Mỡ Máu Là Gì? Mỡ Máu Cao Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị

Cập nhật: 17/06/2024 Theo dõi trên goole news

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, là thành phần mỡ có trong máu. Mỡ cùng với protein và đường là thành phần chính của tế bào sống, tham gia nhiều hoạt động của cơ thể. Nếu duy trì ở nồng độ cho phép, mỡ máu tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi vượt quá ngưỡng mỡ máu lại trở thành thủ phạm gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Tìm hiểu ngay về mỡ máu và các biện pháp phòng ngừa, điều trị mỡ máu cao trong bài viết dưới đây. 

Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam

Mỡ máu là gì? Lợi ích của mỡ máu với cơ thể 

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó 2 thành phần quan trọng nhất là Cholesterol và Triglycerid. Cholesterol gồm có Cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol (mỡ máu xấu), HDL – Cholesterol (mỡ máu tốt). 

Mỡ máu rất quan trọng cho sự sống của cơ thể. Cholesterol có mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ sản sinh hormone, là tiền chất tạo ra vitamin D,… Triglyceride là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất

Vì không hòa tan trong nước, nên các thành phần trong mỡ máu phải kết hợp với lipoprotein để dễ di chuyển trong máu, do đó khi xét nghiệm mỡ máu ngoài việc định lượng Cholesterol, triglycerid, bác sĩ y khoa còn tiến hành đánh giá thêm LDL –c (lipoprotein tỷ trọng thấp) được coi là mỡ xấu và HDL – C ( Lipoprotein tỷ trọng cao) được coi là mỡ tốt.

Mỡ máu là gì

Chỉ số mỡ máu? 

Chỉ số mỡ máu là thông số giúp bác sĩ đánh giá mức độ mỡ trong máu và kết hợp đánh giá các bệnh lý mắc kèm. Tùy thuộc vào sự thay đổi của chỉ số mỡ máu mà định hướng phác đồ điều trị cho phù hợp. 

Ý nghĩa và thông số bình thường, rối loạn của các chỉ số mỡ máu như sau: 

Cholesterol toàn phần (thường được ký hiệu TC) 

Cholesterol toàn phần bao gồm  tổng HDL, LDL và VLDL ( VLDL là very low density lipoprotein – chất này chiếm khoảng 20% tổng cholesterol toàn phần và không nằm trong các chỉ số đánh giá mỡ máu). Cholesterol toàn phần tăng cao cho thấy có nguy cơ cao mắc xơ vữa động mạch. 

Thông số của Cholesterol toàn phần: 

  • Bình thường: <200 mg/dL (5,1 mmol/L) cho biết tình trạng bình thường, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp.
  •  Mức ranh giới cao: Từ  200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)
  • Mức cao: >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L) 

Triglycerid

Những người có chỉ số Triglycerid tăng cao có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, viêm tụy cấp. 

Thang đánh giá mức độ Triglycerid như sau: 

  • Mức bình thường: < 100 mg/dL (1,7 mmol/L)
  • Mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L)
  • Mức cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)
  • Mức rất cao: > 500 mg/dL (6 mmol/L)

LDL-cholesterol (LDL-c – Cholesterol xấu) 

LDL còn được gọi là mỡ máu xấu, chỉ số càng cao đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch càng lớn. LDL – C tăng cao trong các trường hợp xơ vữa động mạch, béo phì, rối loạn chuyển hóa Lipid. 

Thang đánh giá chỉ số LDL – C như sau: 

  • Bình thường: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L).
  • Ngưỡng cao: > 160 mg/dL (>4.1mmol/lit).

HDL – Cholesterol (HDL-c – mỡ máu tốt) 

HDL – Cholesterol tăng cho thấy ít có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch. 

  • Bình thường: > 50 mg/dL (>1.3mmol/lit).
  • Ngưỡng thấp: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit).

Vì các chỉ số mỡ máu phụ thuộc vào thức ăn, nên theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, để đánh giá chính xác tình trạng rối loạn mỡ máu, người bệnh cần nhịn ăn, uống (loại trừ nước lọc) trong vòng 12h. Chình vì vậy, xét nghiệm đánh giá mỡ máu thường được thực hiện vào buổi sáng. 

Bệnh mỡ máu là gì? Triệu chứng mỡ máu cao 

Bệnh mỡ máu là khi có ít nhất 1 trong 4 các chỉ số trên nằm ngoài ngưỡng cho phép, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tiềm ẩn các biến chứng thành bệnh lý tim mạch khác. 

Bảng tóm tắt các chỉ số mỡ máu khi có rối loạn như sau: 

Các chỉ số mỡ máu

Chỉ số bình thường

Chỉ số vượt ngưỡng

Cholesterol toàn phần

Dưới 200mg/dL

(<5,2mmol/l)

Trên 240mg/dL

(>6,2mmol/l)

LDL – Cholesterol

Dưới 130mg/dL

(<3,3mmol/dL)

Trên 160mg/dL

(4,1mmol/l)

Triglyceride

Dưới 160mg/dL

(<2,2mmol/l)

Trên 200mg/dL

(>2,3mmol/l)

HDL – Cholesterol

Trên 50mg/dL

(>1,3mmol/l)

Dưới 40mg/dL

(<1mmol/l)

Thông thường, mỡ máu cao không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, người bệnh được phát hiện qua các xét nghiệm máu. Khi mỡ máu có các dấu hiệu bên ngoài thường ở giai đoạn muộn, tích tụ mỡ dưới da, mỡ nội tạng và là dấu hiệu sớm của các bệnh lý mạn tính khác. 

Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị mỡ máu cao: 

  • Mệt mỏi: Mỡ máu cao gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải. 
  • Đau tức ngực: Các mảng xơ vữa hình thành do mỡ máu cao gây hẹp lòng mạch, tắc nghẽn mạch máu làm giảm tưới máu đến tim và hình thành các cơn đau thắt ngực. 
  • Tê bì tay chân: Mỡ máu cao làm hẹp lòng mạch, tổn thương mạch máu, tắc nghẽn dẫn tới giảm máu nuôi dưỡng tới các đầu ngón tay, ngón chân gây tê bì. 
  • Xuất hiện u vàng: Dấu hiệu mỡ máu tích tụ trên da, xương, cung giác mạc. Có thể thấy các ban vàng ở lòng bàn tay, các mỏm xương hoặc trong cung giác mạc. 
  • Rối loạn tiêu hóa: Mỡ máu đóng vai trò cùng với acid mật để tiêu hóa thức ăn, vì vậy khi mỡ máu tăng cao gây ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn, dẫn tới rối loạn tiêu hóa

>>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ là gì? Các chỉ số và cảnh báo mức độ bệnh

Lo ngại mỡ máu cao có xu hướng gia tăng với nhiều biến chứng nguy hiểm

Mỡ máu cao đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, trở thành căn bệnh thời đại nguy hiểm, Theo thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam, khoảng 50% người trưởng thành tại thành thị có nguy cơ mỡ máu cao, cứ 10 người trưởng thành có tới 3 người mắc mỡ máu (tỷ lệ 39%) 

Mỡ máu không gây ra triệu chứng điển hình hoặc không gây ảnh hưởng tới sức khỏe ngay lập tức nhưng lại tích tụ trong nội tạng trở thành nguyên nhân chính gây nên các biến chứng nguy hiểm. Mỡ máu cao được xếp vào nhóm bệnh mãn tính nghiêm trọng, mang tính đại dịch trong cộng đồng do sự phát triển của xã hội với lối sống nhanh, ít vận động ngày nay. Có không ít các hội thảo tim mạch, các dự án sức khỏe tim mạch với mục tiêu ngăn chặn mỡ máu cao, đẩy lùi mỡ máu để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. 

Theo thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2019, mỡ máu cao ra gần 4,4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu và được xác định là một trong các yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mãn tính không lây. 

Biến chứng đột quỵ do mỡ máu cao

Mỡ máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não. Đáng lo ngại hơn, đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ tử vong lên tới 50% và tỷ lệ sống sót bình thường chỉ khoảng 10%. Who cho biết đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 và tàn tật vĩnh viễn hàng đầu trên toàn thế giới. 

Mỡ máu cao gây đột quỵ

50% mỡ máu cao gây mỡ gan

Gan là cơ quan tổng hợp và chuyển hóa mỡ, chính vì vậy khi lượng mỡ tăng quá cao dẫn tới vượt quá khả năng hoạt động của gan, tích tụ tạo thành mỡ gan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 50% người mỡ máu cao có mắc kèm mỡ gan, trong đó 25% tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. 

Mỡ máu gây rối loạn đường huyết

Mỡ máu cao gây nên hiện tượng kháng insulin do tuyến tụy bài tiết để điều hòa lượng đường trong cơ thể. Mỡ máu cao thường gây nên biến chứng tiểu đường hoặc làm những người đang mắc tiểu đường nghiêm trọng hơn. Số liệu thống kê cho thấy, người vừa mắc mỡ máu và tiểu đường có nguy cơ tử vong cao gấp 2 -6 lần và nguy cơ tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với bệnh nhân tiểu đường thông thường. 

Biến chứng nguy hiểm khác do mỡ máu cao: 

  • Viêm tụy cấp: Có khoảng 3,8 % các trường hợp viêm tụy cấp do mỡ máu cao, do tăng triglyceride quá mức gây toan hóa. Đáng lo ngại, nguyên nhân gây viêm tụy cấp do mỡ máu được đánh giá gây nguy hiểm, tăng nguy cơ tử vong do suy tạng cao hơn các nguyên nhân khác. 
  • Tăng huyết áp: Mỡ máu cao gây tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến huyết áp. 
  • Sinh lý: Cholesterol và một số thành phần trong mỡ máu có vai trò điều tiết hormone sinh dục, chính vì vậy mỡ máu tăng cao cũng gây ảnh hưởng tới sinh lý. ở phụ nữ thường gặp tình trạng khô hạn, vòng 2 to ra; ở nam giới xuất hiện tình trạng rối loạn cương dương 

Cách giảm mỡ máu 

Mục tiêu chính của điều trị mỡ máu nhằm ngăn ngừa các biến chứng xơ vữa động mạch gây bệnh lý tim mạch, đột quỵ,…. Phụ thuộc vào mức độ mỡ máu mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị cho phù hợp, nhằm đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng cho phép một cách hiệu quả, an toàn nhất. 

Thay đổi lối sống 

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết mỡ máu cao là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Trong đó mỗi năm có tới 17 triệu người chết vì các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, cơ mỡ máu cao lại hoàn toàn có thể được ngăn chặn hiệu quả với lối sống khoa học. Theo bác sĩ Hùng, sống khoa học được thể hiện ở các khía cạnh: ăn uống, vận động, hạn chế sử dụng chất kích thích, tầm soát mỡ máu định kỳ. 

Ăn uống khoa học

Mỡ máu được tổng hợp một phần từ thức ăn, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học cả trong và sau điều trị để ngăn ngừa tái phát. 

Nguyên tắc ăn uống: Hạn chế thức ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn giàu cholesterol; không ăn nhiều đường vì đường dư thừa được chuyển hóa thành mỡ. 

Nên ăn:

  • Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày), ăn nhiều các loại đậu 
  • Các loại ngũ cốc, hạt chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Sữa không béo
  • Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; Ăn các loại cá ít nhất 2 lần/ tuần vì giàu acid béo omega -3 
  • Sử dụng dầu thực vật không có chất béo bão hòa 
  • Ăn nhạt 

Không nên ăn: 

  • Không ăn mỡ động vật, nội tạng động vật
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh
  • Hạn chế uống sữa béo 
  • Hạn chế ăn dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân…; Các bơ thực vật

Vận động cải thiện chỉ số mỡ máu

Các nghiên cứu cho thấy rằng vận động giúp tăng HDL – C (mỡ máu tốt) và làm giảm LDL – C (mỡ máu xấu). Chính vì vậy, chuyên gia y tế khuyên rằng người bệnh cần có kế hoạch vận động phù hợp để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. 

Thời gian tập khuyến cáo ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số môn tập phù hợp như: đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, tập yoga. 

Bạn cần bác sĩ tư vấn về phương pháp, cường độ để đảm bảo an toàn, đặc biệt các đối tượng có bệnh nền như đái tháo đường, huyết áp,… 

Hạn chế chất kích thích

  • Người bệnh uống bia rượu quá nhiều làm tăng các chỉ số mỡ máu LDL – C
  • Sử dụng thuốc lá cũng là nguyên nhân gây mỡ máu cao và nhiều vấn đề tim mạch khác. 

Sử dụng thuốc Đông y 

Theo Đông y, mỡ máu cao được xếp vào chứng đàm ẩm (do tỳ thận hư tổn). Đông y áp dụng nguyên tắc điều trị Tiêu – Bản kiêm trị, có nghĩa chữa cả nguyên nhân và triệu chứng, ngăn ngừa được tình trạng mỡ máu cao tái phát.  

Một số vị thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu: Lá sen, thảo quyết minh, giảo cổ lam, tinh dầu thông đỏ, sơn tra,….

Theo nhận định của Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, để chữa mỡ máu bằng Đông y, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, đánh giá chính xác nguyên nhân, thể bệnh, mức độ bệnh, từ đó kê đơn – gia giảm bài thuốc. Các bài thuốc Đông y thường được kết hợp từ nhiều vị dược liệu khác nhau, tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc phối chế Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền. 
Thuốc Đông y giảm mỡ máu

Ưu điểm: Thuốc Đông Y có tính an toàn cao, tác động vào đúng nguyên nhân để điều trị triệt để mỡ máu cao, ngăn ngừa tái phát. Thuốc Đông Y đặc biệt cần thiết và phù hợp cho người mỡ máu có nhiều bệnh nền mãn tính, đang phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị các bệnh lý khác. 

Nhược điểm: Thời gian sử dụng dài, thường từ 2 – 3 tháng tùy mức độ và đáp ứng. 

Lưu ý: Nên thăm khám và áp dụng phác đồ Đông y tại cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, các bài thuốc được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng bài bản, tránh sử dụng các loại sản phẩm đông y không đảm bảo chất lượng tràn lan trên thị trường hiện nay. 

Sử dụng thuốc Tây y 

Thuốc Tây y điều trị mỡ máu chỉ được sử dụng khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn. 

Ưu điểm: Hạ mỡ máu nhanh, phù hợp với trường hợp mỡ máu tăng cấp tính 

Nhược điểm: Tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm, gây phụ thuộc thuốc

Một số loại thuốc và cơ chế tác dụng hiện nay

  • Statin (Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin): Nhóm thuốc này có khả năng ức chế enzym gan  enzyme gan (HMG-CoA), ức chế tổng hợp cholesterol xấu đồng thời ngăn ngừa các cơn đau tim. Một số tác dụng phụ thường gặp như tổn thương cơ, tổn thương gan, tăng nguy cơ đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa,… 
  • Nhóm thuốc Fibrate (Gemfibrozil, Fenofibrate): Nhóm thuốc này giúp tăng enzym phân hủy mỡ trong máu, từ đó giúp giảm nồng độ Triglyceride và tăng cường HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt). Một số tác dụng phụ thường gặp như ảnh hưởng chức năng gan, tiêu cơ vân, rối loạn đường huyết,… 
  • Niacin – Nicotinic Acid: Thuốc này có khả năng ức chế sản xuất và giải phóng lipoprotein trọng lượng thấp (VLDL), giảm giải phóng các acid béo tự do từ mô mỡ vào vòng tuần hoàn, từ đó giúp giảm cholesterol, LDL – cholesterol. Có hiệu quả ở liều cao do đó gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn đường huyết, tăng men gan, giảm thị lực, gây độc cho thận,…

Bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin về mỡ máu và cách điều trị, phòng ngừa mỡ máu hiệu quả. Nếu còn vấn đề băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay tới Bác sĩ Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC