Thuốc mỡ máu gồm nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào mức độ mỡ máu, bệnh lý mắc kèm mà bác sĩ có chỉ định phù hợp nhất. Vì nếu sử dụng sai cách có thể để lại tác dụng phụ nghiêm trọng, không phát huy được hiệu quả. Tất cả các thông tin quan trọng nhất về thuốc trị mỡ máu tốt nhất được tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo. 

Thuốc điều trị mỡ máu phổ biến nhất hiện nay

Thuốc Tây giảm mỡ máu được bán nhiều ngoài hiệu thuốc, tuy nhiên chỉ được sử dụng khi có kê đơn của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ nguy hiểm, người bệnh mỡ máu cần thăm khám với bác sĩ, thông báo tiền sử bệnh và các loại thuốc đang dùng kèm để được kê đơn thuốc tây trị mỡ máu phù hợp nhất. 

Nguyên tắc kê, phối hợp thuốc Tây y điều trị mỡ máu: 

  • Điều trị mỡ máu với tăng LDL – C là chủ yếu: Statin.
  • Điều trị mỡ máu với tăng TG là chủ yếu: Fibrate, không đáp ứng thêm Statin.
  • Điều trị mỡ máu với tăng Cholesterol và tăng Triglyceride: Dùng Statin kết hợp với  Fibrate.

Statin và Fibrate là 2 loại thuốc phổ biến nhất được chỉ định cho người mỡ máu cao. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mỡ máu, bệnh lý mắc kèm, các loại thuốc đang sử dụng khác mà bác sĩ kê đơn loại thuốc và liều lượng cho phù hợp. 

Thuốc mỡ máu nhóm Statin 

Cơ chế giảm mỡ máu của Statin: 

Statin ức chế cạnh tranh với với enzym HMG CoA reductase – enzym tổng hợp tiền chất cholesterol. Ức chế HMG-CoA reductase gây giảm tổng hợp cholesterol trong gan, từ đó giảm cholesterol trong tế bào, tăng thanh thải LDL ra khỏi tuần hoàn. 

Kết quả: Statin có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, LDL – C và VLDC- C.  Bên cạnh đó Statin cũng có tác dụng giảm nồng độ triglyceride và làm tăng HDL- C (thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc và liều dùng).

thuoc-mo-mau (1)
Thuốc mỡ máu nhóm Statin có tác dụng giảm cholesterol toàn phần

Thông tin về liều dùng của một số loại thuốc Nhóm Statin

 

Khởi đầu

Duy trì

Lovastatin

20mg

20 – 80mg

Simvastatin

5 – 10mg

5 – 40mg

Pravastatin

10 – 20mg

10 – 40mg

Fluvastatin

20mg

20 – 40mg

Atorvastatin

10mg

10 – 80mg

Rosuvastatin

5mg

Tối đa 40mg

Thời điểm sử dụng: Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ do cholesterol được tổng hợp nhiều tại gan vào buổi tối. Nếu phối hợp với một số thuốc khác cần tuân thủ hướng dẫn về thời điểm dùng của bác sĩ để tránh gây tương tác. 

Chỉ định: Tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL – C, tăng triglycerid. 

Chống chỉ định: 

  • Bệnh gan hoạt động hoặc transaminase huyết thanh tăng dai dẳng không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ của nhóm thuốc Statin:

  • Tổn thương cơ vân, tiêu cơ vân, có thể gây suy thận do tăng myoglobin niệu
  • Tổn thương gan do làm tăng transaminase (Men gan tăng > 3 lần bình thường cao, dừng thuốc để kiểm tra nguyên nhân (do statin thì dừng thuốc hoàn toàn, do nguyên nhân khác sử dụng tiếp và theo dõi men gan). Khi men gan tăng < 3 lần bình thường cao, tiếp tục dùng và kiểm tra men gan 6 tháng/ lần.) 
  • Gây tổn thương hô hấp với triệu chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm họng 
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng
  • Tổn thương thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược

Tương tác thuốc và thức ăn 

  • Tương tác thuốc: Gây tương tác với 1 số loại thuốc như: cyclosporin, erythromycin, gemfibrozil, itraconazol, ketoconazol,… 
  • Thức ăn: Nước ép bưởi làm tăng tác dụng của một số thuốc nhóm Statin như  atorvastatin, lovastatin, simvastatin, dẫn tới tăng nguy cơ tác dụng phụ trên cơ. Do đó, không sử dụng nước bưởi trong khi điều trị mỡ máu. 

Quá liều và cách xử trí: Theo dõi các triệu chứng, nếu có bất thường cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ gần nhất để được hỗ trợ. 

Thuốc mỡ máu nhóm Fibrate

Cơ chế điều trị: Fibrate ức chế tổng hợp triglyceride ở gan do kích thích enzym đặc hiệu (là enzyme oxy hóa chất béo), đồng thời tăng thanh thải các lipoprotein giàu triglyceride. 

thuoc-mo-mau (2)
Thuốc mỡ máu nhóm Fibrate được chỉ định cho người bệnh rối loạn mỡ máu do tăng triglyceride

Tác dụng: Giảm từ 20–25% cholesterol toàn phần và từ 40–50% triglyceride trong máu.

Chỉ định: Rối loạn mỡ máu do tăng triglyceride, tăng cholesterol toàn phần.

Chống chỉ định của nhóm thuốc: 

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bệnh gan thể hoạt động hoặc tăng transaminase kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Bệnh thận
  • Mắc bệnh túi mật hoặc tiền sử bệnh túi mật 

Tác dụng phụ thường gặp: 

  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, đau bụng,… 
  • Tổn thương gan do tăng transaminase (xử trí như thuốc Statin) 
  • Tổn thương gân cơ, gây yếu cơ do tăng CPK rõ rệt
  • Gây viêm tụy, tăng nguy cơ sỏi mật 
  • Gây tổn thương thận do creatinin huyết thanh 
  • Rối loạn và phát ban dưới da, da nhạy cảm với ánh sáng
  • Tắc huyết khối 

Liều lượng và loại thuốc phù hợp: 

  • Gemfibrozil: 1600 mg/ngày
  • Clofibrate: 1000 mg/ngày
  • Fenofibrate: 145 mg/ngày

Tương tác thuốc và thức ăn 

  • Tương tác thuốc: Gây tương tác với 1 số loại thuốc như Cerliponase alfa, Sitagliptin, Timolol , Statin,… Cần thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang dùng đặc biệt người có bệnh lý tim mạch, huyết áp, rối loạn đường huyết. 
  • Thức ăn: Không có tương tác với thức ăn. Người bệnh chú ý ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị hạ mỡ máu hiệu quả. 

Quá liều và cách xử trí: Thường không có các biểu hiện nặng, chưa có thuốc giải độc, người bệnh có thể được gây nôn. Nếu có dấu hiệu bất thường sau quá liều, đến cơ sở y tế gần nhất. 

Các câu hỏi thường gặp về thuốc mỡ máu 

Thuốc hạ mỡ máu dùng trong bao lâu? Uống khi nào?

Thuốc hạ mỡ máu dùng trong bao lâu phụ thuộc vào loại thuốc, mức độ mỡ máu, khả năng đáp ứng của từng người. 

Thời điểm sử dụng thuốc phụ thuộc vào từng loại cụ thể, các bệnh lý mắc kèm và các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, đảm bảo hiệu quả tốt nhất và tránh tương tác thuốc nếu có. 

Thuốc hạ mỡ máu có hại gì không? Có gây hại gan không? 

Uống thuốc giảm mỡ máu theo phương pháp Tây y có nhiều tác dụng phụ và dễ gây tương tác thuốc. Tóm tắt các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tây: Tổn thương gan, tổn thương thận, tổn thương cơ, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ rối loạn đường huyết,… 

Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy sử dụng thuốc Tây y trong hạ mỡ máu và dự phòng biến chứng tim mạch rất hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá lợi ích, nguy cơ và tư vấn để người bệnh hiểu rõ. Với trường hợp mỡ máu cao, cần sử dụng các loại thuốc Tây y sớm để ngăn chặn biến chứng, đặc biệt khi triglyceride trên 500 mg/DL. 

Để giảm thiểu tác hại của thuốc mỡ máu, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Khi nào cần sử dụng thuốc mỡ máu? 

Thời điểm sử dụng thuốc mỡ máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ mỡ máu, nguyên nhân gây rối loạn, nguy cơ tim mạch và các bệnh lý mắc kèm. 

Thông thường khi LDL – C từ 190 mg/ DL hoặc khi Triglyceride từ 200mg/ DL, người bệnh cần sử dụng thuốc để tránh biến chứng. Với đối tượng có nguy cơ tim mạch cao, bệnh mạch vành cần sử dụng thuốc từ giai đoạn sớm, có thể LDL – C chỉ mới từ 100 mg/DL. Trường hợp này người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp nhất. 

Dựa trên chỉ số LDL – C và nguy cơ bệnh lý tim mạch, mức LDL – C bắt đầu phải dùng thuốc như sau: 

  • Nguy cơ cao: Người có bệnh mạch vành hoặc có các bệnh tương đương bệnh mạch vành (nguy cơ 10 năm > 20%) cần sử dụng thuốc khi LDL – C > 100 mg/dL
  • Nguy cơ trung bình cao: Người có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm 10-20%) cần sử dụng thuốc khi LDL – C > 130 mg/dL
  • Nguy cơ trung bình: Có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm < 10%) cần sử dụng thuốc khi LDL – C > 16 0mg/dL 
  • Nguy cơ thấp: Có 0 – 1 yếu tố nguy cơ, không có bệnh mạch vành hay bệnh tương đương bệnh mạch vành cần sử dụng thuốc khi LDL – C > 190 mg/dL

Dựa trên chỉ số Triglyceride, khi chỉ số từ 200 mg/dL trở lên người bệnh cần được chỉ định thuốc. 

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?

Thuốc hạ mỡ máu không phải uống suốt đời, chỉ sử dụng để đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn. Do đó, nếu các chỉ số đã ổn định, người bệnh có thể dừng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Tuy nhiên, bệnh lý mỡ máu cao phụ thuộc nhiều vào thói quen ăn uống, lối sống, bệnh lý khác,… nên rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng căn nguyên và kiểm soát chặt chẽ. Khi bệnh tái phát, người bệnh cần phải sử dụng thuốc điều trị mỡ máu để ngăn ngừa các biến chứng. Do đó, để tránh phải uống thuốc mỡ máu suốt đời, người bệnh cần lưu ý:

  • Điều trị mỡ máu theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thăm khám định kỳ, thông thường từ 1 – 3 tháng/ lần với người có tiền sử mỡ máu
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, hạn chế các loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo trans như mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ,..
  • Nên vận động thể lực hầu hết các ngày trong tuần
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích
  • Ưu tiên sử dụng thuốc đông y điều trị mỡ máu tác động vào đúng căn nguyên, hạn chế tái phát

Việc kiểm soát mỡ máu là yếu tố quan trọng trong duy trì sức khỏe tim mạch. Sử dụng đúng loại thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao trong việc kiểm soát mỡ máu. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

Câu hỏi thường gặp

Máu nhiễm mỡ có hiến máu được không? Câu trả lời là phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng máu nhiễm mỡ.

  • Trường hợp máu nhiễm mỡ nhẹ: Nếu chỉ số mỡ máu không quá cao và chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, bạn vẫn có thể hiến máu. Tuy nhiên, cần thông báo tình trạng sức khỏe của mình cho nhân viên y tế trước khi hiến máu.
  • Trường hợp máu nhiễm mỡ nặng: Nếu chỉ số mỡ máu cao, bạn không nên hiến máu vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu và gây khó khăn trong quá trình bảo quản và sử dụng.

Hiến máu là một hành động cao đẹp, nhưng hãy luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe của bản thân và người nhận máu. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định hiến máu.

Mỡ máu cao, hay rối loạn lipid máu, thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa mỡ máu cao và đau đầu.

  • Tăng huyết áp: Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng huyết áp - một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu.
  • Giảm lưu lượng máu: Mảng bám cholesterol tích tụ trong mạch máu có thể cản trở lưu thông máu lên não, gây đau đầu.
  • Viêm: Mỡ máu cao có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần gây đau đầu.

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu và nghi ngờ có thể liên quan đến mỡ máu cao, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Triglyceride cao là tình trạng lượng chất béo trung tính trong máu vượt mức cho phép, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

  • Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
  • Viêm tụy cấp: Gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt.
  • Gan nhiễm mỡ: Tổn thương gan, dẫn đến suy gan.
  • Hội chứng chuyển hóa: Tăng nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao.

Kiểm soát triglyceride cao bằng chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ là chìa khóa bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Máu nhiễm mỡ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.

  • Nguy cơ cho mẹ: Tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, gan, thận.
  • Nguy cơ cho thai nhi: Sinh non, nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong.
  • Nguy cơ di truyền: Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.

Điều quan trọng là phát hiện và kiểm soát mỡ máu từ sớm thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc mỡ máu phụ thuộc vào tình trạng mỡ máu của bạn. Nếu chỉ số mỡ máu vẫn cao sau khi ngừng thuốc, bạn cần tiếp tục điều trị.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra mỡ máu và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp.

Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan