Viêm phế quản phổi ở người lớn rất dễ khởi phát vào những ngày thời tiết chuyển biến lạnh hoặc có sự thay đổi đột ngột. Nếu bạn không tiến hành điều trị dứt điểm ngay từ sớm, bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn, nguyên nhân gây ra bệnh cũng như cách phòng ngừa thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm phế quản phổi ở người lớn là gì?

Phế quản là cơ quan hô hấp dưới, cấu tạo gồm rất nhiều nhánh. Chức năng chính của cơ quan này là làm ống dẫn để đưa không khí vào trong phổi. Viêm phế quản phổi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra  lan tỏa khắp phế quản, phế nang phổi và cả bên trong mô kẻ. Bệnh khởi phát khi lớp niêm mạc lót trong ống phế quản bị tác nhân có hại tấn công gây viêm. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả phế quản và phế nang bên trong phổi. Khi bệnh khởi phát ở người lớn sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là những người cao tuổi hoặc những người có sức đề kháng kém.

Viêm phế quản phổi khởi phát ở người lớn được đánh giá là nguy hiểm và cần được xử lý đúng cách ngay từ sớm
Viêm phế quản phổi khởi phát ở người lớn được đánh giá là nguy hiểm và cần được xử lý đúng cách ngay từ sớm

Tác nhân gây bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn thường gặp là virus và vi khuẩn. Vì thế, bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với chất thải của người bệnh. Mùa đông là thời điểm rất dễ khởi phát bệnh. Nếu không xử lý đúng cách từ sớm bệnh sẽ tiến triển nặng rất nhanh chóng và phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác như suy hô hấp, nhiễm trùng phổi, áp xe phổi,...

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản phổi ở người lớn

Dựa vào nguyên nhân mà bệnh viêm phế quản phổi có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột. Thông thường, bệnh sẽ tiến triển qua hai giai đoạn là khởi phát và toàn phát, ở mỗi giai đoạn triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài sẽ có sự khác nhau. Cụ thể là:

+ Giai đoạn khởi phát:

Hắt hơi là triệu chứng thường gặp khi viêm phế quản phổi đang trong thời gian ủ bệnh
Hắt hơi là triệu chứng thường gặp khi viêm phế quản phổi đang trong thời gian ủ bệnh

Trường hợp ủ bệnh: Tác nhân gây hại sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu giai đoạn ủ bệnh. Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, ho khan, sốt nhẹ, nghẹt mũi,... Các triệu chứng này khá giống với bệnh cảm cúm thông thường nên người bệnh rất khó phát hiện và dẫn đến việc điều trị sai cách.

Trường hợp khởi phát đột ngột: Có nhiều người sau khi tiếp xúc với tác nhân có hại sẽ khởi phát bệnh ngay sau đó. Ở những trường hợp khởi phát bệnh đột ngột sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như khó thở, chán ăn, chướng bụng, cơ thể tím tái,... Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị, tránh để bệnh chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Giai đoạn toàn phát:Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn khởi phát sẽ bước vào thời kỳ bùng phát. Lúc này, biểu hiện của bệnh ra bên ngoài sẽ nghiêm trọng hơn và tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể là:

  • Ho liên tục và dữ dội
  • Sốt cao và sốt li bì, thậm chí là hôn mê và mất nhận thức
  • Ho ra dịch nhầy, chảy nước mũi màu vàng đặc
  • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng,...)
  • Đau đầu, đau cơ, khó thở, đuối sức
  • Khó thở và đau ngực nhưng ít gặp

Trường hợp viêm phế quản phổi nặng có thể gây ra triệu chứng tức ngực và khó thở
Trường hợp viêm phế quản phổi nặng có thể gây ra triệu chứng tức ngực và khó thở

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn

Như được nhắc ở trên, virus và vi khuẩn là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn. Thường gặp là virus cúm, virus đại thực bào hô hấp, herpes virus, vi khuẩn gây mủ, vi khuẩn Chlamydia,... Tuy nhiên, trường hợp khởi phát bệnh do vi khuẩn ít gặp hơn virus. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh bạn cần phải lưu ý:

Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp dưới và làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh
Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp dưới và làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh

  • Mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, bệnh lý liên quan đến phổi,... sẽ dễ gây tổn thương đến phổi và phế quản, dẫn đến nhiễm trùng và khởi phát bệnh.
  • Sức đề kháng yếu kém là cơ hội cho bệnh khởi phát. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động rất kém, tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, phát triển mạnh và tấn công gây bệnh.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng và dẫn đến tình trạng sưng viêm tại niêm mạc lót trong phế quản. Bệnh cũng dễ khởi phát khi trời lạnh hoặc độ ẩm không khí thấp.
  • Môi trường sống không đảm bảo hoặc tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, môi trường bị ô nhiễm,...
  • Lối sống thiếu khoa học cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Thường gặp ở những người nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ăn uống không đảm bảo, sinh hoạt không khoa học,...

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản phổi ở người lớn

Viêm phế quản phổi thường khởi phát vào thời điểm giao mùa trong năm. Để phòng ngừa bệnh tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại đến hệ hô hấp và làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh như mạt bụi, khói thuốc lá, hóa chất,... Có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp mỗi khi đi ra ngoài như đeo khẩu trang.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh hoặc thời điểm giao mùa trong năm. Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp môi trường sống giúp loại bỏ tác nhân gây hại, ngăn chặn không cho chúng sinh sôi phát triển.

Cần giữ ấm hệ hô hấp vào những ngày trời lạnh để phòng ngừa viêm phế quản phổi khởi phát
Cần giữ ấm hệ hô hấp vào những ngày trời lạnh để phòng ngừa viêm phế quản phổi khởi phát

  • Sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí trong không gian sống giúp làm ẩm hệ hô hấp và loãng đờm, tránh tình trạng tích tụ dịch nhầy trong phế quản dẫn đến khó thở.
  • Nên hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Tránh dùng tay dụi mắt hoặc dùng tay không bốc thức ăn.
  • Tiêm vacxin phòng ngừa các chủng vi khuẩn và virus gây ra bệnh lý về đường hô hấp thường gặp. Tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp mà cơ thể đang mắc phải. Tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.
  • Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách sinh hoạt tích cực, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Nếu đang mắc bệnh bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh bằng cách hạn chế đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Phương pháp điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn

Việc đầu tiên người bệnh cần làm là tiến hành thăm khám chuyên khoa để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc bày bán tràn lan trên thị trường để sử dụng. Điều này có thể không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng, chụp x-quang phổi, xét nghiệm máu,... Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ bắt đầu lên phác đồ điều trị phù hợp nhất giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh được áp dụng hiện nay bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y chữa bệnh theo đơn kê

Đa số các trường hợp viêm phế quản phổi đều được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây. Tùy thuộc vào từng tác nhân gây ra bệnh mà loại thuốc điều trị cũng sẽ có sự khác nhau giữa các trường hợp. Thông thường, thuốc dùng để trị bệnh viêm phế quản phổi sẽ được chia thành 2 nhóm sau đây:

+ Điều trị triệu chứng: Dựa vào biểu hiện của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng một số loại thuốc sau đây:

Dùng thuốc Tây y trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh
Dùng thuốc Tây y trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc giãn phế quản
  • Thuốc ho
  • Thuốc long đờm
  • Thuốc kháng histamin
  • Vitamin và khoáng chất

+ Điều trị tác nhân: Viêm phế quản phổi ở người lớn có thể xảy ra do nhiều chủng vi khuẩn hoặc virus khác nhau. Dựa vào tác nhân gây ra bệnh mà loại thuốc điều trị sẽ có sự khác nhau. Cụ thể là:

  • Do tụ cầu khuẩn: Bristopen, Cefobis, Cloxacillin, Vancomycin,…
  • Do vi trùng Haemophilus influenzae: Điều trị bằng thuốc Cloramphenicol
  • Do vi khuẩn: Sử dụng thuốc Ampicillin hoặc Amikacin cho những trường hợp chưa dùng kháng sinh. Nếu đã dùng kháng sinh thì bác sĩ sẽ yêu cầu chuyển sang thuốc Augmentin hoặc Tarcefoksym dưới dạng tiêm.

Chữa bệnh tại nhà bằng thuốc Nam

Dùng thuốc Nam trị bệnh tại nhà có cách thực hiện đơn giản và mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc Nam trị bệnh đối với những trường hợp bệnh nhẹ mới ở giai đoạn khởi phát. Đồng thời, cần phải kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài thì bệnh mới chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

Người bệnh có thể nấu cao gừng tươi dùng để trị bệnh trong thời gian dài
Người bệnh có thể nấu cao gừng tươi dùng để trị bệnh trong thời gian dài

+ Chữa bệnh bằng gừng tươi

  • Chuẩn bị 500 gram gừng tươi đem đi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi cho vào máy ép lấy nước cốt. Cho nước cốt gừng và 200ml mật ong vào nồi nấu trên lửa nhỏ cho đến khi cô lại thành cao là được.
  • Bảo quản cao gừng trong lọ thủy tinh kín để dùng dần, khi sử dụng bạn chỉ cần pha cao gừng mật ong với nước sôi rồi uống. Thực hiện cách trị bệnh này 2 lần/ngày, kiên trì sau thời gian dài sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể

+ Chữa bệnh bằng tỏi tươi

  • Lấy một vài tép tỏi tươi đem lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi để cho ráo. Tỏi đem thái nhỏ rồi dùng để ngậm và nuốt.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cao tỏi mật ong theo tỷ lệ 2 : 3 rồi dùng để pha nước uống hàng ngày.
  • Thực hiện cách trị bệnh này khoảng 3 lần/ngày, sau vài ngày thực hiện bạn sẽ thấy bệnh có chuyển biến tốt.

+ Chữa bệnh bằng củ cải tươi

Uống nước ép củ cải trắng mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh
Uống nước ép củ cải trắng mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh

  • Củ cải sau khi mua về đem rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem đi ép lấy nước cốt.
  • Cho mật ong vào nước cốt củ cải, dùng thìa khuấy đều cho tan hết rồi sử dụng để uống.
  • Sử dụng hỗn hợp này 2 lần/ngày sẽ có tác dụng làm lưu thông không khí tại phổi.

Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp cơ thể có thời gian phục hồi. Nên sử dụng các món ăn chứa nhiều dưỡng chất và dễ tiêu hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể như cháo hành và cháo gà. Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và giảm nhẹ triệu chứng đau rát vùng họng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản phổi bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là một thể bệnh phức tạp nên khá nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Câu hỏi thường gặp

Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Biến chứng nguy hiểm:

    • Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
    • Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
    • Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
    • Tổn thương phổi lâu dài
  • Đối tượng có nguy cơ cao:

    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
    • Trẻ dưới 2 tuổi
    • Trẻ có hệ miễn dịch yếu

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
  • Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
  • Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.

Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
  • Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.

Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.

  • Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
  • Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
  • Lưu ý:
    • Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
    • Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
    • Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
    • Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
    • Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả