Viêm phế quản mạn tính thường gây ho có đờm kéo dài kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng khác như khó thở, thở khò khè. Bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp oxy kết hợp điều chỉnh lối sống để giảm nguy cơ gặp biến chứng và hạn chế các đợt tái phát bệnh trong tương lai.
Bệnh viêm phế quản mạn tính là gì?
Bệnh viêm phế quản là thuật ngữ được y học sử dụng để chỉ tình trạng viêm xảy ra trong các ống phế quản. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng sưng mô và tiết nhiều chất nhầy khiến cho không gian trong ống phế quản bị thu hẹp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một phần hay toàn bộ ống phế quản, kéo dài từ khí quản cho đến các phế nang trong phổi.
Y học hiện đại chia bệnh viêm phế quản thành hai dạng chính là cấp tính và mạn tính. Chúng khác nhau ở một số đặc điểm, chẳng hạn như nguyên nhân chính, thời gian mắc bệnh, tiên lượng, tiến triển của bệnh hay cách thức điều trị. Tình trạng tái đi tái lại của viêm phế quản cấp tính chính là tiền đề cho sự phát triển của viêm phế quản mạn tính.
Bệnh viêm phế quản mãn tính là sự xuất hiện của các cơn ho đờm diễn ra hàng ngày kéo dài ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp. Nhiều nhánh trong phế quản có thể phát triển thành tình trạng viêm mãn tính dẫn đến tình trạng sưng tấy trong lớp niêm mạc và tăng tiết chất nhầy dư thừa. Tổn thương viêm có thể khiến cho các tế bào niêm mạc trong đường thở bị thay đổi theo nhiều mức độ khác nhau. Nhiều tế bào nằm trong lớp niêm mạc ống phế quản bị mất đi chức năng của lông mao - bộ phận làm nhiệm vụ loại bỏ tạp chất và chất nhầy, giúp cho ống phế quản luôn được thông thoáng.
Tình trạng tắc nghẽn trong đường thở thường xuyên xảy ra ở những người bị viêm phế quản mãn tính. Nó làm giảm đáng kể luồng không khí lưu thông qua phế nang phổi. Các cơ bao quanh đường thở cũng có thể bị kích thích gây ra tình trạng co thắt phế quản càng làm đường thở bị thu hẹp và khiến bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng khó thở hay nghiêm trọng hơn là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên theo thống kê, có một lượng lớn các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh có độ tuổi từ 45 trở lên.
Triệu chứng viêm phế quản mạn tính
Tổn thương viêm mãn tính có thể lấp đầy hoặc thu hẹp ống phế quản với nhiều chất nhầy đặc. Lúc này, các sợi lông nhỏ có nhiệm vụ di chuyển chất nhầy ra khỏi phổi cũng bị hư hỏng khiến cho bệnh nhân bị kích ứng đường thở, khó thở.Các dấu hiệu khác có thể gặp khi bị viêm phế quản mạn tính bao gồm:
- Ho, thường là ho có đờm
- Thở khò khè
- Căng tức ngực
- Cơ thể mệt mỏi
Các triệu chứng bệnh có khuynh hướng nghiêm trọng hơn vào mùa đông, khi nhiệt độ cũng như độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp.
Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính
Bệnh viêm phế quản mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hút thuốc lá chính là thủ phạm hàng đầu gây ra căn bệnh này. Ngoài ra, sự phát triển của bệnh còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như nghề nghiệp, môi trường sống, bệnh tật... Dưới đây là các nguyên nhân chính gây viêm phế quản mạn tính:
- Hút thuốc lá: Khi hít khói thuốc vào trong phổi, các chất độc hại có thể gây kích thích ống phế quản, làm tổn thương lớp niêm mạc và tiết ra nhiều chất nhầy. Có hơn 90% các trường hợp mắc bệnh viêm phế quản mạn có thói quen hút thuốc lá mỗi ngày hoặc từng hút thuốc lá trước đây.
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm vi rút, vi khuẩn trong phế quản tái phát nhiều lần có thể dẫn đến sự khởi phát của bệnh viêm phế quản mạn tính.
- Môi trường sống: Không khí xung quanh môi trường sống bị ô nhiễm, có nhiều bụi bặm, khí thải công nghiệp, khói thuốc lá, khói hàn hay amoniac và các hóa chất khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.
- Nghề nghiệp: Người làm việc ở salon tóc, công nhân xây dựng, công nhân may mặc hay những ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn dễ mắc bệnh hơn so với những đối tượng khác.
- Các vấn đề về sức khỏe: Bệnh viêm phế quản mạn có khuynh hướng ảnh hưởng nhiều hơn đến những người có hệ miễn dịch suy giảm, mắc bệnh hen suyễn, suy tim sung huyết, giãn phế quản, trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị viêm phế quản cấp tái phát nhiều đợt trong năm.
- Di truyền: Sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin - một tình trạng có tính di truyền trong gia đình cũng đóng vai trò nhất định trong sự khởi phát của viêm phế quản mạn ở một số đối tượng.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính ở nữ giới nhiều hơn gấp đôi so với nam giới. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh có độ tuổi từ 45 tới 65.
Biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn có tính chất kéo dài và dễ tái phát nên nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Người bị viêm phế quản ở giai đoạn mãn tính dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc biến chứng thành viêm phổi. Các bệnh lý này đều có thể kích thích co thắt phế quản, khiến biến nhân bị khó thở nhiều hơn và làm tình trạng tổn thương ở các mô phổi thêm nghiêm trọng.
- Các vấn đề về tim: Một cá nhân có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn khi bị viêm phế quản mạn tính.
- Ung thư phổi: Bệnh viêm phế quản mãn tính kéo dài trong nhiều năm có thể tiến triển thành ung thư phổi - một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm.
- Tăng áp động mạch phổi: Bệnh có thể gây tăng huyết áp trong trong các động mạch cung cấp máu vào phổi.
- Trầm cảm: Các dấu hiệu viêm phế quản mãn tính kéo dài khiến cho bệnh nhân lo lắng, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và không thể thực hiện các hoạt động yêu thích. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và có thể khiến cho bệnh nhân bị trầm cảm.
Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính
Để chẩn đoán viêm phế quản mạn tính, bác sĩ chuyên khoa có thể áp dụng một số kỹ thuật sau:
- Trao đổi về bệnh sử của bạn, tiền sử mắc bệnh trong gia đình
- Đưa ra một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng đang gặp phải
- Nghe phổi và nhịp thở bằng ống nghe
- Kiểm tra chức năng phổi: Xét nghiệm này liên quan đến việc đo lượng không khí trong phổi khi hít vào, thở ra.
- Chụp X-quang ngực: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này sử dụng bức xạ để chụp lại hình ảnh trong phế quản và phổi. Nó giúp đánh giá được mức độ tổn thương do viêm nhiễm, khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, chụp x-quang ngực cũng cho phép bác sĩ loại trừ các vấn đề khác gây khó thở, chẳng hạn như suy tim.
- Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết hơn về đường thở.
Cách điều trị viêm phế quản mạn tính
Sự dụng thuốc kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu và kiểm soát tốt bệnh viêm phế quản mạn tính. Nếu người bệnh không thể tự thở, liệu pháp oxy có thể được chỉ định.Những sự lựa chọn trong điều trị viêm phế quản mạn tính bao gồm:
1. Dùng thuốc chữa viêm phế quản mãn tính
- Thuốc làm giãn phế quản: Nhóm thuốc này giúp mở rộng đường thở để bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn bằng cách làm thư giãn các cơ xung quanh phế quản.
- Thuốc chống viêm: Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hay uống hít chứa steroid để nhanh chóng làm giảm hiện tượng sưng tấy trong ống phế quản. Điều này có thể giúp không gian bên trong đường thở được nới rộng để quá trình lưu thông không khí diễn ra bình thường.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi có nhiễm trùng phế quản phổi. Trường hợp này, bệnh nhân thường bị ho ra nhiều đờm nhầy màu vàng hay xanh đậm, kèm theo đó là tình trạng khó thở, sốt.
2. Liệu pháp oxy
3. Phục hồi chức năng phổi
Một chương trình có thể được áp dụng để cải thiện chức năng phổi, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính. Các phương pháp có thể được thực hiện bao gồm:
- Tập thể dục
- Học cách thở
- Tư vấn về tâm lý hoặc dinh dưỡng
- Đào tạo cho bệnh nhân các kiến thức cơ bản để có thể kiểm soát được bệnh tật.
4. Ghép phổi
Đây là sự lựa chọn sau cùng trong điều trị viêm phế quản mạn tính. Bệnh nhân được chỉ định ghép phổi mới khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng nhằm kéo dài sự sống.
5. Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính tại nhà
Một số mẹo tự nhiên được dân gian sử dụng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản mạn tính, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Dùng gừng: Gừng có tính ấm, giúp kháng viêm, giảm đau, xoa dịu cơn ho và làm giảm hiện tượng co thắt trong phế quản. Người bệnh có thể dùng gừng theo nhiều cách khác nhau như: Hãm nước uống thay trà, nấu nước ngâm chân, uống gừng ngâm mật ong hoặc thêm vào trong thức ăn.
- Tỏi: Loại gia vị này có tác dụng tích cực trong việc ức chế virus, vi khuẩn gây bệnh nhờ chứa lượng lớn hoạt chất kháng sinh allicin. Cách đơn giản nhất để cải thiện dấu hiệu bệnh viêm phế quản mạn tính với tỏi là ăn trực tiếp 3- 4 tép tỏi tươi mỗi ngày trong bữa ăn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng tỏi giã nát hấp cách thủy chung với mật ong và chia uống 2 - 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc từ nghệ: Nhờ chứa nhiều curcumin, nghệ có khả năng làm giảm viêm nhiễm trong phế quản, đồng thời bảo vệ các mô khỏe mạnh trong phổi, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hãy thêm nghệ vào trong thức ăn hàng ngày để nhận được những lợi ích tuyệt vời từ loại củ này.
- Xông hơi nước nóng: Phương pháp này có tác dụng làm thư giãn các cơ, nới rộng phế quản và làm loãng đờm, từ đó giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
- Súc miệng bằng nước muối: Dùng nước muối pha loãng súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, làm giảm kích ứng trong cổ họng và xoa dịu cơn ho. Ngoài ra, thói quen này cũng giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên cho người bị viêm phế quản mạn tính.
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính
Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh viêm phế quản mạn tính, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.Việc trước tiên người bệnh nên làm là ngưng hút thuốc lá nếu có. Tránh đến các khu vực có khói thuốc lá hoặc bụi bẩn, khí thải ô nhiễm hay hóa chất. Ngoài ra cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường
- Hạn chế đến những nơi đông người hoặc nơi đang có dịch bệnh
- Mặc đủ ấm trong những ngày trời lạnh
- Thường xuyên nhỏ mũi với nước muối sinh lý để đường thở thông thoáng và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan đến vùng mũi xoang.
- Tập thể dục kết hợp tham gia các hoạt động thể thao vừa sức để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, protein, rau xanh và hoa quả tươi vào trong thực đơn để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu do viêm phế quản mạn tính gây ra.
Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
-
Biến chứng nguy hiểm:
- Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
- Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
- Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
- Tổn thương phổi lâu dài
-
Đối tượng có nguy cơ cao:
- Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu
Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.
Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
- Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
- Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
- Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.
Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
- Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
- Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
- Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.
Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.
- Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
- Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
- Lưu ý:
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
- Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
- Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
- Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
- Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.