Trị viêm da tiếp xúc tại nhà theo kinh nghiệm dân gian là phương pháp được nhiều người áp dụng. Phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu quen thuộc dễ tìm, dễ sử dụng, mức độ an toàn, lành tính cao. Có nhiều cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà như sử dụng dầu dừa, lá trà xanh, nha đam, mật ong… 

10 Cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà hiệu quả

Viêm da tiếp xúc là quá trình phản ứng của da với tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng. Thường gây ra các triệu chứng như ngứa hoặc nóng, rát, nổi mẩn đỏ, xuất hiện bọng nước chứa dịch lỏng… Viêm da tiếp xúc có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. 

Nếu bạn viêm da tiếp xúc mức độ vừa và nhẹ, trên da không có vết loét, bọng nước chưa vỡ ra, bạn có thể áp dụng các cách trị viêm da dưới đây: 

1. Đắp gạc mát, ướt

Sử dụng khăn, gạc mát, ướt đắp lên vùng da kích ứng trong 15 – 30 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cách làm này giúp giảm triệu chứng của viêm da tiếp xúc, đồng thời giúp giảm viêm hiệu quả.

Chườm lạnh với vùng da bị sưng viêm, nóng rát có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn
Chườm lạnh với vùng da bị sưng viêm, nóng rát có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về cách sử dụng băng ướt cho vùng da viêm bị rỉ dịch. Cách làm này có tác dụng giảm ngứa, cải thiện quá trình hồi phục của vùng da tổn thương. 

2. Dùng bột yến mạch trị viêm da tiếp xúc

Bột yến mạch chứa axit ferulic và avenanthramides, có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng đỏ, hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi da chưa xuất hiện mụn nước hoặc khi mụn nước đã khô. 

Cách thực hiện:

  • Trộn 2 thìa bột yến mạch với 2 thìa sữa chua không đường
  • Khuấy đều để tạo thành hỗn hợp dạng sệt
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương, lau khô
  • Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng
  • Rửa lại bằng nước ấm sau 15 phút và lau khô.

Thay vì sử dụng bột yến mạch, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi có chiết xuất từ yến mạch cho da nhạy cảm để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không thoa bột yến mạch và sữa chua lên vùng da có vết thương hở hoặc có vết loét. 

3. Cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà bằng mật ong

Mật ong giàu vitamin và khoáng chất, chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng. Sử dụng mật ong là một trong những cách dưỡng ẩm, làm mềm và hỗ trợ phục hồi khi bị viêm da cơ địa.

Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm, hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm, hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch vùng da bị viêm, lau khô
  • Xoa đều mật ong lên da, massage nhẹ nhàng
  • Rửa lại bằng nước ấm sau 15 phút, dùng khăn mềm lau khô. 

Lưu ý: Tuyệt đối không thoa mật ong lên vùng da đang bị viêm loét hoặc rỉ dịch.

4. Cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà bằng nha đam

Sử dụng nha đam cũng là một trong những cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà đơn giản. Nha đam giàu vitamin, khoáng chất, chứa một lượng nước dồi dào, có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm, giảm kích ứng, thúc đẩy làm lành vùng da tổn thương…

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá nha đam, bỏ vỏ, tách lấy phần gel bên trong
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, thoa đều gel nha đam lên da
  • Massage nhẹ nhàng 1 – 2 phút, sau 15 phút thì rửa lại da với nước sạch. 

5. Dùng lá trà xanh trị viêm da tiếp xúc

Lá trà xanh hay lá chè giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ da. Chứa 4 loại catechin (EGCG, EGC, ECG và EC), có tác dụng chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng. Chứa tanin giúp làm se vết thương, chứa sterol làm giảm tổn thương da… Vì thế, sử dụng lá trà xanh là cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà mà bạn có thể cân nhắc áp dụng.

Dùng lá trà xanh là một trong những cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà an toàn, đơn giản
Dùng lá trà xanh là một trong những cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà an toàn, dễ thực hiện

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, bột nghệ, sữa chua không đường
  • Lá trà xanh (chè) rửa sạch, cho vào nồi, đun sôi với nước
  • Sau khi sôi, tắt bếp, đợi nguội, trộn nước trà xanh với 1 thìa bột nghệ, 3 thìa sữa chua không đường
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da viêm, lau khô, thoa đều hỗn hợp lên da
  • Sau 15 – 20 phút rửa lại bằng nước sạch. 

6. Chữa viêm da tiếp xúc tại nhà bằng cây sài đất

Sài đất tính mát, là thảo dược thiên nhiên có hiệu quả tốt trong điều trị ngứa da, viêm da. Trong sài đất chứa caroten, chlorophylle, phytosterol, tanin, saponin triterpen… có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu vùng da bị viêm da tiếp xúc. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 70g sài đất, 10g bồ công anh, 15g kim ngân hoa
  • Rửa sạch các nguyên liệu, nấu với 2 lít nước 
  • Để nguội, lọc lấy nước, bỏ bã, pha với nước sạch 
  • Dùng nước này tắm hàng ngày dùng dưỡng ẩm, làm dịu da. 

7. Cách trị viêm da tiếp xúc bằng lá trầu không 

Lá trầu không là nguyên liệu thiên nhiên thường được dân gian sử dụng để chữa viêm da tiếp xúc tại nhà. Loại lá này có đặc tính chữa viêm và kháng khuẩn mạnh, được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như viêm da, rôm sảy, côn trùng cắn…

Công dụng chính của lá trầu không là chữa viêm và kháng khuẩn
Công dụng chính của lá trầu không là chữa viêm và kháng khuẩn

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo 
  • Giã nát lá trầu, hòa với một ít nước sôi để nguội
  • Dùng nước rửa, sau đó dùng bã đắp lên vùng da bị viêm. 

Lưu ý: Chỉ dùng lá trầu không trong thời gian ngắn, không lạm dụng để tránh tình trạng mất sắc tố hoặc khiến tình trạng tăng sắc tố trở lại. 

8. Dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc

Lá khế vị chát, tính lạnh, thường được dân gian sử dụng để chữa mề đay, mẩn ngứa, viêm da. Phù hợp với trường hợp viêm da tiếp xúc gây ngứa ngáy, khó chịu. Dùng lá ngứa giúp cắt nhanh cơn ngứa và ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 200g lá khế tươi, rửa sạch, vò hoặc xay nát
  • Cho vào nồi, đun sôi với 2 lít nước rồi để nguội
  • Dùng nước này lau lên người và dùng nước sạch tắm lại. 

9. Cách trị viêm da tiếp xúc bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa axit linoleic, thành phần của ceramide, có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi da, củng cố hàng rào bảo vệ da, giảm thiểu chất kích ứng xâm nhập vào da. Sử dụng dầu dừa có thể làm giảm viêm da tiếp xúc, phát ban, ngứa, nổi mẩn đỏ.

Dầu dừa là nguyên liệu an toàn mà người bị viêm da tiếp xúc có thể cân nhắc sử dụng
Dầu dừa là nguyên liệu an toàn mà người bị viêm da tiếp xúc có thể cân nhắc sử dụng

Cách thực hiện: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, thấm khô với khăn mềm
  • Thoa một lượng dầu dừa vừa phải lên da, massage nhẹ nhàng
  • Sau 15 phút, rửa sạch lại với nước ấm, thực hiện 1 – 2 lần/ngày. 

10. Dùng nghệ trị viêm da tiếp xúc 

Cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà bằng nghệ rất đơn giản, có thể mang đến tác dụng tích cực cho sức khỏe làn da. Nghệ chứa một lượng lớn curcumin, có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, giúp giảm phản ứng viêm, làm dịu dàng, thúc đẩy làm lành vết thương trên da. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 thìa cà phê bột nghệ trộn với 1 thìa cà phê dầu dừa. Vệ sinh vùng da bị viêm sạch sẽ, lau khô, thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, rửa sạch sau 15 phút. 
  • Cách 2: Lấy 1 thìa gel nha đam trộn với 1 thìa cà phê bột nghệ. Vệ sinh da sạch sẽ, thoa đều hỗn hợp lên da, rửa sạch với nước ấm sau 15 phút. Thực hiện 2 lần/ngày, để giảm ngứa, tăng cường sức khỏe làn da. 

Trị viêm da tiếp xúc tại nhà bằng mẹo dân gian có hiệu quả không?

Rất nhiều người thắc mắc về hiệu quả của các cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà theo phương pháp dân gian. Thực tế, không có bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh, các thảo dược thiên nhiên theo dân gian hiệu quả trong việc trị viêm da tiếp xúc.

Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người
Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

Các phương pháp đã đề cập chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể giúp bạn khỏi bệnh nhanh chóng, tức thì. Hầu hết các thảo dược trên đều có đặc tính kháng viêm, dưỡng ẩm, có thể hỗ trợ phần nào trong việc tăng cường độ ẩm cho da, giảm ngứa, thúc đẩy làm lành vùng da viêm. 

Trị viêm da tiếp xúc tại nhà theo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, mức độ tổn thương không nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể kết hợp các phương pháp này với các thuốc bôi ngoài da không kê đơn, đồng thời chú ý chăm sóc da đúng cách để giúp vùng da tổn thương nhanh lành. 

Một số lưu ý khi trị viêm da tiếp xúc tại nhà

Khi trị viêm da tiếp xúc tại nhà theo kinh nghiệm dân gian, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ áp dụng các phương pháp này với tình trạng viêm da nhẹ, mức độ tổn thương không quá nghiêm trọng.
  • Không áp dụng đối với trường hợp các mụn nước, mụn mủ đã vỡ, tạo thành vết loét hoặc vết thương hở.
  • Chọn nguyên liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng, chú ý rửa thật sạch nguyên liệu để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Một số nguyên liệu, đặc biệt là lá trầu không có thể gây kích ứng da, cần test thử phản ứng của da trước khi sử dụng. 
  • Vệ sinh vùng da bị viêm sạch sẽ, dưỡng ẩm cho da và giữ da khô thoáng để vết thương nhanh lành hơn. 

Có nhiều cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà theo kinh nghiệm dân gian đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phù hợp cho tình trạng viêm da mức độ nhẹ và vừa. Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc nặng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm sau 5 – 7 ngày, bạn cần tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và hỗ trợ. 

Có thể bạn quan tâm:


Câu hỏi thường gặp
Với thắc mắc "viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?", các chuyên gia cho biết, thông thường, viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ không để lại sẹo. Trong khi đó, viêm da tiếp xúc với mức độ tổn thương nghiêm trọng, kết hợp cùng yếu tố như cơ địa, phương pháp điều trị, chăm sóc không phù...
Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da xảy ra do tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng, thường gây ngứa, đỏ và sưng. Việc xác định viêm da tiếp xúc có lây không, có lan sang vùng da khác không rất quan trọng để có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả