Chàm đồng tiền là thể chàm tương đối phổ biến và khởi phát chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh gây ra tổn thương có hình tròn/ hình oval ở mu bàn tay, các chi và những vùng da tỳ đè. Mặc dù có tính chất mãn tính, dễ tái phát, gây ngứa ngáy dai dẳng nhưng thể chàm này tương đối lành tính và có thể kiểm soát thông qua việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Có lây không?

Chàm đồng tiền (eczema thể đồng tiền) là một dạng chàm tương đối phổ biến và thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên (55 – 65 tuổi). Bệnh hiếm khi khởi phát ở phụ nữ và trẻ nhỏ.

Bệnh lý này điển hình bởi tình trạng tổn thương da khô, bong tróc, ngứa và viêm đỏ mãn tính. Đặc điểm nhận biết eczema thể đồng tiền với các thể chàm khác là tổn thương có hình tròn hoặc hình oval, hơi nổi cộm và có ranh giới rõ với những vùng da lành.

Cơ chế hình thành bệnh không có sự tham gia của virus, nấm hoặc vi khuẩn. Vì vậy bệnh chàm đồng tiền không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh lý này có thể di truyền ở những người thân cận huyết.

Chàm đồng tiền là bệnh mãn tính, hay tái phát và không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bệnh chỉ gây thương tổn ngoài da và gần như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Nhận biết bệnh chàm đồng tiền bằng cách nào?

Eczema thể đồng tiền thường gây triệu chứng ở mặt duỗi các chi, mu bàn tay và những vùng tỳ đè. Vị trí ảnh hưởng của thể bệnh này tương tự chàm thể tạng (viêm da cơ địa) nên hiện nay có một số giả thuyết cho rằng, eczema dạng đồng tiền là một phân thể của viêm da cơ địa.

chàm đồng tiền là bệnh gì
Hình ảnh bệnh chàm đồng tiền

Các triệu chứng thường gặp của bệnh chàm đồng tiền, bao gồm:

  • Ban đầu, da xuất hiện vết ban hồng/ đỏ có hình tròn hoặc hình oval
  • Nổi mụn nước trên sang thương da, mụn nước tự vỡ, gây đau rát, ngứa và trợt loét
  • Sau một thời gian, tổn thương da khô lại, bong tróc và nứt nẻ (có thể xuất hiện vảy tiết nếu xuất hiện biến chứng chàm bội nhiễm)
  • Nếu có tác động gãi cào, ma sát, tổn thương da thường có xu hướng thâm sạm, nổi cộm và lichen hóa
  • Triệu chứng ngứa kéo dài từ giai đoạn nổi mụn nước đến khi tổn thương da khô, nứt nẻ (mức độ ngứa có thể âm ỉ đến dữ dội tùy vào giai đoạn phát triển và một số yếu tố tác động)
  • Các triệu chứng của bệnh có mức độ nặng nề hơn vào mùa thu đông

Nguyên nhân gây chàm đồng tiền

Bệnh chàm nói chung và chàm đồng tiền nói riêng đều chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên thông qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có thể bùng phát khi có các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi như:

  • Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ mắc bệnh chàm đồng tiền, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, hen suyễn,… cao hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do phản ứng dị ứng kích thích tăng kháng nguyên IgE, phóng thích histamine và các chất hóa học trung gian vào niêm mạc và da.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh chàm đồng tiền có thể tăng lên do tiền sử gia đình mắc các bệnh da liễu mãn tính hoặc các vấn đề sức khỏe có liên quan đến dị ứng như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
  • Tiếp xúc dị nguyên: Ngoài ra, tổn thương do eczema dạng đồng tiền cũng có thể bùng phát khi tiếp xúc với hóa chất, kim loại, mủ cây, nọc độc côn trùng,…
  • Tác động cơ học: Ma sát quá mức, nhiệt độ lạnh hoặc quá nóng cũng có thể kích thích phản ứng miễn dịch, tăng histamine và gây tổn thương ngoài da.
  • Thuốc: Chàm đồng tiền có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ, thuốc Isotretinoin (dẫn xuất của vitamin A) và Interferon.
  • Tác động nội sinh: Ngoài những yếu tố bên ngoài, bệnh eczema dạng đồng tiền có thể chịu tác động của một số yếu tố nội sinh như rối loạn nội tiết tố, xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh.
  • Yếu tố khác: Chàm đồng tiền còn có thể khởi phát do một số yếu tố khác như hệ miễn dịch suy giảm, suy nhược cơ thể, sinh sống trong điều kiện thời tiết khô hanh hoặc mắc các thể chàm khác như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn,…

Cơ chế bệnh chàm nói chung và chàm đồng tiền rất phức tạp. Do đó hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không thể xác định được nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy.

Chàm đồng tiền có nguy hiểm không?

Eczema dạng đồng tiền chủ yếu gây triệu chứng ngoài da, có tính chất lành tính và dai dẳng. So với các thể khác của bệnh chàm, thể bệnh này chỉ gây tổn thương khu trú ở một (vài) vùng da cụ thể, tiến triển chậm và ít khi bùng phát các bệnh lý dị ứng kèm theo.

Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời, chàm đồng tiền có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Phát triển các thể chàm khác: Eczema dạng đồng tiền kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các thể chàm khác như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc.
  • Gây thâm sẹo: Tổn thương do chàm đồng tiền có xu hướng thâm nhiễm, dày sừng,… khi có tác động cơ học (ma sát, chà xát và gãi cào). Tình trạng này có thể để lại thâm sẹo vĩnh viễn và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

Ngoài những biến chứng nêu trên, các triệu chứng cơ năng của bệnh còn tác động không nhỏ đến hoạt động học tập, làm việc và sinh hoạt. Các trường hợp bệnh tái phát thường xuyên có thể hình thành tâm lý thiếu tự tin, căng thẳng và e ngại.

Chăm sóc & phòng ngừa tái phát bệnh chàm đồng tiền

Bệnh chàm – eczema nói chung và chàm đồng tiên nói riêng có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy ngoài các biện pháp điều trị, cần thực hiện một số cách chăm sóc nhằm duy trì bệnh ở giai đoạn ổn định và hạn chế tái phát.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chàm đồng tiền tái phát, bao gồm:

  • Cách ly và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng khởi phát bệnh như hóa mỹ phẩm, xà phòng, côn trùng, thực vật, vải len/ dạ, thức ăn dễ dị ứng, thuốc,…
  • Kiểm soát căng thẳng hoặc có thể tìm gặp bác sĩ tâm lý nếu bị stress, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Cơ địa nhạy cảm có liên quan đến hệ miễn dịch và thể trạng kém. Vì vậy nên ăn uống điều độ, cân bằng thời gian làm việc – nghỉ ngơi và luyện tập thường xuyên nhằm cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát các bệnh da liễu mãn tính.
  • Uống nhiều nước, chăm sóc da đúng cách và sử dụng máy tạo độ ẩm trong trường hợp cần thiết.
  • Tránh các tác động cơ học và vật lý lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Có thể thăm khám định kỳ 3 tháng/ lần để bác sĩ đánh giá tình trạng da và đề xuất các biện pháp phòng ngừa cụ thể.

Các biện pháp điều trị bệnh chàm đồng tiền

Điều trị bệnh chàm đồng tiền có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa biến chứng và giảm mức độ tổn thương da. Các biện pháp điều trị thường được chỉ định, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng các loại thuốc điều trị chàm đồng tiền như:

chàm đồng tiền có lây không
Một số loại thuốc trị chàm đồng tiền thường dùng, bao gồm corticoid, kháng sinh, thuốc sát trùng,...

  • Thuốc nước sát trùng: Nếu tổn thương da đang trong giai đoạn nổi mụn nước, rỉ dịch và trợt loét, nên sử dụng các loại thuốc nước có tác dụng sát trùng như thuốc tím, hồ nước hoặc dung dịch Milian.
  • Thuốc corticoid: Corticoid dạng bôi được dùng khi tổn thương da khô, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm và cải thiện ngứa ngáy. Corticoid đường uống có thể gây loãng xương, suy tuyến thượng thận, tăng đường huyết,… nên chỉ được dùng ở liều thấp trong trường hợp bệnh gây viêm và phù nề nặng.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 (Diphenhydramine, Chlorpheniramine,…) được dùng ở dạng uống nhằm giảm ngứa ngáy và ức chế hoạt động phóng thích histamine vào da. Loại thuốc này tương đối an toàn nhưng cần tránh uống rượu bia và điều khiển xe cộ trong thời gian sử dụng.
  • Coal Tar: Loại thuốc này có màu nâu/ đen, được chiết xuất từ nhựa cây hoặc than đá. Thuốc được dùng trực tiếp lên da nhằm giảm ngứa, cải thiện tình trạng sần sùi và bong tróc.
  • Axit salicylic: Axit salicylic có tác dụng loại bỏ tế bào sừng, giảm hiện tượng dày sừng, nứt nẻ và khô ráp da. Hoạt chất này có thể được dùng đơn độc hoặc sử dụng phối hợp với corticoid.
  • Kháng sinh – kháng nấm: Trong trường hợp chàm bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh và kháng nấm ở dạng bôi/ uống.

Dựa vào mức độ đáp ứng, triệu chứng cụ thể và tiến triển của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với một số loại thuốc khác như thuốc ức chế calcineurin, thuốc kháng histamine H2, thuốc giảm đau,…

2. Quang trị liệu

Quang trị liệu là biện pháp sử dụng các tia UV nhân tạo nhằm cải thiện triệu chứng cơ năng và tổn thương da. Các trường hợp bị chàm đồng tiền thường được điều trị bằng PUVA (tia cực tím bước sóng A từ 320 nm – 400nm).

Tia PUVA có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp ADN, từ đó giảm tăng sinh tế bào thượng bì và giảm tổn thương do chàm gây ra. Bên cạnh đó, biện pháp này còn ức chế một số yếu tố có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh như lympho T, tế bào langerhans,…

Tuy nhiên quang trị liệu không được áp dụng cho người có tiền sử u da, lupus ban đỏ hệ thống, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 10 tuổi, người mắc bệnh lý gan thận nghiêm trọng,…

3. Biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh các phương pháp y tế, bạn nên áp dụng đồng thời với các biện pháp hỗ trợ như:

  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Dị nguyên là yếu tố kích thích phản ứng dị ứng và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh chàm nói chung và chàm đồng tiền nói riêng. Vì vậy trong thời gian điều trị, cần tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, kim loại, ăn thức ăn dễ dị ứng, ma sát, bỏng,…
  • Dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm da thường xuyên giúp cải thiện tình trạng da khô, sần sùi, tróc vảy và ngứa ngáy. Hơn nữa các thành phần trong kem dưỡng còn củng cố hàng rào bảo vệ da, điều hòa quá trình tăng sinh tế bào thượng bì và giảm cơ chế miễn dịch.
  • Tắm nước mát: Tắm nước mát có thể làm dịu vùng da sưng viêm, nổi mụn nước và đỏ. Ngoài ra biện pháp này còn giảm triệu chứng ngứa ngáy và đau rát trong giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên không nên tắm quá lâu, thời gian tắm chỉ nên dao động từ 10 – 15 phút.
  • Dùng nguyên liệu tự nhiên: Ngoài ra bạn có thể làm giảm tổn thương da bằng một số thảo dược tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, nha đam, mật ong và nghệ. Tuy nhiên chỉ áp dụng các mẹo chữa này khi tổn thương da ngưng rỉ dịch và có dấu hiệu khô lại.

Chàm đồng tiền có tiến triển dai dẳng, khó điều trị và tái phát thường xuyên. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp chăm sóc và xử lý đúng cách đều có đáp ứng tốt - thương tổn da giảm đáng kể, ít ngứa và tần suất tái phát thấp. Vì vậy bạn cần chủ động thăm khám và tích cực trong điều trị - phòng ngừa bệnh

Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.



Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả