Vì Sao Phải Giảm Mỡ Máu Và 5+ Cách Hiệu Quả, An Toàn Nhất 

Cập nhật: 18/06/2024 Theo dõi trên goole news

Giảm mỡ máu là mục tiêu quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,… Người bệnh cần có kế hoạch giảm mỡ máu càng sớm càng tốt, thăm khám định kỳ và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thông tin bổ ích nhất. 

Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam

1. Vì sao phải giảm mỡ máu? 

Mỡ máu cao không có các triệu chứng rầm rộ và chưa có biểu hiện ảnh hưởng tới sức khỏe bên ngoài, tuy nhiên mỡ tích tụ lâu ngày kéo theo nhiều biến chứng và hệ lụy nghiêm trọng.

Theo thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2019, mỡ máu cao ra gần 4,4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu và được xác định là một trong các yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mãn tính không lây. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn 100 triệu người Mỹ có lượng cholesterol cao, có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và gây nhồi máu cơ tim. Tại Việt Nam, mỡ máu cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý tim mạch, trong đó đáng lo ngại với bệnh lý đột quỵ. 

Các biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao:

  • Đột quỵ não: Thống kê cho thấy có khoảng 93% các ca đột quỵ não có tiền sử mỡ máu cao. Đáng lo ngại, đột quỵ não là bệnh lý nguy hiểm, là nguy cơ tử vong và tàn tật vĩnh viễn hàng đầu trên toàn cầu. 
  • Bệnh tim mạch khác: Xơ vữa mạch máu, tắc nghẽn mạch máu làm giảm tưới máu tới tim gây nên nhiều bệnh lý tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, suy tim, đau thắt ngực, thậm chí đột tử. 
  • Mỡ gan, xơ gan: 50% Bệnh nhân mỡ máu cao có kèm mỡ gan, trong đó 25% tiến triển thành xơ gan, ung thư gan chưa có thuốc đặc trị với tỷ lệ tử vong cao. 
  • Đái tháo đường: Bệnh nhân mỡ máu cao có nguy cơ bị rối loạn đường huyết hoặc làm tình trạng rối loạn đường huyết trở nên nghiêm trọng hơn. 

Biến chứng mỡ máu

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam, thời gian định kỳ để tầm soát và có kế hoạch giảm mỡ máu như sau: 

  • Thừa cân béo phì (3 tháng/lần);
  • Tiền sử gia đình mỡ máu cao (3 tháng/lần);
  • Người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, suy giáp… (1 tháng/lần);
  • Hút thuốc lá, ít vận động (3 tháng/lần);
  • Đang điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ (1 tháng/lần);
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần).

2.Tổng hợp cách giảm mỡ máu hiệu quả nhất 

Phác đồ giảm mỡ máu cho từng người là khác nhau phụ thuộc vào mức độ, bệnh lý mắc kèm và khả năng đáp ứng. Theo đó, người bệnh nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có phương án phù hợp, nhằm đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn hiệu quả, hạn chế các tác dụng không mong muốn, tiết kiệm chi phí và nhanh nhất. 

2.1 Uống nước lá gì để làm giảm mỡ máu? 9 loại nước cải thiện tình trạng 

Sử dụng các loại nước lá uống hàng ngày để giảm mỡ máu là phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng. Cách này có thể áp dụng tại nhà, lành tính và tiết kiệm chi phí. 

Tuy nhiên hiệu quả phương pháp này chưa được kiểm chứng rõ ràng, có thể tốt với người này nhưng chưa hợp với người kia. Theo nhận định của chuyên gia y tế, tự chế biến nước lá, các loại trà không kiểm soát, đo lường được dược chất có trong thảo dược, các phương pháp chế biến thủ công không đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy sử dụng một vài loại thuốc Nam kết hợp với nhau cho hiệu quả chậm, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị hoặc hiệu quả khi mỡ máu thấp. 

Một số loại nước lá giảm mỡ máu:

  • Nước trà xanh: Lá trà xanh có chứa Flavonoid và EGCG (chất chống oxy hóa) ngăn ngừa oxy hóa LDL – Cholesterol, giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 
  • Nước lá sen:  flavonoid có tác dụng ức chế hấp thu lipid và glucid, giảm tổng hợp triglycerid, cholesterol xấu và tăng tổng hợp cholesterol tốt
  • Nước lá giảo cổ lam: hàng trăm saponin có tác dụng hạ cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu); tăng HDL (cholesterol tốt).
  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có nhiều thành phần flavones – một loại chất chống oxy hóa flavonoid, giúp hạ cholesterol toàn tăng, tăng mỡ máu tốt, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả. 
  • Trà atiso đỏ: Ngăn chặn tổng hợp LDL – Cholesterol (mỡ máu xấu), ngăn ngừa tổn thương mạch máu, điều hòa lượng mỡ trong máu. Bên cạnh đó, atiso còn có đông dụng mát gan, giải độc gan, hạ huyết áp, thanh nhiệt – giải độc rất hiệu quả
  • Trà nấm linh chi: Linh chi đỏ với thành phần Adenosine, Triterpenoid giúp ức chế tổng hợp cholesterol, hạ mỡ máu, bảo vệ chức năng gan, đồng thời nâng cao đề kháng tự nhiên
  • Trà xạ đen: Đề tài nghiên cứu tại học viện quân y cho biết sử dụng cây xạ đen hàng ngày có tác dụng hạ mỡ máu, mỡ gan hiệu quả.
  • Trà thảo quyết minh: Thảo quyết minh có công dụng hạ cholesterol, hạ triglycerid, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc hạ mỡ máu, giảm cân. 

Lưu ý khi sử dụng nước lá/ trà làm giảm mỡ máu: 

  • Không nên uống các loại trà khi đói vì có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày
  • Một số loại trà gây mất ngủ không nên uống nhiều vào chiều và tối
  • Không sử dụng trà, nước lá để qua đêm vì có thể gây biến đổi chất, nước bị thiu ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Nước lá chỉ là phương pháp hỗ trợ hoặc hiệu quả với mỡ máu cấp độ nhẹ, khi bị mỡ máu bạn không tự ý sử dụng tại nhà, nên ưu tiên thăm khám để được bác sĩ đánh giá đúng mức độ mỡ máu, có kế hoạch điều trị phù hợp, ngăn chặn kịp thời các biến chứng do mỡ máu cao. 

2.2 Thuốc Đông Y giảm mỡ máu 

Thuốc Đông y điều trị mỡ máu được kết hợp từ nhiều thảo dược khác nhau theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ hoặc các nguyên tắc phối chế bài thuốc Y học cổ truyền khác. Việc kết hợp nhiều vị dược liệu có vai trò hiệp đồng tác dụng, bổ trợ công năng cho nhau để bài thuốc có hiệu quả nhanh, toàn diện nhất. 

Nguyên tắc trị mỡ máu của Đông y: Tiêu – Bản kiêm trị, có nghĩa là chữa bệnh chữa tận gốc. Đông y cho rằng mỡ máu thuộc chứng đàm ẩm, do tỳ thận hư, khí huyết ứ trệ. Phép điều trị: Bồi bổ chức năng tỳ, thận, bổ khí huyết, hạ mỡ máu, cân bằng chuyển hóa lipid. 

Hiện nay, các bài thuốc Đông y đa phần được kê trực tiếp bởi bác sĩ y học cổ truyền dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ và cơ địa của từng người. Phần lớn các bài thuốc được lưu trữ gia truyền hoặc mang tính kinh nghiệm. Có duy nhất bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang do Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam triển khai nghiên cứu chuyên sâu và thử nghiệm lâm sàng bài bản với hiệu quả lên tới 95%. Bài thuốc được xây dựng từ hơn 20 vị dược liệu quý chia thành 2 bài thuốc ĐẶC HIỆU và CĂN NGUYÊN giải quyết 3 vấn đề quan trọng của mỡ máu: 

  • Tầng 1: GIẢM cholesterol xấu, GIẢM triglycerid, CÂN BẰNG chuyển hóa lipid máu
  • Tầng 2: CHỐNG tăng cholesterol máu, CHỐNG xơ vữa động mạch
  • Tầng 3: NÂNG CAO chức năng giải độc, gan thận, tăng cường sức khỏe

Bài thuốc chữa mỡ máu Nhị thập Huyết mạch khang

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc Nam điều trị mỡ máu: 

  • Thị trường tràn lan nhiều loại thuốc nam không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi dùng
  • Nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, kê đơn bài thuốc phù hợp
  • Thuốc Nam có hiệu quả từ từ, tác động tận gốc bệnh nên thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 2 – 3 tháng (tủy mức độ), người bệnh cần kiên trì, không dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả toàn diện. 

2.3 Thuốc Tây y giảm mỡ máu 

Thuốc Tây y giảm mỡ máu là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc tây y tập trung điều trị triệu chứng, chưa tác động vào căn nguyên gây bệnh, dẫn tới tình trạng phụ thuộc thuốc (dừng thuốc một thời gian mỡ máu tăng cao lại). Bên cạnh tác dụng, thuốc Tây y có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm trên gan, thận, tiêu cơ vân, rối loạn đường huyết, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng thuốc tây giảm mỡ máu khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn điều trị. 

Thông tin và tác dụng của một số loại thuốc Tây điều trị mỡ máu hiện nay:

  • Statin: Đây là nhóm thuốc phổ biến, được ưu tiên chỉ định hiện nay. Một số tên thuốc như Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin. Thuốc Statin có các tác dụng phụ thường gặp như làm tăng Ck gây tổn thương cơ, tăng men gan gây tổn thương gan, tăng nguy cơ đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa,… 
  • Nhóm thuốc Fibrate: Thuốc này ít được chỉ định hơn, hay được dùng kết hợp với Statin. Một số loại thuốc hay được chỉ định như Gemfibrozil, Fenofibrate. Tương tự như Statin, nhóm thuốc này cũng thường gây ra một số tác dụng phụ như tăng men gan ảnh hưởng chức năng gan, tiêu cơ vân, rối loạn đường huyết, tăng hình thành sỏi mật… 
  • Nhóm thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Thuốc mới, thường được chỉ định cùng Statin hoặc đơn độc cho bệnh nhân không đáp ứng, chống chỉ định với Statin. Loại thuốc thường dùng Ezetimibe. Thuốc này thường gây tác dụng phụ trên tiêu hóa. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây giảm mỡ máu: 

  • Các loại thuốc hạ mỡ máu trên có thể gây tương tác với các loại thuốc điều trị tim mạch, kháng sinh,… Chính vì vậy, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc đang dùng để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất. 
  • Không tự ý tăng liều hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng vì có thể làm mất tác dụng điều trị hoặc tăng độc tính. 
  • Khi gặp các phản ứng phụ, cần dừng thuốc ngay và thông báo với dược sĩ, bác sĩ để được hỗ trợ xử lý. 

2.4 Ăn gì giảm mỡ máu?

Một phần mỡ máu được tổng hợp từ thức ăn, do đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mỡ máu.

Nguyên tắc ăn uống: 

  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa, thực phẩm nhiều carbohydrate vì đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ máu xấu. 
  • Tăng cường ăn các thực phẩm tốt giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. 

Các thực phẩm nên ăn giảm mỡ máu:

  • Tăng chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có tác dụng giảm hấp thu cholesterol vào máu. Chúng có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả, ăn nhiều các loại đậu. Người mỡ máu cao nên ăn nhiều nhóm thực phẩm này hàng ngày. 
  • Ưu tiên sử dụng các nhóm thực phẩm ít đường: Các loại ngũ cốc, hạt chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Ưu tiên ăn thịt trắng, thịt nạc vì ít cholesterol: Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; 
  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu acid béo omega – 3: Ăn các loại cá ít nhất 2 lần/ tuần. 
  • Bổ sung whey protein: Nhiều nghiên cứu cho thấy whey protein có tác dụng làm giảm  cholesterol LDL và cholesterol toàn phần, hỗ trợ hạ huyết áp rất tốt. Thực phẩm giàu whey protein: sữa. 
  • Sử dụng sữa không béo để tránh chất béo bão hòa

Các thực phẩm không nên ăn để giảm mỡ máu:

  • Giảm chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa làm tăng tổng hợp cholesterol trong máu, Chất này có nhiều trong các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt trâu,..) và có nhiều trong mỡ động vật, nội tạng động vật; trong các loại dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân
  • Hạn chế chất béo chuyển hóa (chất béo trans) vì làm tăng tổng hợp LDL – C, tăng mỡ máu có nhiều trong bánh quy, bơ. 
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh
  • Hạn chế ăn mặn vì không có lợi cho tim mạch, huyết áp,… 

>>> Xem thêm: Cần uống gì để giảm mỡ máu hiệu quả?

Lưu ý khi giảm mỡ máu bằng chế độ ăn: 

  • Không nên kiêng khem quá mức ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
  • Khi chỉ số mỡ máu đã về ngưỡng an toàn, người bệnh cũng cần có chế độ ăn khoa học duy trì để đảm bảo không tích tụ nhiều mỡ xấu làm tái phát mỡ máu. 

2.5 Một số phương pháp giảm mỡ máu khác

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mỡ máu, người bệnh cần có lối sống khoa học: 

  • Vận động thể dục: Các nghiên cứu cho thấy vận động giúp tăng cường quá trình trao đổi, chuyển hóa mỡ thành năng lượng, đào thải mỡ thông qua tuyến mồ hôi,… Nhờ đó vận động giúp giảm LDL – Cholesterol đồng thời tăng tổng hợp HDL – Cholesterol. Khuyến cáo của chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Phụ thuộc vào tình hình sức khỏe và sở thích, người bệnh lựa chọn phương pháp, cường độ, thời điểm tập cho phù hợp. 
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá có hại cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Bỏ thuốc lá giúp làm tăng HDL – C (mỡ máu tốt). Nhiều nghiên cứu cho thấy 20 phút sau khi hút thuốc, huyết áp và nhịp tim được hồi phục sau khi tăng đột biến do hút thuốc,  bỏ thuốc lá 3 tháng, khi bỏ tuần hoàn máu và chức năng phổi được cải thiện; nguy cơ tim mạch giảm 1 nửa sau 1 năm so với khi hút thuốc.
  • Giảm cân: Mỡ tích tụ dưới da lâu ngày dẫn tới dư thừa tích tụ trong máu và nội tạng. Chính vì vậy, giảm cân là một trong các mục tiêu được bác sĩ y khoa khuyến cáo cho người mỡ máu, BMI nên dưới 25. 
  • Giảm stress: Căng thẳng stress làm tăng tổng hợp cortisol, từ đó tăng sản sinh LDL -C, giảm HDL – C, gây bệnh mỡ máu cao. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy căng thẳng stress còn làm người bệnh có xu hướng sử dụng chất kích thích, cafe, thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ mỡ máu cao hơn. 
  • Không uống nhiều rượu: Rượu không chỉ làm tăng mỡ máu mà còn làm tăng độc tính của các loại thuốc làm giảm mỡ máu, gây hại cho gan. Sử dụng nhiều rượu làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch, suy tim. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin bổ ích về giảm mỡ máu và cách thực hiện hiệu quả, an toàn nhất. Nếu còn vấn đề băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay tới HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC