Trào ngược dạ dày gây khó thở là triệu chứng phổ biến nhiều người bệnh gặp phải. Tình trạng này có thể gây nhiều hệ lụy khó lường, đặc biệt là biến chứng ngưng thở khi ngủ. Để giúp người bệnh cải thiện được tình trạng này, chuyên mục đã có một buổi phỏng vấn cùng chuyên gia tiêu hóa, Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn. Hãy theo dõi bài viết!
Trào ngược dạ dày có gây khó thở không? Chuyên gia lý giải nguyên nhân
PV: Hiện nay có rất nhiều người bệnh gặp phải tình trạng khó thở khi acid dạ dày trào ngược. Rất mong bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn về triệu chứng bệnh lý nguy hiểm hiểm này.
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn: Trào ngược dạ dày gây khó thở là triệu chứng điển hình hầu hết người bệnh đều gặp phải. Tình trạng acid trào ngược vào phổi khi ngủ gây sưng đường thở và kích thích dây thần kinh hô hấp. Từ đó gây ra các phản ứng hen suyễn, ho, khó thở. Nếu không hỗ trợ chữa trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng về đường hô hấp, viêm xoang, viêm mũi, phế quản, thậm chí đe dọa tính mạng con người.
PV: Vậy tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn:
Sau nhiều năm nghiên cứu, khám và xử lý bệnh tiêu hóa, tôi đã đúc rút được 3 nguyên nhân chính gây ra triệu chứng trào ngược gây khó thở:
- Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và lan vào các đường dẫn khi nhỏ, khiến chúng bị co lại gây khó thở, người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
- Acid kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở phần dưới thực quản khiến cơ trơ của thực quản co lại, gây áp lực lên đường thở dẫn đến tình trạng khó thở.
- Người bệnh dạ dày có hệ tiêu hóa không ổn định, không thể tiêu hóa thức ăn nhanh chóng. Vì vậy, áp lực thức ăn tại đường thực quản khi bị trào ngược sẽ rất lớn và gây chèn ép lên khí quản, hơi thở bị đứt quãng dẫn đến khó thở sau khi ăn.
Tuy nhiên, hiện tượng khó thở cũng do một số bệnh lý khác gây nên. Vì vậy, người bệnh nên phân biệt rõ để hỗ trợ điều trị đúng bệnh.
Phân biệt trào ngược thực quản gây khó thở với những bệnh lý thông thường
PV: Bs có thể chỉ ra những điểm khác biệt của chứng khó thở do trào ngược và các căn bệnh khác. Từ đó giúp người bệnh phân biệt rõ, tránh sai bệnh.
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn:
Hiện tượng trào ngược dạ dày làm khó thở xảy ra kèm những triệu chứng phổ biến của bệnh lý như:
- Đau rát thượng vị
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát
- Khó tiêu, đầy bụng, mệt mỏi
- Cân nặng giảm, cơ thể suy nhược
Nếu người bệnh đang gặp những triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng thăm khám để xác định mức độ bệnh cũng như tìm liệu trình hỗ trợ điều trị phù hợp.
PV: Để hạn chế triệu chứng này, người bệnh nên làm gì thưa BS?
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn: Để cải thiện tình hình triệu chứng, giúp cơ thể dễ chịu hơn, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống tốt cho dạ dày.
- Bổ sung nhóm thức ăn giàu chất xơ và vitamin: Rau xanh, hoa quả ngọt, mềm, có màu sẫm giàu vitamin A,B,C,U…
- Thực phẩm có nhiều protein: Thịt ít béo, trứng, dầu omega-3,...
- Thực phẩm giàu tinh bột: Bánh mì, cơm, cháo,...giúp người bệnh giảm tiết acid dịch vị.
- Tránh ăn thực phẩm chua, nhiều acid, thức uống có cồn
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập luyện, nâng cao sức đề kháng. Hãy áp dụng một số động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga giúp giảm đau dạ dày.
Tuy nhiên, điều chỉnh chế độ ăn uống chỉ là phương pháp hỗ trợ, giảm khó thở. Nếu muốn thoát tình trạng này người bệnh nên sớm xử lý.
Phác đồ xử lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở
PV: BS có thể giới thiệu đến người bệnh những phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở phổ biến hiện nay.
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn: Hiện nay có 3 phương pháp giải quyết trào ngược dạ dày đó là:
- Thuốc dân gian
- Thuốc Đông y
- Thuốc tân dược
Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với cơ thể của mình. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ ưu, nhược điểm của từng giải pháp để lựa chọn.
PV: Đối với phương pháp hỗ trợ điều trị bằng thuốc dân gian, người bệnh nên lựa chọn những bài thuốc nào? Mong BS tư vấn.
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn: Theo tôi, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở bằng nghệ, mật ong, nha đam, lá mơ lông là những bài thuốc khá tốt.
- Nghệ: Nghệ có chứa chất cucurmin làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng mật ong và sữa chua.
- Lá mơ lông: Có nhiều chất khoáng, điện giải, tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp nước ép mỗi ngày.
- Nha đam: Tương tự lá mơ lông, bạn nên sử dụng nước ép nha đam, 2 lần/1 ngày.
Bạn đọc nên lưu ý, phương pháp này có tác dụng chậm, người bệnh nên áp dụng kết hợp liệu trình thuốc chuyên sâu.
PV: Vậy đối với thuốc tân dược, người bệnh nên sử dụng như thế nào, thưa BS?
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn: Người bệnh có thể tham khảo các nhóm thuốc Tây thường được chỉ định trong đơn thuốc trào ngược dạ dày sau đây: Thuốc ức chế tiết acid dạ dày, thuốc kháng khuẩn, kháng viêm, thuốc giảm đau dạ dày...
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phương pháp này có thể nhanh chóng, khắc phục triệu chứng. Nhưng, trong quá trình hỗ trợ điều trị, thuốc tân dược có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, nhờ thuốc, ảnh hưởng đến gan và thận...Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng.
PV: Nhiều người bệnh thắc mắc không biết tác dụng của việc xử lý bệnh trào ngược dạ dày của thuốc Nam như thế nào? BS có thể cho biết.
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn:
Hiện nay, thuốc Đông y ngày càng phát triển và tìm ra nhiều vị thảo dược tốt. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc có chứa các thành phần dưới đây.
- Chè dây: An thần, thanh nhiệt, giải độc, trung hòa acid dịch vị
- Tam thất: giảm đau, lưu thông khí huyết, làm lành tổn thương niêm mạc
- Ô tặc cốt: giải quyết tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược acid dạ dày
- Bố chính sâm: Bồi bổ cơ thể người bệnh, nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tái phát
- Mơ tam thể: kháng viêm, giam đau
- Dạ cẩm: trung hòa acid dịch vị, giảm đau, hỗ trợ làm lành viêm loét
Những vị thuốc này có thể đem sắc theo thang thành nước uống hàng ngày. Nếu người bệnh muốn thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng thì có thể tham khảo thêm các bài thuốc được sắc hoặc điều chế sẵn.
Thời gian có thể kéo dài công dụng từ 5 - 10 năm nếu người bệnh có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bởi lẽ, thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh từ căn nguyên, loại bỏ vi khuẩn Hp - chính là căn nguyên chính gây bệnh.
Bên cạnh đó Đông y còn khắc phục triệu chứng để người bệnh dễ chịu hơn. Đồng thời, những vị thảo dược giúp bồi bổ cơ thể rất tốt. Hơn 40 năm hoạt động trong ngành, tôi thấy rất ít trường hợp bệnh quay lại.
PV: Vậy BS có thể đưa ra thêm gợi ý về bài thuốc được điều chế sẵn như ở trên BS đã chia sẻ không ạ? Trong thời kỳ bão hòa về dược phẩm như hiện nay thì biết được đâu là bài thuốc đúng ạ?
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn:
“Đúng rồi, với thời điểm hiện nay thì việc tìm được một bài thuốc tốt là rất khó. Khó không phải vì không có bài thuốc tốt mà khó vì thông tin quá bão hòa, người bệnh hoang mang không biết cách lựa chọn.
Tôi khuyên bệnh nhân nên tìm đến những cơ sở Đông y uy tín, có lịch sử hình thành lâu năm và dày dặn thành công trong quá trình khám xử lý bệnh.
Việc lựa chọn bài thuốc thì nên căn cứ vào thành phần dược liệu. Điều quan trọng là bài thuốc đó phải có cơ chế tác động rõ ràng, lộ trình hỗ trợ điều trị cụ thể. Chứ không phải chung chung, khiến người bệnh không nắm rõ được quy trình xử lý bệnh.