Tim sen (tâm sen) từ lâu đã được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị mất ngủ, đồng thời cũng xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa mất ngủ của Đông y. Dùng tim sen trị mất ngủ là có cơ sở, tuy nhiên, khi sử dụng cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng thì mới mang lại hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là 5 cách dùng tim sen trị mất ngủ hay, được đánh giá cao về hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. 

Công dụng trị mất ngủ của tim sen

Tim sen, phần mầm xanh nằm giữa hạt sen, từ lâu đã được Đông y xem là vị thuốc quý, có tác dụng an thần, dưỡng tâm, đặc biệt hữu ích trong việc điều trị mất ngủ. Ngoài ra, trong tim sen có chứa các hoạt chất như alkaloid, flavonoid và saponin, có khả năng:

  • An thần, giải tỏa căng thẳng: Các hoạt chất trong tim sen có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giúp thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu, từ đó đưa con người vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Dưỡng tâm, bổ huyết: Tim sen còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tim mạch, giúp tăng cường tuần hoàn máu, nuôi dưỡng cơ thể, tạo nền tảng cho một giấc ngủ sâu và ngon giấc.
  • Thanh nhiệt, giải độc: Theo Đông y, mất ngủ còn có thể do cơ thể bị nóng trong, tích tụ độc tố. Tim sen có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị mất ngủ từ gốc rễ.
tim-sen-tri-mat-ngu (1)
Tim sen là vị thuốc quý, thường được dân gian sử dụng để chữa mất ngủ

Hướng dẫn 7 cách chữa mất ngủ bằng tim sen đơn giản, dễ thực hiện

Tim sen, một trong những thảo dược được ưa chuộng trong Đông y và dân gian, có khả năng giúp cải thiện giấc ngủ nhờ vào tính năng an thần tuyệt vời của nó. Dưới đây là 7 phương pháp đơn giản và hiệu quả để chữa mất ngủ bằng tim sen mà bạn có thể dễ dàng thực hiện.

Cách dùng trà tim sen chữa mất ngủ

Trà tim sen, được chế biến từ mầm xanh trong hạt sen, chứa các hợp chất như asparagine và nuciferin, giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề mất ngủ.

Nguyên liệu: 

  • 3g tim sen
  • Nước

Cách pha trà tim sen trị mất ngủ:

  • Dùng tim sen khô hoặc lấy tâm sen tươi đem sao khô để loại bỏ độc tố trong tim sen
  • Sau khi tim sen đã được sao khô thì cho vào bình kín, ấm trà chuyên dụng, hãm với nước sôi trong 15 phút
  • Khi thấy tim sen chìm xuống đáy bình thì có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.

XEM THÊM: Hướng dẫn dùng cây lạc tiên chữa mất ngủ

Cách chữa mất ngủ với tim sen, hoa nhài tươi, lá vông, táo nhân

Hoa nhài và táo nhân đều là các thảo dược nổi tiếng trong việc an thần và cải thiện giấc ngủ. Hoa nhài giúp giảm căng thẳng và lo âu, trong khi táo nhân hỗ trợ điều trị các triệu chứng như tim đập nhanh và hồi hộp. Hỗn hợp này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.

Nguyên liệu:

  • 5g tim sen
  • 10g táo nhân
  • 10g hoa nhài tươi
  • 20g lá vông

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch tim sen, sau đó sao đen táo nhân và đập dập. 
  • Lá vông nem đem sấy khô rồi tán thành bột. 
  • Sử dụng ấm trà chuyên dụng, tráng qua bằng nước nóng và cho tim sen, lá vông nem cùng táo nhân vào hãm với 1 lít nước. 
  • Sau khoảng 15-20 phút, khi nước trà chuyển màu, thêm hoa nhài tươi vào và hãm thêm 5 phút nữa. 
  • Uống nước này nhiều lần trong ngày, nhưng nhớ tuân thủ liều lượng nhất định và không lạm dụng.

Lưu ý: 

  • Táo nhân không phù hợp cho người bị tiêu chảy, nhiều đờm hoặc có tình trạng khí uất. 
  • Đối với lá vông nem, không nên dùng quá 10-15 lá mỗi ngày do có chứa alcaloid có thể gây độc nếu dùng quá liều hoặc sắc quá đặc. 
  • Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng vì lá vông có thể giảm hấp thu acid folic và chứa cafein không tốt cho thai nhi.

XEM THÊM: 10 cách dùng đậu đen chữa mất ngủ hiệu quả

Cách dùng tim sen trị mất ngủ, khó ngủ, tâm phiền

Mạch môn và hạt muồng đều có tác dụng an thần và giải độc. Kết hợp với tim sen, chúng có thể hỗ trợ hiệu quả cho những người gặp khó khăn trong việc ngủ do lo âu và căng thẳng.

Nguyên liệu: 

  • 15g hạt muồng muồng
  • 6g tim sen
  • 15g mạch môn (củ rễ)

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch và sơ chế các dược liệu, trong đó tim sen bạn đem đi sao khô, phần rễ củ mạch môn đem bỏ lõi cứng, giã dập
  • Cho các dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc chuyên dụng hoặc nồi, sắc lấy nước, uống hết trong ngày.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các dược liệu trên với liều lượng hướng dẫn, đã đề cập như trên, tuyệt đối không sử dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Trong quá trình sử dụng, cần hạn chế, tốt nhất là nên kiêng nước chè đặc, cà phê. Ngoài ra, không dùng cho người bị tiêu chảy, phế và vị có nhiệt bên trong, người tỳ vị hư hàn.

Cách dùng tim sen trị mất ngủ do bốc hỏa, nóng trong

Đối với trường hợp mất ngủ do bốc hỏa hoặc nóng trong, cam thảo có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, khi kết hợp với tim sen, giúp mát cơ thể và định tâm.

tim-sen-tri-mat-ngu (2)
Tim sen, cam thảo giúp chữa mất ngủ do nóng trong, bốc hỏa, tiểu ít

Nguyên liệu:

  • 8g tim sen
  • 5g cam thảo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị để loại bỏ bụi bẩn, sau đó tráng qua ấm trà bằng nước nóng. 
  • Cho tim sen và cam thảo vào ấm, sau đó hãm với 500ml nước sôi. 
  • Đợi khoảng 15-20 phút, bạn có thể uống nước này và nên sử dụng hết trong ngày.

Cách trị mất ngủ bằng cháo tim sen

Cháo tim sen có tác dụng dưỡng tâm và an thần, rất phù hợp cho người cao tuổi và những người bị suy nhược cơ thể.

Nguyên liệu: 

  • 5g tim sen
  • 100g gạo tẻ

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ đem vo sạch, cho tim sen và gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu cháo
  • Ninh tâm sen và gạo tẻ thật nhừ, chia làm nhiều lần ăn, có thể thêm chút đường phèn cho dễ ăn.

Cách dùng tâm sen trị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ

Bá tử nhân và đậu đen đều có tác dụng an thần và hỗ trợ giấc ngủ. Sự kết hợp này giúp điều trị rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng liên quan như hồi hộp và lo âu.

Nguyên liệu: 

  • 8g tim sen
  • 14g hạt muồng
  • 12g bá tử nhân
  • 12g đậu đen
  • 6g cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu đã chuẩn bị cần được sử dụng ở dạng khô, không dùng tươi
  • Cho tất cả vào nồi/ấm sắc thuốc chuyên dụng, sắc với nước
  • Chia nước này thành nhiều phần, uống hết trong ngày để hỗ trợ chữa mất ngủ.

Cách dùng tim sen chữa mất ngủ kinh niên

Ngoài những phương pháp trên, bạn có thể pha trà tim sen với các thảo dược khác như lá vông hoặc hoa cúc để tăng cường hiệu quả an thần và cải thiện giấc ngủ.

Bài thuốc 1: Dùng tim sen với hoa nhài, sinh thảo quyết minh

Nguyên liệu:

  • 5g tim sen
  • 12g hoa hòe hoặc 20g hoa nhài
  • 20g sinh thảo quyết minh (hạt muồng muồng tươi)

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, riêng sinh thảo quyết minh thì bạn đem đi sao cháy
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm trà chuyên dụng, thêm 1 lít nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút
  • Dùng nước này uống thay cho nước trà, sử dụng hết trong ngày, dùng cách ngày hoặc mỗi ngày để thấy hiệu quả.
tim-sen-tri-mat-ngu (3)
Hạt muồng có tác dụng rất tốt trong việc an thần, giúp ngủ ngon, sâu giấc

Bài thuốc 2: Dùng hạt sen (còn tim) với lá dâu, lá vông, củ mài, táo nhân

Nguyên liệu:

  • 20g hạt sen còn nguyên tim
  • 20g củ mài
  • 10g táo nhân
  • 10g lá dâu
  • 10g lá vông

Cách thực hiện:

  • Hạt sen rửa sạch, để nguyên tim sen; củ mài và táo nhân đem sao vàng; lá vông nem và lá dâu sao vàng, tán bột
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm trà, hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút, dùng nước này uống thay trà
  • Chỉ uống nước, bỏ phần bã, chia làm nhiều phần và uống hết trong ngày.

Lưu ý: 

  • Nếu dùng hoài sơn kiện tỳ chỉ tả thì cần sao vàng, còn nếu bổ âm thì nên sử dụng hoài sơn sống. 
  • Đặc biệt, không dùng dược liệu này cho người thấp nhiệt, thực tà. 
  • Tuyệt đối không dùng nhiều lá dâu tằm để tránh tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt. 
  • Không dùng cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Mất ngủ là tình trạng đặc biệt khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống lẫn công việc. Dùng tim sen trị mất ngủ chỉ là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của từng người. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào cải thiện được tình trạng mất ngủ của mình.

TÌM HIỂU THÊM:


Câu hỏi thường gặp

Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:

  • Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
  • Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
  • Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:

  • Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả