão hòa: Giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa giúp làm giảm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu. Chất béo bão hòa có nhiều trong các loại thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật, sữa chưa tách béo, bơ, lòng đỏ trứng gà, thực phẩm chế biến sẵn,… 
  • Loại bỏ chất béo chuyển hóa: Vì chúng làm tăng tổng hợp cholesterol toàn phần. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong bơ thực vật và bánh quy, bánh ngọt,…. 
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường: Vì lượng đường dư thừa tích tụ làm tăng tổng hợp LDL – C. Chúng có nhiều trong bánh ngọt, tinh bột, nước uống có gas,… 
  • Ưu tiên thực phẩm giàu axit béo omega – 3: Vì chúng giúp tăng tổng hợp HDL – Cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp. Thực phẩm có axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lạnh.
  • Tăng chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu của bạn. Chất thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: rau củ quả, các loại bột yến mạch, đậu thận,… 
  • Bổ sung đạm whey: Đạm whey có tác dụng làm giảm cả cholesterol LDL và cholesterol toàn phần, hỗ trợ hạ huyết áp. Đạm whey có nhiều trong sữa. 
  • Nên ăn nhạt: Tiêu thụ nhiều muối gây giữ lại nước làm tăng áp lực lên hệ thống mạch máu gây các bệnh về huyết áp, tim mạch, làm tăng nguy cơ biến chứng do mỡ máu cao.

Hạn chế ăn bánh ngọt, thực phẩm nhiều đường

2.2. Tăng cường hoạt động thể chất

Tập thể dục giúp cải thiện các chỉ cholesterol, làm  tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL – mỡ máu tốt), loại cholesterol “tốt”. Bên cạnh đó, vận động thể lực mỗi ngày còn giúp tăng chuyển hóa, đào thải mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa các bệnh khác như xơ vữa động mạch, đái tháo đường,… 

Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, công việc và sở thích mà người bệnh có thể lựa chọn các bài tập và phương pháp khác nhau. Để duy trì động lực, bạn có thể tìm kiếm sự tham gia cùng những người bạn hoặc một nhóm cộng đồng tập luyện thể lực mỗi ngày. 

Một số phương pháp hỗ trợ tập thể lực như:

  • Đi bộ nhanh hàng ngày 
  • Đi xe đạp đi làm
  • Chơi một môn thể thao yêu thích: cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ,… 
  • Tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh cho người già
  • Tham gia câu lạc bộ aerobic

Đối với những người có bệnh nền như bệnh tim, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường,… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập để có phương pháp và cường độ tập phù hợp. 

Vận động thể lực giúp giảm mỡ máu

2.3. Bỏ thuốc lá

Bỏ hút thuốc giúp giúp tăng HDL cholesterol (mỡ máu tốt) và giảm LDL – Cholesterol (mỡ máu xấu). Bên cạnh đó, bỏ thuốc lá còn giúp:

  • Trong vòng 20 phút sau khi ngừng hút thuốc, huyết áp và nhịp tim sẽ phục hồi sau mức tăng đột biến do thuốc lá gây ra.
  • Trong vòng ba tháng sau khi bỏ thuốc, tuần hoàn máu và chức năng phổi bắt đầu được cải thiện.
  • Trong vòng một năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.

2.4 Giảm cân

Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây rối loạn Lipid máu và làm nặng hơn các biến chứng tim mạch. Lượng mỡ dư thừa tích tụ lâu ngày sẽ dẫn tới mỡ trong máu. 

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế,  người thừa cân, béo phì cần giảm 3-5% trọng lượng cơ thể, giảm ăn chất bột đường, chất béo để giảm cân, từ đó giảm mỡ máu. BMI lý tưởng khi bị rối loạn lipid máu nên dưới 25. 

2.5 Hạn chế tối đa uống rượu 

Lạm dụng rượu có thể làm nghiêm trọng hơn các biến chứng do rối loạn lipid máu bao gồm huyết áp cao, suy tim và đột quỵ. Uống nhiều rượu còn làm tăng triglyceride trong máu, dễ dẫn tới viêm tụy cấp. 

Giảm sử dụng rượu bia có thể làm giảm mức độ nặng của rối loạn Lipid máu. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa sử dụng rượu bia. Nếu sử dụng chỉ uống 1 lượng nhỏ, không uống nhiều cùng một thời điểm. 

3. Rối loạn Lipid máu uống gì? Cách giảm Lipid máu bằng phương pháp dân gian

Hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu bằng các phương pháp dân gian, đơn giản có thể áp dụng tại nhà: 

  • Lá sen: Giàu hoạt chất Alkaloid và Flavonoid có tác dụng giảm hấp thụ đường và giảm lipid vào máu. Nên sử dụng lá sen khô hoặc lá sen tươi dạng bánh tẻ đun nước uống hàng ngày. 
  • Trà xanh: Loại lá này có chứa thành phần Flavonoid và EGCG (chất chống oxy hóa), có tác dụng hạ lipid máu gồm hạ LDL – C và Cholesterol toàn phần. Dùng lá trà tươi đun với khoảng 1 lít nước uống hàng ngày.
  • Nước gạo lứt đỗ đen: Giàu thành phần Gamma Orizanol, ngăn chặn hấp thu cholesterol, tăng cường tổng hợp HDL -C. nÊN rang gạo lứt và đỗ đen cho thơm, sau đó pha với nước ấm uống hàng ngày. 
  • Trà giảo cổ lam: Có chứa nhiều Saponin giúp ngăn ngừa hấp thu cholesterol, tăng đào thải mỡ máu xấu. Dùng lá trà khô pha với nước nóng uống hàng ngày. 
  • Trà hoa cúc: Chứa nhiều thành phần Flavonoid giúp ngăn chặn hấp thu và tăng đào thải cholesterol, LDL – C. Dùng khoảng 10g hoa khô cùng vài hạt táo đỏ pha với 1 lít nước. 
  • Lá xạ đen: Nhờ có nhiều thành phần Flavonoid và Saponin Triterpenoid giúp tăng cường chuyển hóa, đào thải LDL – C, giảm triglyceride. Dùng khoảng 40g lá khô đun với 1,5 lít nước. 

Lưu ý: 

  • Cách điều trị rối loạn Lipid máu theo phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng hiệu quả rõ ràng, chỉ nên áp dụng hỗ trợ, không lạm dụng. 
  • Không sử dụng trà lúc đói vì dễ gây đau dạ dày và không nên uống buổi tối vì dễ gây mất ngủ; không dùng trà đã để qua đêm vì dễ bị hỏng. 

>>> Xem thêm: Nên uống gì tốt cho người bị mỡ máu?

4. Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu

4.1 Thuốc Tây y điều trị rối loạn Lipid máu 

Các loại thuốc Tây dùng để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu đều chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ (chỉ số mỡ máu), tình trạng sức khỏe và các yếu tố nguy cơ khác mà bác sĩ lựa chọn loại thuốc, liều lượng cho phù hợp. 

Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu theo thuốc Tây y như sau: 

  • Điều trị rối loạn lipid máu chủ yếu tăng LDL – C: Thường sử dụng Statin, không đáp ứng dùng thêm nhóm Niacin hoặc Renin gắn acid mật.
  • Điều trị rối loạn lipid máu chủ yếu tăng Triglycerid: Ưu tiên dùng Fibrate, không đáp ứng thêm Statin.
  • Điều trị tăng lipid máu hỗn hợp (do tăng cả LDL – C, Triglyceride): Dùng Statin kết hợp Fibrate.

Nhóm thuốc Statin điều trị rối loạn Lipid máu 

Cơ chế – tác dụng: Ức chế cạnh tranh với enzym tạo ra tiền chất của cholesterol, làm giảm cholesterol toàn phần, LDC-c và VLDC- C, Triglyceride, tăng HDL. 

Chỉ định: Tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL – C, tăng triglycerid. 

Chống chỉ định: 

  • Người mắc bệnh gan hoạt động hoặc transaminase dai dẳng chưa rõ nguyên nhân
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Tác dụng phụ của nhóm thuốc Statin:

  • Tăng CK gây đau cơ, cơ yếu mệt, thậm chí gây tiêu cơ vân, có thể gây suy thận do tăng myoglobin niệu
  • Tăng transaminase gây tổn thương gan 
  • Gây tổn thương hô hấp với triệu chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm họng
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng
  • Tổn thương thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược

Tên thuốc: Lovastatin, Simvastatin, Pravastatin, Fluvastatin,… 

Lưu ý quan trọng: 

  • Các thuốc nhóm Statin có thể gây tương tác với một số thuốc như cyclosporin, erythromycin, gemfibrozil, itraconazol, ketoconazol,… làm tăng độc tích hoặc giảm hấp thu thuốc. 
  • Không sử dụng các Statin như  atorvastatin, lovastatin, simvastatin với nước bưởi vì làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ.

Thuốc mỡ máu nhóm Fibrate

Thuốc nhóm Fibrate thường ức chế tổng hợp triglyceride, tăng thanh thải các lipoprotein giàu triglyceride, từ đó giúp cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu. 

Chỉ định: Điều trị rối loạn Lipid máu khi tăng triglyceride hoặc tăng cholesterol toàn phần. 

Chống chỉ định: 

  • Người mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người mắc bệnh gan thể hoạt động hoặc tăng transaminase kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Người mắc bệnh thận, đặc biệt suy thận 
  • Người đang mắc bệnh túi mật hoặc tiền sử bệnh túi mật 

Tác dụng phụ thường gặp: 

  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, đau bụng,… 
  • Tăng transaminase gây tổn thương gan 
  • Tổn thương gân cơ, gây yếu cơ
  • Viêm tụy, tăng nguy cơ sỏi mật 
  • Tổn thương thận do creatinin huyết thanh 
  • Rối loạn và phát ban dưới da, da nhạy cảm với ánh sáng
  • Tắc huyết khối 

Tên một số loại thuốc: Gemfibrozil, Clofibrate, Fenofibrate

Lưu ý quan trọng: Thuốc nhóm Fibrat có thể gây tương tác với 1 số loại thuốc như Cerliponase alfa, Sitagliptin, Timolol, Statin,… làm tăng nguy cơ tác dụng phụ hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Với bệnh nhân rối loạn chức năng gan, thận cần được hiệu chỉnh liều phù hợp. 

Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu nhóm Renin gắn acid mật 

Các loại thuốc nhóm Renin trao đổi ion Cl- với acid mật, giúp tăng tổng hợp acid mật dẫn tới giảm Cholesterol toàn phần. 

Chỉ định: Dùng đơn độc hoặc kết hợp khi người bệnh không dung nạp với Statin.

Chống chỉ định: 

  • Rối loạn Lipid máu với chỉ Triglyceride quá cao
  • Tắc mật hoàn toàn

Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,.. 
  • Ảnh hưởng tới xương gây loãng xương, yếu cơ
  • Có thể gây chảy máu do giảm bạch cầu trong máu

Tên một số loại thuốc: Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam

Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu nhóm Niacin (Vitamin B3) 

Các loại thuốc nhóm Niacin giúp ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan giúp giảm Triglycerid, giảm VLDL, giảm LDL – C, tăng tổng hợp HDL – C. 

Chỉ định: Rối loạn Lipid máu nhưng không có hiệu quả hoặc không dung nạp với Statin.

Thuốc máu nhiễm mỡ vitamin B3

Chống chỉ định:

  • Người mắc bệnh gan hoặc tăng men gan transamina chưa rõ nguyên nhân 
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang bị chảy máu động mạch 

Tác dụng phụ: 

  • Tổn thương gan do tăng men gan 
  • Rối loạn tiêu hóa gây đau dạ dày, nôn, tiêu chảy,…
  • Tăng tỷ lệ mắc bệnh gút hoặc làm nặng hơn tình trạng gút (với người đang mắc) 
  • Rối loạn đường huyết 
  • Dị ứng gây phát ban, ngứa,… 

Một số loại thuốc: Niacin 

Lưu ý quan trọng: Vitamin B3 chỉ định trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid thường ở liều cao, do đó người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng vì có thể gây độc tính nguy hiểm. 

4.2 Thuốc Đông y điều trị rối loạn Lipid máu 

Theo quan điểm y học cổ truyền, rối loạn Lipid máu thuộc chứng bệnh đàm ẩm, nguyên nhân chính do công năng tạng phủ hư tổn, trong đó chủ yếu tại tạng tỳ và thận, khí huyết ứ trệ dẫn tới lưu thông kém. Chính vì vậy, cách điều trị rối loạn lipid máu theo Đông y thường chú trọng tác động vào đúng gốc rễ của bệnh, tập trung giải độc gan, thận, hoạt thuyết, từ đó nâng cao chức năng vận hóa bên trong cơ thể, hạ lipid máu. 

Thuốc Đông Y có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ, có thể sử dụng cho tất cả các trường hợp mỡ máu kể cả người có bệnh gan, thận, rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, nhiều bài thuốc còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. 

Theo đánh giá của Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), các bài thuốc Đông y rất phù hợp cho rối loạn lipid máu cấp độ 1, cấp độ 2, chưa sử dụng qua thuốc Tây. Do đó nếu người bệnh đang bị mỡ máu mức độ này, đừng bỏ qua giải pháp hữu hiệu mà lại an toàn này. 

Cách kê đơn bài thuốc điều trị rối loạn Lipid máu theo Đông y: Thường kết hợp từ nhiều vị dược liệu với nhau theo 2 nguyên tắc chính: 

  • Biện chứng luận trị: Tùy thuộc vào nguyên nhân, thể trạng và các bệnh lý mắc kèm của người bệnh mà đưa ra công thức với cơ chế, số lượng, hàm lượng dược liệu cho phù hợp. 
  • Hiệp đồng bội tăng: Dùng nhiều dược liệu khác nhau cùng kết hợp trong một bài thuốc nhằm tăng cường tác dụng chính của bài thuốc. Các vị thuốc Nam thường được sử dụng: lá sen, giảo cổ lam, tinh dầu thông đỏ, sài đất, đương quy, thảo quyết minh, sơn tra, hoài sơn, bạch linh, trạch tả,…. 

Lưu ý: 

  • Thuốc Đông Y điều trị mỡ máu cần duy trì thời gian dài từ 1 – 3 tháng tùy mức độ và đáp ứng, người bệnh cần kiên trì. 
  • Thuốc Đông y được chỉ định và xây dựng công thức bởi bác sĩ chuyên khoa, do đó bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị rối loạn Lipid máu theo Đông y. 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về cách điều trị rối loạn lipid máu. Để được tư vấn miễn phí thuốc và điều trị mỡ máu tại nhà, liên hệ ngay tới HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC