4 Loại Thuốc Máu Nhiễm Mỡ Phổ Biến Và Lưu Ý Quan Trọng 

Cập nhật: 18/06/2024 Theo dõi trên goole news

Thuốc máu nhiễm mỡ chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Để dùng thuốc hiệu quả, an toàn người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, thời điểm dùng và có lối sống khoa học. Bài viết dưới đây tổng hợp 4 loại thuốc máu nhiễm mỡ phổ biến nhất hiện nay, mời bạn đọc tham khảo ngay. 

Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam

Tổng hợp 4 loại thuốc máu nhiễm mỡ phổ biến nhất hiện nay 

Máu nhiễm mỡ uống thuốc gì? Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và lựa chọn thuốc, liều lượng cụ thể phù hợp, người bệnh không tự ý sử dụng. Dưới đây là thông tin 4 loại thuốc máu nhiễm mỡ phổ biến.

Thuốc máu nhiễm mỡ nhóm Statin 

Thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin là loại phổ biến nhất, được chỉ định rộng vì có hiệu quả hạ mỡ máu nhanh, phù hợp với nhiều đối tượng và nguyên nhân.

Cơ chế – Tác dụng chính: Statin ức chế cạnh tranh với với enzym 3-Hydroxy-3-MethylGlutaryl Coenzym A reductase (HMG CoA reductase), làm giảm tổng hợp cholesterol nội sinh. Do đó, Statin có tác dụng giảm Cholesterol toàn phần, LDL – C từ 25% đến 63% tùy thuộc vào từng loại thuốc và liều lượng. Ngoài ra một số loại Statin còn có tác dụng tăng HDL – C, củng cố thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả. 

Chống chỉ định của nhóm thuốc: 

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 18 tuổi
  • Người suy giảm chức năng gan, thận
  • Transaminase tăng cao

Tác dụng phụ: 

  • Tăng CK gây đau, tiêu cơ vân do tăng phân giải cơ
  • Tăng transaminase (tổn thương gan) 
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Suy thận
  • Tổn thương thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược

Xử trí khi gặp tác dụng phụ nghiêm trọng: Tăng men gan và tăng CK ảnh hưởng tới chức năng thận là 2 biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý. Bạn nên thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ và cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ dẫn. 

  • Với người bệnh tăng CK: Khi CK cao hơn 5 lần ngưỡng bình thường, cần dừng thuốc, kiểm tra chức năng thận và đánh giá chỉ số CK 2 tuần/ 1 lần. Nếu CK ≤ 5 lần ngưỡng bình thường, bệnh nhân không có dấu hiệu tổn thương cơ vân thì vẫn tiếp tục dùng Statin và kiểm tra CK thường xuyên; bệnh nhân có tổn thương cơ cần ngừng sử dụng và theo dõi triệu chứng. 
  • Men gan cao kiểm tra sau 12 tuần điều trị: Khi men gan tăng > 3 lần ngưỡng bình thường cao, cần dừng thuốc và kiểm tra nguyên nhân, nếu do statin cần dừng/ đổi thuốc, do nguyên nhân khác tiếp tục dùng Statin. Khi men gan tăng < 3 lần ngưỡng bình thường cao, tiếp tục sử dụng Statin và kiểm tra 6 tháng 1 lần. Bệnh nhân không tăng men gan cần kiểm tra 1 năm/ lần. 

Thuốc nhóm Statin điều trị rối loạn lipid máu

Liều lượng và loại thuốc phù hợp: Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào mục tiêu chỉ số LDL – C để chọn loại thuốc và liều lượng. Sau thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần được thăm khám đánh giá hiệu quả. Nếu không đạt được mục tiêu giảm LDL – C, bác sĩ sẽ phối hợp Statin với thuốc ức chế hấp thu Cholesterol (Ezetimibe). 

Thông tin phân loại độ mạnh của thuốc nhóm Statin 

Tác dụng mạnh: Giảm từ 50% LDL – C  ban đầu

  • AtorvaStatin 40 mg 
  • RosuvaStatin 20 mg

Tác dụng trung bình: Giảm 30 – 50% LDL – C ban đầu

  • AtorvaStatin 10 – 20 mg 
  • RosuvaStatin 5 -10 mg 
  • SimvaStatin 20 – 40 mg 
  • PravaStatin 40 mg 
  • LovaStatin 40 mg 
  • FluvaStatin XL 80 mg 
  • FluvaStatin 40 mg 
  • PitavaStatin 2 – 4 mg

Tác dụng yếu: Giảm < 30% LDL – C ban đầu

  • SimvaStatin 10 mg 
  • PravaStatin 10 – 20 mg 
  • LovaStatin 20 mg 
  • FluvaStatin 20 – 40 mg 
  • PitavaStatin 1 mg

Thuốc máu nhiễm mỡ Fibrate

Đây cũng là loại thuốc điều trị mỡ máu phổ biến, thường được kê đơn cho người mỡ máu cao do tăng Triglycerid. 

Cơ chế tác dụng: Các loại thuốc Fibrate kích thích PPAR alpha, là men oxy hóa chất béo làm giảm Triglycerid. Fibrate kích thích tổng hợp enzym Lipoprotein lipase để đẩy mạnh quá trình thanh thải các lipoprotein giàu triglyceride, ức chế tổng hợp apoC-III tại gan, tăng sự thanh thải VLDL. Bên cạnh tác dụng chính làm giảm Triglycerid và giảm LDL – C, các Fibrate cũng giúp tăng tổng hợp HDL qua apoA-I và apoA-II.

Chống chỉ định của nhóm thuốc: 

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 18 tuổi
  • Người suy giảm chức năng gan, thận, tăng transaminase 

Tác dụng phụ: 

  • Rối loạn tiêu hóa với triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Tăng transaminase gây tổn thương gan 
  • Tổn thương gân cơ với dấu hiệu đau cơ lan tỏa, viêm cơ, chuột rút và yếu cơ
  • Gây viêm tụy
  • Suy thận, tăng creatinin huyết thanh 
  • Rối loạn và phát ban dưới da, da nhạy cảm với ánh sáng
  • Tăng nguy cơ hình thành sỏi mật 
Thuốc trị máu nhiễm mỡ nhóm Fibrate
Fibrate drug for cholesterol lowering therapy concept photo. Open packaging with medication tablets, on which written “Fibrate”, lies near stethoscope, result analysis on cholesterol (lipid panel)

Xử trí khi gặp tác dụng phụ nghiêm trọng: Tương tự như Statin, người bệnh cũng cần để ý 2 tác dụng phụ nghiêm trọng là tăng CK và tổn thương gan. 

Liều lượng và loại thuốc phù hợp: Thuốc được ưu tiên chỉ định cho bệnh nhân có tăng triglycerid. Fibrate có thể dùng phối hợp với Statin để tăng cường hiệu quả trong trường hợp rối loạn mỡ máu tổng hợp: 

  • Gemfibrozil: l600 mg/ngày
  • Clofibrate: 1000 mg/ngày
  • Fenofibrate: 145 mg/ngày

Thuốc giảm mỡ máu nhóm Renin

Nhóm thuốc Renin hạ mỡ máu được sử dụng khi người bệnh không đạt được hiệu quả hoặc không phù hợp với các loại thuốc nhóm Statin. 

Cơ chế tác dụng: Các thuốc nhóm Renin trao đổi ion Cl- với acid mật, làm tăng tổng hợp acid mật, giảm Cholesterol toàn phần. 

Chống chỉ định: 

  • Không sử dụng cho bệnh nhân tăng triglycerid quá cao
  • Tắc mật hoàn toàn
  • Quá mẫn với cholestyramine 

Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa với các dấu hiệu như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phân có màu đen,…
  • Gây loãng xương, yếu xương 
  • Có thể gây chảy máu do giảm bạch cầu trong máu

Liều lượng và thông tin từng loại thuốc: 

  • Cholestyramin: 4 – 8 mg/ngày, tối đa 32 mg/ngày
  • Colestipol liều: 5 – 10 mg/ngày, tối đa 40 mg/ngày
  • Colesevelam: 3750 mg/ngày, tối đa 4375 mg/ngày

Thuốc máu nhiễm mỡ nhóm Niacin (Vitamin B3) 

Thuốc máu nhiễm mỡ nhóm Niacin được chỉ định khi bệnh nhân không có hiệu quả/ không dung nạp với Statin. Thuốc này có tác dụng giảm mỡ máu ở liều cao, tuy nhiên dùng liều cao dài ngày có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bác sĩ sẽ dựa trên lợi ích và nguy cơ để có chỉnh định phù hợp. 

Cơ chế tác dụng: Ức chế phân hủy mô mỡ, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan giúp giảm Triglycerid, giảm VLDL, giảm cholesterol LDL. Đồng thời Niacin cũng làm tăng tổng hợp HDL – C. 

Chống chỉ định:

  • Người mắc bệnh gan hoặc bị tăng men gan chưa rõ nguyên nhân 
  • Loét dạ dày, tá tràng
  • Chảy máu động mạch
  • Quá mẫn với niacin

Tác dụng phụ: 

  • Tăng nồng độ men gan, tổn thương gan 
  • Rối loạn tiêu hóa với một số triệu chứng như buồn nôn/nôn không ngừng, đau dạ dày, tiêu chảy,…
  • Làm gia tăng nguy cơ gút hoặc làm nặng hơn bệnh gút
  • Làm nghiêm trọng hơn tình trạng rối loạn đường huyết hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Dị ứng gây phát ban, ngứa,… 

Thuốc máu nhiễm mỡ vitamin B3

Liều lượng và thông tin từng loại thuốc: Sử dụng Niacin 

  • 250mg/ lần/ ngày với viên uống giải phóng nhanh
  • 500mg/lần/ ngày với viên uống giải phóng kéo dài

Khi nào cần phải sử dụng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ?

Thời điểm sử dụng thuốc điều trị mỡ máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cần chú ý về chỉ số mỡ máu, nguy cơ bệnh lý tim mạch, tiền sử gia đình,… 

Dựa trên chỉ số LDL – C và nguy cơ bệnh lý tim mạch, hướng dẫn sử dụng thuốc như sau: 

  • Người có bệnh mạch vành hoặc có các bệnh tương đương bệnh mạch vành (nguy cơ 10 năm > 20%): Nên sử dụng thuốc khi LDL – C > 100mg/dL
  • Người có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm 10-20%): Nên sử dụng thuốc khi LDL – C > 130 mg/dL
  • Người có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm < 10%): Nên sử dụng thuốc khi LDL – C > 160 mg/dL
  • Người có từ 0 – 1 yếu tố nguy cơ, không có bệnh mạch vành hay bệnh tương đương bệnh mạch vành: Nên sử dụng thuốc khi LDL – C > 190 mg/dL

Chỉ số Triglycerid từ 200 mg/DL trở lên, cần sử dụng thuốc để hạ mỡ máu, đặc biệt khi chỉ số Triglyceride ở mức rất cao: > 500 mg/DL, cần áp dụng phác đồ điều trị tích cực để ngăn chặn viêm tụy cấp. Khi triglycerid TG < 500 mg/DL, chuyển mục tiêu điều trị giảm LDL – C.

>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ tốt nhất

Hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tương đối, người bệnh không tự ý áp dụng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ y khoa. 

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?

Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ chỉ được sử dụng với mục tiêu hạ các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn, do đó không cần phải sử dụng thuốc suốt đời, thời điểm sử dụng như chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh tái phát và hạn chế tối đa sử dụng thuốc, người bệnh cần được điều trị mỡ máu tận gốc bệnh, thay đổi lối sống, tăng cường vận động.

Lưu ý rằng, mỡ máu không có dấu hiệu bệnh rõ rệt, tuy nhiên lại âm thầm gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh sau khi điều trị khỏi cần chú ý lịch tái khám để được bác sĩ đo lường, đánh giá chính xác hiệu quả, có phương án chăm sóc sức khỏe phù hợp. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu được máu nhiễm mỡ uống thuốc gì. Nếu còn vấn đề băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay tới HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC