Viêm thanh khí phế quản cấp là một trong bệnh đường khá phổ biến hiện nay, đối tượng mắc nhiều nhất là trẻ em. Triệu chứng của căn bệnh này thường bắt đầu như nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm chứng sốt nhẹ. Nếu không sớm có biện pháp xử lý từ sớm thì bệnh có khả năng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, thậm chí khởi phát biến chứng nguy hiểm. Nắm được một số thông tin cơ bản về căn bệnh này sẽ giúp bạn có ý thức hơn trong việc điều trị phòng bệnh.
Viêm thanh khí phế quản cấp là gì?
Viêm thanh khí phế quản cấp là một dạng của viêm thanh khí phế quản (hay còn được gọi là bệnh Croup). Căn bệnh khởi phát do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp gây tắc nghẽn trong khoảng thời gian dài, từ đó dẫn đến triệu chứng ho nhiều, ho dai dẳng, khó chịu cổ họng. Bên cạnh đó, thanh quản và khí quản cũng bị kích ứng và sưng to.
Trên thực tế, trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng rất dễ bị viêm thanh khí quản cấp tính. Bên cạnh đó, trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc có cha mẹ bị hen suyễn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ trên 3 tuổi và người trưởng thành. Do đó, bạn không nên quá chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe.
Biểu hiện ban đầu của bệnh viêm thanh khí phế quản cấp
Triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản cấp thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu vì biểu hiện của chúng gần giống như các bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên, ho dữ dội, ho kéo dài là dấu hiệu nhận biết bệnh rõ nhất. Bên cạnh đó, còn kèm theo một vài triệu chứng khác như:
- Đau rát cổ họng nhiều;
- Chảy nước mũi, sổ mũi;
- Sốt trên 38 độ C;
- Khàn giọng;
- Ho khan;
- Thở gấp.
Các triệu chứng này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ và rõ ràng nhất khi trẻ đi ngủ, đặc biệt là vào buổi tối. Do đó, cha mẹ cần sớm có những biện pháp điều trị để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con trẻ.
Nguyên nhân gây viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm thanh khí phế quản cấp được khởi phát bởi các virus xâm nhập vào đường hô hấp trên. Theo thống kê mới nhất thì có đến 50 - 75% trường hợp sinh bệnh do virus para influenza. Bên cạnh đó, còn một số virus khác cũng có thể gây ra bệnh như virus cúm nhóm A, virus cúm nhóm B, virus hợp bào hô hấp, enterovirus, adenovirus, rhovovirus,...Ngoài ra, các trường hợp trào ngược dạ dày và dị ứng cũng có thể trở thành “thủ phạm” khởi phát bệnh. Cụ thể hơn:
- Trào ngược dạ dày: Là hiện tượng acid dạ dày bị trào ngược lên thanh quản. Điều này đã khiến cho lớp niêm mạc lót trong thanh khí phế quản bị kích ứng, lâu ngày sinh viêm. Ở trường hợp này, bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn và khó trị dứt điểm;
- Cơ thể bị dị ứng: Nguyên nhân này thường diễn ra cố định vào một khoảng thời gian cố định trong năm. Nhiều nhất là thời điểm giao mùa, thời tiết giá rét, mùa hoa sữa nở nhiều, phấn hoa rụng,...
Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp có nguy hiểm không?
Căn bệnh nào xảy ra ở con người đều tác động ít nhiều sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Riêng bệnh viêm thanh khí phế quản, không chỉ sức khỏe đường hô hấp bị tác động mà còn khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, kém linh hoạt và khó tập trung cho công việc.
Các chuyên gia tai mũi họng còn cho biết, viêm thanh khí phế quản cấp diễn tiến trong khoảng thời gian dài không sớm điều trị có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, thậm chí gây ra viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn phổi nghiêm trọng. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và khó chữa dứt điểm. Vì thế, khi nhận biết bản thân mắc bệnh, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ từ sớm.
Chẩn đoán bệnh viêm thanh khí phế quản cấp
Trong việc chẩn đoán bệnh viêm thanh khí phế quản cấp, bác sĩ sẽ tiến hành tra hỏi bệnh nhân với những câu hỏi cơ thể để nắm rõ các triệu chứng xảy ra trong những ngày gần nhất. Một số trường hợp khác, sẽ được bác sĩ kiểm tra nhiệt độ cơ thể và chỉ định làm xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh.
Để đánh giá tốt hơn tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định chụp X - quang lồng ngực. Mặc dù thủ thuật này không thể chẩn đoán được tình trạng co thắt nhưng nó có thể giúp loại trừ các tình trạng bất thường ở phổi. Bên cạnh đó, nội soi phế quản có thể cần thiết đối với những trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Từ kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tích cực nhằm loại bỏ triệu chứng bệnh cũng như phòng biến chứng xuất hiện. Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc trong quá trình điều trị bệnh.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm thanh khí phế quản cấp
Bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần ý thức hơn trong việc tự chăm sóc sức khỏe tại nhà để phòng bệnh viêm thanh khí phế quản cấp tiến triển nặng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện;
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh xa các tác nhân gây bệnh cũng như giữ khoảng cách với các đối tượng mắc bệnh đường hô hấp để phòng lây bệnh;
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A và các khoáng chất thiết yếu để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức khỏe;
- Hạn chế dùng các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, thức ăn nhiều gia vị, đồ uống có cồn. Đặc biệt, cần loại bỏ thói quen hút nhiều thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh;
- Kiểm soát toát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nếu có;
- Dành thời gian tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe bằng các bài tập vừa sức;
- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Viêm thanh khí phế quản cấp - Khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm thanh khí phế quản cấp là trong những căn bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em, dễ tiến triển sang giai đoạn nặng. Riêng với trẻ nhỏ, cha mẹ cần sớm có những giải pháp điều trị từ sớm để phòng những biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra. Tốt hơn hết, bạn cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám khi trẻ có những biểu hiện sau:
- Sốt cao kéo dài hơn 3 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Khó thở, thở rít lặp lại nhiều lần;
- Các triệu chứng của bệnh viêm thanh phế quản cấp kéo dài trên 7 ngày nhưng không có sự chuyển biến tích cực;
- Da tím tái, xanh xao;
- Trẻ suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm thanh khí phế quản cấp là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và không tái phát nếu điều trị từ sớm và đúng phương pháp. Tốt nhất, bạn nên chủ động thăm khám ngay khi có các dấu hiệu ban đầu. Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tích cực. Dựa vào mức độ bệnh lý cụ thể mà phương pháp điều trị sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh cần đảm bảo nguyên tắc loại bỏ dị vật đường thở, khắc phục tình trạng phù nề và hỗ trợ hô hấp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh cụ thể:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị bệnh bằng thuốc là một trong những lựa chọn hàng đầu của phần đông bệnh nhân bởi vì thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và tiện ích khi sử dụng. Dựa vào triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những loại thuốc phù hợp. Điển hình:
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường kê đơn cho bệnh nhân dùng nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại cho hệ hô hấp. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến như: Penicillin, Macrolide, Cephalosporin,... Tuy nhiên, lộ trình sử dụng thuốc kháng sinh chỉ kéo dài trong khoảng 7 - 10 ngày để phòng tác dụng phụ;
- Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này được chỉ định điều trị cho các trường hợp bị viêm thanh khí phế quản cấp do dị ứng. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ là thiếu ngủ, thiếu tập trung,...;
- Thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc giảm ho, loãng đờm, thuốc hạ sốt, thuốc kháng virus, viên ngậm,... là những sản phẩm được bác sĩ kê đơn để điều trị triệu chứng.
Đối với trường hợp bị viêm thanh khí phế quản cấp do trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần phải tiến hành điều trị dứt điểm bệnh lý nhằm loại bỏ căn nguyên sinh bệnh.
Việc điều trị bệnh bằng thuốc sẽ phát huy tối đa công dụng nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều dùng hay thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép. Trao đổi thẳng thắn với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ không rõ nguyên do.
Điều trị tại nhà
Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần có những giải pháp điều trị bệnh tại nhà để hỗ trợ bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng:
- Không khí hanh khô thường khiến cho các cơn ho diễn tiến nặng hơn. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lắp đặt máy tạo độ ẩm cho căn phòng, đặc biệt là phòng ngủ. Nếu không có điều kiện, bạn có thể trao khăn ướt trong phòng để tạo độ ẩm;
- Đối với những ngày giá lạnh, bạn nên sử dụng máy xông tinh dầu để tạo không gian ấm áp, dễ chịu hơn cho cơ thể cũng như tinh thần. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng các tinh dầu được chiết xuất từ các nguyên liệu trong tự nhiên như sả, khuynh diệp, chanh, quế, cam,...;
- Nguyên nhân gây ra những cơn ho co thắt là do chất nhầy dính vào đường hô hấp. Lúc này, chất lỏng có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vì thế, người bệnh cần bổ sung đủ lượng nước. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm các loại nước uống giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,... để cải thiện tình trạng đau rát cổ họng và nâng cao sức đề kháng;
- Nếu cơn ho kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn có thể dùng các mẹo vặt dân gian để khắc phục. Chẳng hạn như nước mật ong pha cùng nước cốt chanh loãng hay lá hẹ xanh hấp đường phèn. Dùng vài lần sẽ giúp làm loãng các dịch tiết từ đường hô hấp;
- Lau người và chườm mát để hạ sốt trong trường hợp sốt cao;
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Điều này có thể giảm phù nề niêm mạc, loại bỏ dịch tiết ứ đọng cũng như hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản cấp.
Mặc dù bệnh viêm thanh khí phế quản là căn bệnh ít gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, nhất là sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhận biết sớm các biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu cũng như có phác đồ điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh tình được đẩy lùi một cách tích cực. Song song, người bệnh cần có thêm những biện pháp hỗ trợ phòng bệnh tại nhà an toàn và hiệu quả.
Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
-
Biến chứng nguy hiểm:
- Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
- Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
- Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
- Tổn thương phổi lâu dài
-
Đối tượng có nguy cơ cao:
- Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu
Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.
Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
- Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
- Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
- Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.
Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
- Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
- Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
- Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.
Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.
- Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
- Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
- Lưu ý:
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
- Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
- Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
- Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
- Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.