Với thắc mắc “viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?”, các chuyên gia cho biết, thông thường, viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ không để lại sẹo. Trong khi đó, viêm da tiếp xúc với mức độ tổn thương nghiêm trọng, kết hợp cùng yếu tố như cơ địa, phương pháp điều trị, chăm sóc không phù hợp có thể để lại sẹo.

Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm nhiễm, kích ứng, xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng như hóa chất, côn trùng, mỹ phẩm, kim loại, xi măng… Các triệu chứng đặc trưng thường gặp gồm ngứa, rát, đỏ và sưng.

Về bản chất viêm da tiếp xúc không phải là bệnh để lại sẹo
Về bản chất viêm da tiếp xúc không phải là bệnh để lại sẹo

Nguyên nhân chính của viêm da tiếp xúc là do tiếp xúc với chất kích ứng hoặc do tiếp xúc với chất gây phản ứng dị ứng. Việc điều trị viêm da tiếp xúc là cả một quá trình, đặc biệt là đối với các trường hợp viêm da do thường xuyên tiếp xúc với chất kích ứng. 

Theo các chuyên gia, có 3 trường hợp xảy ra đối với thắc mắc viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không. Bao gồm:

  • Trường hợp 1: Hầu như không để lại sẹo nếu viêm da tiếp xúc nhẹ, mức độ tổn thương không nghiêm trọng, chăm sóc da đúng cách. 
  • Trường hợp 2: Nguy cơ để lại sẹo thấp với trường hợp viêm da tiếp xúc nặng, mức độ tổn thương nghiêm trọng nhưng tích cực điều trị và chăm sóc da đúng cách. 
  • Trường hợp 3: Nguy cơ để lại sẹo cao với trường hợp viêm da tiếp xúc mức độ nặng, phương pháp điều trị không phù hợp, cơ địa dễ để lại sẹo hoặc chăm sóc da không đúng cách. 

Nhìn chung, viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ không để lại sẹo. Trường hợp viêm da tiếp xúc nghiêm trọng, không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nguy cơ để lại thâm, sẹo sau khi vùng tổn thương lành lại là rất cao. 

Nguyên nhân dẫn đến sẹo do viêm da tiếp xúc

Bản thân viêm da tiếp xúc không phải là bệnh gây ra sẹo. Hầu hết các trường hợp bị sẹo do viêm da tiếp xúc có liên quan đến việc cào gãi vết thương quá nhiều lần, chăm sóc da không đúng cách, cơ địa dễ để lại sẹo, phương pháp điều trị không phù hợp…

Tổn thương nghiêm trọng kèm theo cào gãi liên tục hoặc nhiễm trùng làm tăng nguy cơ để lại sẹo
Tổn thương nghiêm trọng kèm theo cào gãi liên tục hoặc nhiễm trùng làm tăng nguy cơ để lại sẹo

Các nguyên nhân chính dẫn đến sẹo do viêm da tiếp xúc:

  • Cào, gãi liên mạnh và liên tục: Viêm da tiếp xúc khiến da khô, ngứa, khó chịu. Dẫn đến tình trạng người bệnh liên tục cào, gãi để giảm ngứa. Điều này khiến da tổn thương nặng, khó lành và tăng nguy cơ để lại sẹo. 
  • Nhiễm trùng: Da bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập phục hồi rất chậm, vùng tổn thương thường sâu và nghiêm trọng, rất dễ để lại sẹo trên da. 
  • Tổn thương mô sâu: Hầu hết các trường hợp viêm da nặng, tổn thương ở lớp biểu bì lẫn hạ bì do phản ứng viêm mạnh hoặc nhiễm trùng sâu, đều gây sẹo trên da. 
  • Viêm da nặng hoặc kéo dài: Khi liên tục tiếp xúc với tác nhân gây viêm da, da sẽ bị tổn thương ở nhiều lớp, bao gồm các lớp hạ bì sâu trong da. Điều này khiến da không thể tự tái tạo hoàn toàn, từ đó gây ra sẹo. 
  • Tăng sinh collagen không kiểm soát: Liên quan đến cơ địa, yếu tố di truyền hoặc do phản ứng quá mức của cơ thể khiến các sợi collagen tích tụ, gây sẹo lồi hoặc sẹo phì đại. 
  • Chăm sóc da không đúng cách: Việc không giữ vệ sinh tốt cho da, không điều trị đúng cách, áp dụng các mẹo dân gian không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo. 

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc xác định được các yếu tố làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo, có thể giúp chúng ta có biện pháp chăm sóc phù hợp. 

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo do viêm da tiếp xúc: 

  • Cơ địa: Những người có cơ địa dễ bị sẹo, người có da màu (như người châu Á, người gốc Phi), người có đặc tính da nhạy cảm, “da độc” có nguy cơ bị sẹo cao. Trong khi đó, người cơ địa tốt, da dễ phục hồi dù tổn thương nghiêm trọng cũng ít để lại sẹo. 
  • Mức độ tổn thương: Viêm da tiếp xúc nhẹ hầu như không gây sẹo. Viêm da tiếp xúc mức độ nghiêm trọng gây viêm, loét, tác động đến hạ bì da dễ để lại sẹo. 
  • Vị trí tổn thương: Những vùng như ngực, tai, lưng, vai, cổ thường chuyển động liên tục nên dễ để lại sẹo. 
  • Chăm sóc: Chăm sóc không đúng cách, không điều trị, thường tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, kích ứng khiến vùng da bị viêm liên tục tổn thương, không thể lành được và tăng nguy cơ sẹo. 
  • Tác nhân gây bệnh: Viêm da hóa chất mạnh, độc tố côn trùng dễ gây sẹo. Viêm da do xà phòng, ánh sáng… thường có mức độ tổn thương nhẹ nên ít có nguy cơ để lại thâm sẹo.

Cách ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo do viêm da cơ địa

Sẹo do viêm da cơ địa hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta điều trị nhanh chóng, kịp thời và chăm sóc đúng cách. Bạn có thể ngăn ngừa sẹo bằng cách: 

Tích cực điều trị, chăm sóc da đúng cách giúp phòng ngừa sẹo do viêm da tiếp xúc
Tích cực điều trị, chăm sóc da đúng cách giúp phòng ngừa sẹo do viêm da tiếp xúc
  • Tránh gãi hoặc cào xước vùng da bị viêm, cắt móng tay hoặc băng vết thương để giảm nguy cơ trầy xước
  • Giữ vùng da bị viêm sạch sẽ, khô ráo, tránh tiếp xúc với bụi bẩn hoặc vi khuẩn
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa chất kích thích và các loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng băng ép hoặc miếng dán silicon ở những vùng da hay bị kéo căng như vai, khuỷu tay, ngực
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như hóa chất, côn trùng… 
  • Tích cực khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý dùng thuốc, áp dụng mẹo dân gian, sử dụng các cây thuốc hay loại thuốc không rõ nguồn gốc
  • Che chắn vùng da tổn thương cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 
  • Chú ý đến chế độ ăn uống, tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. 

Như vậy, với thắc mắc bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không, câu trả lời là tùy vào trường hợp. Bản chất của viêm da tiếp xúc là bệnh không gây sẹo. Thế nhưng nếu cào gãi, chăm sóc da không đúng cách, thường tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, kích ứng thì có thể để lại sẹo. 

Tham khảo thêm: 


Câu hỏi thường gặp
Với thắc mắc "viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?", các chuyên gia cho biết, thông thường, viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ không để lại sẹo. Trong khi đó, viêm da tiếp xúc với mức độ tổn thương nghiêm trọng, kết hợp cùng yếu tố như cơ địa, phương pháp điều trị, chăm sóc không phù...
Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da xảy ra do tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng, thường gây ngứa, đỏ và sưng. Việc xác định viêm da tiếp xúc có lây không, có lan sang vùng da khác không rất quan trọng để có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan