Máu Nhiễm Mỡ: Biến Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cập nhật: 02/05/2024 Theo dõi trên goole news

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh thời đại ngày càng gia tăng với tỷ lệ mắc 39% (trong đó 50%) ở thành thị. Bệnh không có biểu hiện rõ ở giai đoạn đầu, thường chỉ phát hiện qua xét nghiệm công thức máu. Vậy máu nhiễm mỡ có biến chứng nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tất cả các thông tin quan trọng nhất về bệnh lý máu nhiễm mỡ đã được tổng hợp trong bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.

Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam

1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Bệnh máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường về mức độ, số lượng, chất lượng các thành phần có trong mỡ máu, gia tăng mức độ mỡ máu xấu, giảm mức độ mỡ máu tốt trong cơ thể. Máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh thời hiện đại với xu hướng gia tăng mạnh và trẻ hóa. Theo thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam, cứ 10 người thì có khoảng 3 người máu nhiễm mỡ với tỷ lệ khoảng 39%.

Người bệnh được chẩn đoán máu nhiễm mỡ khi có 1 trong 4 các chỉ số dưới đây nằm ngoài ngưỡng cho phép (ngưỡng bình thường). Cụ thể như sau:

Cholesterol toàn phần:

  • Bình thường: <200 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Ranh giới cao: Từ  200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)
  • Cao: Từ 240 mg/dL (6,2 mmol/L)

LDL – C:

  • Bình thường: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L).
  • Cao: > 160 mg/dL (>4.1mmol/lit).

HDL – C:

  • Bình thường: > 50 mg/dL (>1.3mmol/lit)
  • Ngưỡng thấp: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit)

Triglycerid:

  • Bình thường: < 100 mg/dL (1,7 mmol/L)
  • Ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L)
  • Cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)
  • Rất cao: > 500 mg/dL (6 mmol/L)

Ngoài ra, khi đánh giá bệnh mỡ máu, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ thăm khám và kiểm tra các yếu tố nguy cơ khác để sàng lọc bệnh lý tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch:

  • Độ tuổi: Nam >45, nữ > 55
  • Tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành (xuất hiện sớm nam < 55 tuổi, nữ < 65t tuổi)
  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Chỉ số huyết áp trên 140/90 mmHg (hoặc đang sử dụng thuốc giảm huyết áp)
  • Nồng độ HDL – C dưới 0,9 mmol/l ( < 35 mg/dl )

Bệnh mạch vành: Tiền sử Nhồi máu cơ tim, Đau thắt ngực ổn định và không ổn định, bệnh mạch vành tiến triển và bằng chứng thiếu máu cơ tim.

Bệnh lý tương đương bệnh mạch vành: Đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại vi, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng lâm sàng.

2. Triệu chứng máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ không có dấu hiệu điển hình ở giai đoạn đầu, thường người bệnh không phát hiện ra ở giai đoạn này và chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm. Mỡ tích tụ lâu ngày gây nên các biến chứng nghiêm trọng sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Người mệt mỏi, uể oải, thường xuyên đau thắt ngực thoáng qua
  • Tê bì chân, tay (đầu ngón chân, ngón tay) do giảm tưới máu
  • Tăng cân (rối loạn chuyển hóa dẫn tới thừa cân, béo phì)
  • Xuất hiện u vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • U vàng cung giác mạc, nặng hơn xuất hiện mỡ trắng trong đáy mắt
  • U vàng màng xương, xuất hiện nhiều ở chỏm xương
  • Rối loạn tiêu hóa do giảm bài tiết acid mật tiêu hóa thức ăn

3. Mỡ máu do nguyên nhân gì?

Máu nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu do lối sống, cụ thể như sau:

  • Thói quen ăn uống xấu với thực phẩm giàu cholesterol
  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá kéo dài
  • Lười vận động
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc điều trị huyết áp, thuốc điều trị hormon estrogen.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress
  • Bệnh lý khác: Bệnh gan, bệnh thận, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường
  • Béo phì: Thừa cân béo phì gây mỡ tích tụ dưới da và nội tạng

Ngoài ra, mỡ máu cũng có tính di truyền do sự biến đổi của một hay nhiều gen gây tăng tổng hợp hoặc giảm thanh thải các chỉ số LDL – C, cholesterol toàn phần, Triglycerid hoặc giảm tổng hợp hoặc tăng thải trừ HDL -C. Nguyên nhân này thường ít gặp hơn.

4. Máu nhiễm mỡ có ảnh hưởng gì không?

Máu nhiễm mỡ lâu dần tích tụ vào niêm mạc mạch máu là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Bên cạnh đó mỡ máu cao cũng gây ra rối loạn các hormon và nhiều bệnh lý khác.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh máu nhiễm mỡ phải kể đến như:

  • Đột quỵ não: Có khoảng 93% các ca đột quỵ có tiền sử liên quan tới máu nhiễm mỡ. Đột quỵ não đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao lên tới 50%, tỷ lệ tàn tận vĩnh viễn cao, chỉ có khoảng 10% hồi phục bình thường. Nguyên nhân chính do máu nhiễm mỡ kéo dài gây hình thành các mảng xơ vữa, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch đột ngột dẫn tới đột quỵ:
  • Mỡ gan, xơ gan: Nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% người mỡ máu cao có đi kèm mỡ gan cao.Mỡ trong máu dư thừa vượt quá khả năng tổng hợp, chuyển hóa của gan sẽ tích tụ lại vào gan và gây mỡ gan, thậm chí gây xơ gan, ung thu gan.
  • Rối loạn đường huyết: Do hiện tượng kháng insulin khi mỡ máu tăng cao. Đáng lo ngại người bệnh vừa mỡ máu cao vừa rối loạn đường huyết có nguy cơ tử vong cao hơn từ 2 – 6 lần so với bệnh nhân rối loạn đường huyết không kèm mỡ máu.
  • Viêm tụy cấp: Khi triglyceride (một thành phần trong mỡ máu) tăng quá mức sẽ gây ra viêm tụy cấp với các biểu hiện đau bụng dữ dội, chóng mặt, mệt mỏi,… Các nghiên cứu cho thấy viêm tụy cấp do tăng triglyceride nguy hiểm hơn các nguyên nhân khác.

5. Làm sao để hết máu nhiễm mỡ?

Điều trị máu nhiễm mỡ cần được kết hợp chặt chẽ giữa lối sống và sử dụng thuốc khoa học. Khi có dấu hiệu, nguy cơ hoặc được chẩn đoán máu nhiễm mỡ, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, đánh giá nguy cơ tim mạch và có kế hoạch điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

5.1 Cách điều trị máu nhiễm mỡ tại nhà

Ngay tại nhà, người bệnh cần thay đổi lối sống và áp dụng một số phương pháp dân gian. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Thay đổi lối sống

  • Chế độ ăn uống khoa học: Mỡ trong máu được tổng hợp cả từ thức ăn hàng ngày, do đó chế độ ăn khoa học là chìa khóa vàng ngăn chặn máu nhiễm mỡ. Nguyên tắc ăn uống: giảm cung cấp cholesterol, mỡ máu xấu từ thịt đỏ, mỡ nội tạng động vật, bơ, lòng đỏ trứng,…; hạn chế ăn đường vì tăng tổng hợp mỡ máu xấu; nên ăn nhiều rau xanh vì giàu chất xơ hòa tan, ăn các loại cá và thịt nạc, thịt trắng,…
  • Vận động mỗi ngày: Vận động giúp giảm LDL – C và tăng HDL -C (giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt), từ đó giúp giảm máu nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, vận động cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch. Nên chơi thể thao, hoặc vận động nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút/ ngày. Nếu có bệnh tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Giảm cân: Béo phì gây tích tụ mỡ dưới da và nội tạng. Do đó, người mỡ máu nên có cân nặng trong ngưỡng cho phép (BMI dưới 25).
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Các chất này đều gây tăng mỡ máu, do đó cần hạn chế tối đa. 
  • Kiểm soát stress: Để giảm sản xuất cortisol gây tăng mỡ máu.

Áp dụng một số phương pháp dân gian tại nhà

Sử dụng các vị dược liệu, vị thuốc nam (tươi hoặc phơi khô) đun thành nước (hãm trà) sử dụng hàng ngày. Cần lưu ý: Không nên sử dụng trà khi đói dễ gây ảnh hưởng tới dạ dày hoặc chiều muộn vì một số loại có tác dụng gây mất ngủ. Người bệnh cũng không nên để trà qua đêm vì có thể bị biến đổi chất, ôi thiu gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Không cho đường vào trà để giảm lượng đường cung cấp.

Gợi ý một số loại nước uống tại nhà cho người máu nhiễm mỡ:

  • Nước trà xanh: Giàu Flavonoid và EGCG có tác dụng hạ mỡ máu, ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Nước lá sen: Chứa flavonoid ức chế hấp thu lipid và glucid, giúp hạ mỡ máu xấu, tăng tổng hợp mỡ máu tốt.
  • Nước lá giảo cổ lam: Chứa saponin giúp hạ cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu); tăng HDL (cholesterol tốt).
  • Trà hoa cúc: Chứa thành phần flavones là một chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid đã được nghiên cứu có tác dụng hạ mỡ máu, giảm xơ vữa động mạch.
  • Trà nấm linh chi: Chứa Adenosine, Triterpenoid với tác dụng giảm tổng hợp cholesterol, giảm mỡ máu.
  • Trà xạ đen: Đã được nghiên cứu có tác dụng hạ mỡ máu, mỡ gan tại Học viện Quân Y và nhiều đề tài khác.

5.2 Thuốc Tây y điều trị máu nhiễm mỡ

Thuốc Tây điều trị máu nhiễm mỡ cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm bắt đầu dùng thuốc để kiểm soát các chỉ số mỡ máu phụ thuộc vào chỉ số mỡ máu và nguy cơ các bệnh khác.

Nhóm nguy cơ

Mức LDL bắt đầu dùng thuốc

Nguy cơ cao

Có bệnh mạch vành hoặc có các bệnh tương đương bệnh mạch vành (nguy cơ 10 năm > 20%)

> 100mg/dL

Nguy cơ trung bình cao

Có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm 10-20%)

> 130 mg/dL

Nguy cơ trung bình

Có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm < 10%)

> 160 mg/dL

Nguy cơ thấp

Dưới 1 nguy cơ, trong đó không có bệnh mạch vành hoặc bệnh tương đương mạch vàng

> 190 mg/dL

(160 – 189mg/dLcó thể dùng thuốc giảm LDL tùy chọn của bác sĩ)

Với người bệnh máu nhiễm mỡ do tăng Triglycerid, nguyên tắc kê đơn như sau:

Phân loại tăng Triglycerid

Nguyên tắc điều trị

Giới hạn cao:150 – 199 mg/dL

Giảm LDL – C: Giảm cân nặng, tăng cường vận động, thay đổi lối sống

Cao: 200 – 299 mg/dL

Giảm LDL – C: Dùng thuốc Statin hoặc thêm Nicotinic acid hoặc thêm Fenofibrat

Rất cao: > 500 mg/dL

Điều trị tích cực ngăn chặn viêm tụy cấp, khi chỉ số triglyceride < 500 mg/dL, chuyển mục tiêu điều trị giảm LDL – C.

Nguyên tắc kết hợp thuốc Tây y:

  • Điều trị mỡ máu với tăng LDL – C là chủ yếu: Statin.
  • Điều trị mỡ máu với tăng TG là chủ yếu: Fibrate, không đáp ứng thêm Statin.
  • Điều trị mỡ máu với tăng Cholesterol và tăng TG: dùng Statin + Fibrate.

Thông tin về một số loại thuốc Tây y:

  • Statin:  Giảm Cholesterol toàn phần và giảm LDL  – C (không sử dụng cho phụ nữ có thai – cho con bú, dưới 18 tuổi, bệnh gan – thận).
  • Fibrate: Giảm Triglyceride, tăng HDL  (không sử dụng cho phụ nữ có thai – cho con bú, dưới 18 tuổi, bệnh gan – thận). 
  • Nhóm Niacin: Giảm cholesterol, LDL – Cholesterol

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tây

  • Tăng men gan, tăng nguy cơ gây độc cho gan
  • Đau cơ gân, tổn thương
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn đường huyết
  • Độc cho thận

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị máu nhiễm mỡ:

  • Thông báo với bác sĩ về bệnh mắc kèm và các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc, đặc biệt bệnh nhân có bệnh gan, thận, rối loạn đường huyết.
  • Dùng đúng hướng dẫn, không tăng hoặc giảm liều, không tự ý ngưng thuốc, nếu gặp phản ứng phụ cần dừng thuốc và báo với bác sĩ, dược sĩ ngay.

5.3 Thuốc Đông y điều trị máu nhiễm mỡ

Thuốc Đông y điều trị máu nhiễm mỡ là phương pháp an toàn, lành tính, hiệu quả với các trường hợp mỡ máu cấp độ 1, cấp độ 2; phù hợp cho bệnh nhân mỡ máu có kèm các bệnh mãn tính khác.

Nguyên tắc kê đơn trị máu nhiễm mỡ: Xây dựng phác đồ cá nhân hóa dựa theo tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, cơ địa của từng người. Bác sĩ cần phải thăm khám, đánh giá mức độ mỡ máu.

Nguyên tắc điều trị máu nhiễm mỡ của Đông y: Máu nhiễm mỡ thuộc chứng đàm ẩm do tỳ thận hư tổn. Với chứng bệnh này cần áp dụng nguyên tắc, Tiêu – Bản kiêm trị, “trị đàm tiên trị khí”, điều trị chứng đàm ẩm của mỡ máu cần chú ý đến chức năng các tạng và công năng của tam tiêu tùy theo thể bệnh (Hoãn hay cấp) mà lấy phù chính làm chủ, khứ tà làm phụ hay ngược lại hoạc cùng đồng trị.

Nguyên tắc phối hợp bài thuốc: Bài thuốc xây dựng dựa trên cơ địa và mức độ bệnh của từng người. Cần kết hợp từ nhiều vị dược liệu với nhau để bổ trợ hiệp đồng tác dụng (hiệp đồng bội tăng). Công thức bài thuốc cần được áp dụng chặt chẽ nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.

Một số vị thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu: Lá sen, thảo quyết minh, giảo cổ lam, tinh dầu thông đỏ, sơn tra,….

Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y:

  • Thời gian sử dụng lâu dài, người bệnh cần kiên trì, không bỏ thuốc thuốc giữa chừng.
  • Cần thăm khám tại cơ sở uy tín để mua thuốc có nguồn gốc, được kê đơn chuẩn chỉnh vì hiện nay có nhiều sản phẩm dược liệu không rõ nguồn gốc, hàng giả hàng nhái với thực trạng rác dược liệu tràn lan.

Bài thuốc Đông y chữa mỡ máu hiệu quả hiện nay: Nhị thập Huyết mạch khang là bài thuốc đặc trị mỡ máu đầu tiên được kế thừa từ bài thuốc cổ của Hội đồng Nhị thập Bát tú (4 trong 28 vị danh y giỏi nhất thập niên 1960). Công thức được kết hợp từ hơn 20 vị dược liệu quý, chia thành 2 bài thuốc ĐẶC HIỆU và CĂN NGUYÊN tác động TOÀN DIỆN từ GỐC tới NGỌN theo cơ chế điều trị ĐA TẦNG, TÍCH CỰC:

  • Tầng 1: GIẢM cholesterol xấu, GIẢM triglycerid, CÂN BẰNG chuyển hoá lipid máu
  • Tầng 2: CHỐNG tăng cholesterol máu, CHỐNG xơ vữa động mạch
  • Tầng 3: NÂNG CAO chức năng giải độc, gan thận, tăng cường sức khỏe

Bài thuốc được nghiên cứu lâm sàng trên 200 bệnh nhân với hiệu quả hạ mỡ máu lên tới 95%, có tính an toàn cao.

Nếu người bệnh đang bị máu nhiễm mỡ, đừng chần chừ, hãy có kế hoạch điều trị từ sớm để ngăn ngừa biến chứng. Liên hệ ngay hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC