Dùng vảy tê tê chữa mề đay là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người biết đến. Vảy tê tê được cho là có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và làm dịu tình trạng da, mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.

Vảy tê tê chữa mề đay có hiệu quả như lời đồn?

Tê tê hay còn gọi là trút, là một loài động vật có vú độc đáo, được bao phủ bởi những chiếc vảy cứng như lá thông. Tê tê ăn kiến và mối, có khả năng cuộn tròn cơ thể để tự vệ, sống chủ yếu ở châu Á và châu Phi.

vảy trút chữa bệnh gì
Vảy chút hay vảy tê tê, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm da, mề đay, mụn nhọt hiệu quả

Vảy tê tê, hay còn gọi là Xuyên sơn giáp, là bộ phận quý giá trong y học cổ truyền. Với vị mặn, hơi tanh, tính lạnh và không độc, vảy tê tê có tác dụng kháng độc, tiêu viêm, giảm đau và hỗ trợ điều trị ung nhọt, lở loét. Nghiên cứu cho thấy chúng có khả năng làm dịu ngứa và viêm da, thường được sử dụng để điều trị mề đay và mẩn đỏ.

Tuy nhiên, hiệu quả của vảy tê tê có thể khác nhau tùy theo từng người và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với các trường hợp mề đay nặng hoặc kéo dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Ngoài ra, tê tê là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao. Do đó, người bệnh không nên săn lùng hoặc sử dụng vảy tê tê trái phép. Nếu bị mề đay, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc YHCT để được tư vấn, điều trị hiệu quả.

Tham khảo thêm: Cách dùng da kỳ đà trị mề đay cực hay có thể bạn chưa biết

Sơ chế vảy trút như thế nào?

Vảy tê tê cần được sơ chế và xử lý đúng cách trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh gây kích ứng, tổn thương da. 

Cách sơ chế như sau:

  • Cách 1: Ngâm vảy tê tê trong nước vôi khoảng 24 tiếng, sau đó phơi khô. Mang vảy tê tê đi sao vàng vảy trong chảo với cát và tán thành bột mịn, bảo quản dùng dần.
  • Cách 2: Tẩm vảy với mỡ rồi đốt hoặc sao cùng bột hến. Khi vảy phồng và vàng đều thì tắt bếp và tán thành bột mịn.
  • Cách 3: Rửa sạch vảy, phơi khô, sau đó tẩm giấm gạo và sao vàng cho đến khi vảy phồng và chuyển màu vàng. Nghiền mịn rồi cất giữ.

Bột vảy tê tê cần được bảo quản trong bình thủy tinh kín, nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo chất lượng.

Top 2 cách dùng vảy tê tê chữa mề đay không thể bỏ qua 

Để dùng vảy tê tê chữa mề đay hiệu quả, giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng da một cách tự nhiên, người bệnh có thể tham khảo các cách sau:

1. Bài thuốc thoa ngoài

Bột vảy tê tê có thể có tính chất kháng viêm và giảm đau, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy liên quan đến mề đay mẩn ngứa. Bài thuốc cũng giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh ngoài ra khác.

vảy trút chữa mề đay
Bột vảy trút được sử dụng để thoa lên vùng da mề đay, nhằm giảm ngứa, viêm và kích ứng

Cách dùng bột vảy trút chữa bệnh mề đay như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mề đay, sau đó thấm khô bằng khăn sạch.
  • Pha bột vảy tê tê với một ít nước lọc để tạo hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị bệnh, để yên trong 20 phút, rồi rửa lại bằng nước mát.

Lưu ý: Chỉ sử dụng bột vảy tê tê trên vùng da lành, không bôi lên vết thương hở để tránh nhiễm trùng.

2. Bài thuốc uống từ bên trong

Vảy tê tê có thể kết hợp với nhiều loại dược liệu khác trong YHCT, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị mề đay. Tuy nhiên trước khi áp dụng bài thuốc này, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn phù hợp.

Vảy tê tê chữa mề đay
Vảy tê tê có thể kết hợp với các vị thuốc khác nhằm thanh lọc cơ thể và điều trị mề đay từ bên trong

Bài thuốc 1: Kết hợp với 4 loại dược liệu

  • Dùng 10 gram bột vảy trút, 6 gram đương quy, 6 gram hoàng kỳ, 8 gram gai bồ kết và 5 gram bạch chỉ.
  • Cho tất cả các dược liệu vào ấm, thêm 600 ml nước, sau đó sắc trên lửa nhỏ. 
  • Đợi cho đến khi nước sôi và cạn, cô đặc lại cho đến khi chỉ còn khoảng 200 ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống vào các thời điểm sáng, trưa và tối trong ngày.

Bài thuốc 2: Kết hợp với 9 loại dược liệu

  • Dùng 1.5 gram bột vảy tê tê, 16 gram bồ công anh, 16 gram rễ bưởi bung, 16 gram đinh lăng, 16 gram thổ phục linh, 16 gram bạch chỉ nam, 12 gram sài đất, 14 gram trúc diệp, 10 gram kim ngân hoa và 12 gram liên kiều.
  • Cho tất cả các dược liệu đã chuẩn bị vào ấm, sau đó thêm 600 ml nước và sắc.
  • Khi nước sôi và cạn còn khoảng 200 ml, tắt bếp và chia thuốc thành 3 phần để dùng trong ngày.

Khi dùng uống vảy tê tê chữa mề đay, người bệnh cần chú ý đến định lượng của các loại dược liệu, liều lượng và thời gian sử dụng bài thuốc. Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc các vị thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý khi dùng vảy tê tê trị bệnh mề đay

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi dùng vảy tê tê điều trị mề đay, người bệnh cần chú ý:

  • Trước khi sử dụng vảy tê tế hoặc bất cứ bài thuốc nào, hãy trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Sử dụng vảy tê tê với liều lượng đúng như chỉ dẫn. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể trong suốt quá trình sử dụng bài thuốc. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như dị ứng, khó thở hoặc tình trạng mề đay trở nên nặng hơn, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
  • Để tăng cường hiệu quả điều trị, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc kích thích như hải sản, thực phẩm cay và đồ uống có cồn.
  • Nếu bạn đang điều trị mề đay bằng thuốc tây, không nên ngừng thuốc hoặc thay thế hoàn toàn bằng vảy tê tê mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Để bảo đảm chất lượng và hiệu quả, cần bảo quản vảy tê tê ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Chỉ sử dụng vảy tê tê có nguồn gốc rõ ràng và được chứng nhận, tránh sử dụng sản phẩm giả hoặc không rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Luôn nhớ rằng, mặc dù vảy tê tê có thể có một số công dụng trong y học cổ truyền, nhưng không có chứng cứ khoa học đầy đủ để khẳng định hiệu quả của nó trong việc chữa mề đay, nên cần thận trọng khi sử dụng.

Vảy tê tê chữa mề đay có thể mang lại một số lợi ích trong y học cổ truyền, nhưng cần thận trọng khi sử dụng. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ liều lượng, và theo dõi phản ứng cơ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tham khảo thêm:


Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay là tình trạng da phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người tìm đến các loại dầu bôi để làm dịu triệu chứng, nhưng không phải loại dầu nào cũng phù hợp. Vậy, liệu nổi mề đay có nên bôi dầu không? Nổi mề đay có nên bôi...
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nổi mề đay có được ăn trứng không? Bạn cần biết - Nổi mề đay có ăn trứng được không? Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng dị ứng của da, gây...
Nổi mề đay ăn thịt bò được không là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi bị tình trạng dị ứng da này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến mức độ nặng nhẹ của mề đay và thịt bò là thực phẩm gây lo ngại vì có thể kích thích phản ứng dị ứng. Giải đáp -...
Thịt gà là một loại thực phẩm quen thuộc, giàu protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị mề đay thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vậy, nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp - Nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Nổi mề...
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả