Mỡ Máu Cao: Tổng Hợp Đầy Đủ Thông Tin Quan Trọng Từ Chuyên Gia 

Cập nhật: 18/06/2024 Theo dõi trên goole news

Mỡ máu cao tích tụ lâu ngày là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não, viêm tụy cấp,… Vậy mỡ máu cao là gì? Nguyên nhân do đâu? Điều trị và phòng ngừa thế nào? Bài viết dưới đây tổng hợp đầy đủ nhất các thông tin quan trọng nhất về mỡ máu, mời bạn đọc tham khảo. 

Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam

1. Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol và triglycerid. Ở nồng độ bình thường, mỡ máu hoàn toàn có lợi, tham gia vào nhiều hoạt động sống của tế bào, không gây hại sức khỏe. 

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn các thành phần có trong mỡ máu, trở thành nguyên nhân gây nên các biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Hiện nay, người bệnh được xác định là mỡ máu cao khi hàm lượng các thành phần dưới đây nằm ngoài ngưỡng cho phép. 

  • Cholesterol toàn phần TC: Trên 240mg/dL (>6,2mmol/l)
  • LDL – Cholesterol (còn gọi là mỡ máu xấu): Trên 160mg/dL (4,1mmol/l)
  • HDL – Cholesterol (còn gọi là mỡ máu tốt): Dưới 40mg/dL(<1mmol/l)
  • Triglycerid (mỡ máu trung tính): Trên 200mg/dL (>2,3mmol/l)

Mỡ máu cao

2. Nguyên nhân mỡ máu cao

Mỡ máu cao do 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân nguyên phát (do gen của người bệnh) và nguyên nhân thứ phát (do các tác động bên ngoài, bệnh nền). 

Nguyên nhân thứ phát (nguyên nhân chủ yếu) 

  • Do chế độ ăn uống: Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo bão hòa (có trong thịt đỏ, mỡ, da, nội tạng động vật), chất béo transe (có nhiều trong bánh quy, bơ)
  • Thói quen ít vận động: Lười vận động gây tích tụ mỡ, giảm chuyển hóa mỡ thành năng lượng, tăng tổng hợp LDL – C (mỡ máu xấu) 
  • Nghiện rượu: Sử dụng rượu kéo dài thường xuyên làm tăng LDL – C và cholesterol toàn phần
  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá: Gây tăng mỡ máu xấu và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch khác. 
  • Bệnh lý làm tăng nguy cơ mỡ máu: Bệnh tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ, bệnh thận mãn tính,… 
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc bổ sung estrogen ở nữ giới, thuốc lợi tiểu,…

Ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa gây mỡ máu cao

Nguyên nhân nguyên phát: Người bệnh có một gen hoặc nhiều gen làm tăng tổng hợp hoặc giảm thanh thải các thành phần LDL – C, Triglycerid, Cholesterol toàn phần; hoặc giảm tổng hợp hoặc tăng thanh thải HDL – C. Nguyên nhân này ít gặp và có tính di truyền. 

3. Triệu chứng mỡ máu cao

Có khoảng 71% người bệnh không có dấu hiệu mỡ máu, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm công thức máu sàng lọc sức khỏe, đa phần các đối tượng này chưa nhận biết được bệnh và không kiểm soát được yếu tố nguy cơ tim mạch. Vì ở giai đoạn đầu, mỡ máu cao thường không có biểu hiện bên ngoài, lâu ngày mỡ tích tụ dưới da và các cơ quan tạng phủ, gây ra các biến chứng với một số dấu hiệu như: 

  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải
  • Tê bì chân tay do giảm tưới máu tới các đầu ngón tay, ngón chân
  • Thường xuyên thấy các cơn đau thắt ngực
  • Xuất hiện các u vàng, ban vàng ở lòng bàn tay, cung giác mạc, các u vàng màng xương.

4. Chẩn đoán mỡ máu cao 

Chẩn đoán mỡ máu cao chủ yếu dựa vào các chỉ số mỡ máu thực hiện khi đói (cách ăn ít nhất 12 tiếng). Thông thường xét nghiệm mỡ máu cao thực hiện vào sáng sớm. Bên cạnh đó, để sàng lọc nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ cũng có thể đánh giá thêm các thông tin lâm sàng, tiền sử như: gia đình có người mắc bệnh mỡ máu không, có đang mắc bệnh lý gì không, thói quen ăn uống, sinh hoạt, các loại thuốc đang dùng. 

Giá trị của các chỉ số mỡ máu giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ và nguy cơ, cụ thể như sau: 

Cholesterol toàn phần 

  • Bình thường: Dưới 200 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Cao: Từ  200 – 239mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)
  • Rất cao: Từ  240 mg/dL (6,2 mmol/L)

LDL – Cholesterol

  • Bình thường: Dưới 130 mg/dL
  • Mức ranh giới cao: Từ 160 mg/ dL
  • Cao: Từ 190 mg/dl 

HDL – Cholesterol 

  • Bình thường: Trên 50 mg/dL. 
  • Thấp: Dưới 40 mg/dL

Triglycerid

  • Bình thường: Dưới 100 mg/dL (1,7 mmol/L)
  • Khá cao: Từ 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L)
  • Mức cao: Từ 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)
  • Mức rất cao: Từ  500 mg/dL (6 mmol/L) trở lên 

Dựa trên từng giá trị của các chỉ số trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá mức độ mỡ máu và nguy cơ tim mạch, từ đó có phương án điều trị mỡ máu cao hiệu quả, an toàn nhất. Bên cạnh thực hiện xét nghiệm mỡ máu, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm nâng cao như: Xét nghiệm đánh giá mức độ, số lượng, chất lượng HDL – C và LDL -C,  Điểm canxi mạch vành,… 

5. Mỡ máu cao có nguy hiểm không? 5 tác hại nguy hiểm 

Thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 17 triệu người tử vong trên toàn cầu do bệnh lý tim mạch, chủ yếu do xơ vữa động mạch và có liên quan tới bệnh lý mỡ máu cao. Các kết quả nghiên cứu và thống kê cũng cho rằng, mỡ máu cao là NGUYÊN NHÂN của nhiều bệnh lý nguy hiểm dưới đây. 

Đột quỵ não

Mỡ máu được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não, với khoảng 93% các ca đột quỵ não có tiền sử liên quan tới mỡ máu cao. Nguyên nhân chính do mỡ máu cao làm tăng hình thành các mảng xơ vữa bám vào lòng mạch gây tắc mạch đột ngột, máu không lưu thông lên não dẫn tới đột quỵ. 

Đáng lo ngại, đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm với các di chứng nặng nề. Thống kê của Hội Đột quỵ thế giới vào 2022 cho biết: Trên thế giới mỗi năm có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% đối tượng thuộc nhóm người trẻ từ 15 – 49 tuổi. Hơn nửa trong số đó là tử vong (tương đương hơn 6,5 triệu ca tử vong với hơn 6% người người trẻ). Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ, 50% trong tử vong, chỉ có 10% sống sót là phục hồi hoàn toàn, các trường hợp còn lại đa số có nhiều di chứng nặng nề, không tự sinh hoạt hàng ngày bình thường. 

đột quỵ

Đái tháo đường

Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngược lại, nhất là đối với các bệnh nhân có huyết áp cao, mỡ bụng nhiều và hàm lượng cholesterol tốt thấp. Đáng lo ngại, người mắc mỡ máu có đi kèm tiểu đường có nguy cơ làm tổn thương thành mạch cao hơn, nguy cơ dẫn tới tử vong cao gấp 2 – 6 lần bệnh nhân mỡ máu thông thường, 

Gây tổn thương gan

Gan là cơ quan tổng hợp, chuyển hóa mỡ, do đó khi lượng mỡ máu cao vượt quá khả năng làm việc của gan sẽ tích tụ lại và hình thành mỡ gan, thậm chí xơ gan và ung thư gan. 

Bệnh viêm tụy cấp

Hàm lượng triglyceride trên 10 mgl/Dl có thể gây viêm tụy cấp rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong do suy đa tạng phủ cao hơn nhiều so với viêm tụy do nguyên nhân khác. Những biểu hiện viêm tụy cấp người bệnh cần chú ý: đau bụng dữ dội, sốt, nôn, khó thở, nhịp tim nhanh,… 

Bệnh tim mạch khác

Cholesterol xấu gây tăng hình thành các mảng xơ vữa đọng lại trong niêm mạc mạch máu, chúng có thể bong ra hoặc tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch dẫn tới một số bệnh lý tim mạch nguy hiểm như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột tử,… 

Đau, tê bì tay chân 

Các mảng xơ vữa do mỡ máu tăng cao cũng làm hẹp và giảm tưới máu nuôi dưỡng tới đầu ngón tay, ngón chân khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, bị tê, lâu dần có thể gây tắc mạch hoàn toàn dẫn tới hoại tử

6. Điều trị mỡ máu cao chuẩn phác đồ Bộ Y tế 

Mục tiêu điều trị mỡ máu nhằm đưa các chỉ số về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tim mạch, đột quỵ,… 

Thay đổi lối sống 

Có lối sống khoa học bao gồm ăn uống, vận động, kiểm soát stress và các chất kích thích là kế hoạch đầu tiên mà người bệnh mỡ máu cần thực hiện cả khi đang bị mỡ máu và khi các chỉ số đã đạt về ngưỡng an toàn để ngăn ngừa tái phát. 

  • Ăn uống: Tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả vì có nhiều chất xơ hòa tan làm giảm LDL – C (mỡ máu xấu), tăng mỡ máu tốt. Hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol, các chất béo bào hòa, các chất béo chuyển hóa như: thịt đỏ,  mỡ – da – nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn nhanh, các loại bơ,… Nên ưu tiên ăn thịt nạc, cá có nhiều omega 3 để giảm mỡ máu xấu, tăng mỡ máu tốt cho tim mạch. 
  • Vận động: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa mỡ máu cao và ngăn chặn các biến chứng tim mạch hiệu quả. Người bệnh có thể lựa chọn môn thể thao, thời gian và cường độ tập phù hợp với sở thích, thể trạng sức khỏe. Tuy nhiên, các đối tượng có bệnh nền như rối loạn đường huyết, tăng huyết áp, suy tim cần nên có tư vấn tập luyện từ bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát an toàn.
  • Kiểm soát stress: Hạn chế stress giúp giảm bài tiết ra cortisol, từ đó giảm sản sinh LDL – C gây mỡ máu cao.
  • Kiểm soát cân nặng: Người mỡ máu thừa cân nên có kế hoạch giảm cân với BMI dưới 25. 
  • Hạn chế thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích khác để giảm mỡ máu và giảm nguy cơ gây bệnh lý tim mạch khác. 

Ưu tiên rau xanh, hoa quả hàng ngày

Dùng thuốc Tây y 

Thuốc Tây y điều trị mỡ máu chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ, thường kê đơn trong các trường hợp sau:

  • Mỡ máu cao cấp độ thấp, đã được hướng dẫn thay đổi lối sống sinh hoạt từ 3 – 6 tháng nhưng chưa hiệu quả
  • Bệnh nhân mỡ máu có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch
  • Bệnh nhân có chỉ số LDL – C từ 190mg/dL hoặc Triglycerid từ ừ 199mg/dL trở lên

Nguyên tắc điều trị mỡ máu cao bằng thuốc tây như sau: 

  • Mỡ máu cao do tăng LDL – C là chủ yếu: Statin.
  • Mỡ máu cao do tăng Triglyceride Là chủ yếu: Fibrate, không đáp ứng thêm Statin.
  • Mỡ máu cao do tăng đồng thời Cholesterol và tăng Triglyceride: Đồng thời Statin và Fibrate.
  • Cần kết hợp điều trị các bệnh nền khác: Người có mỡ máu kèm tăng huyết áp, đái đường, gout, gan nhiễm mỡ, men gan cao,… cần được điều trị kịp thời, bên cạnh đó cần kết hợp các loại thuốc điều trị đảm bảo an toàn, tránh tương tác thuốc gây độc tính cho người dùng. 

Một số loại thuốc phổ biến: 

  • Statin (Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin,…): Giảm cholesterol, giảm LDL  – C
  • Fibrates (Gemfibrozil và FenofibrateFibrates): Giảm nồng độ Triglyceride và tăng cường HDL-Cholesterol trong máu

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tây: 

  • Tổn thương cơ vân
  • Tăng độc tính trên gan, cần đo transamin gan định kỳ 
  • Tăng đường máu 
  • Tác dụng phụ trên thần kinh gây mất trí nhớ, nhầm lẫn

Không nên sử dụng thuốc Tây điều trị mỡ máu cho các đối tượng sau: 

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ dưới 18 tuổi
  • Suy gan, thận
  • Transaminase tăng cao

Dùng thuốc Đông Y 

Thuốc Đông y điều trị mỡ máu là phương pháp AN TOÀN, lành tính, đặc biệt hiệu quả với mỡ máu cấp độ 1, cấp độ 2, bệnh nhân mỡ máu có bệnh nền (rối loạn đường huyết, bệnh gan, bệnh thận, tăng huyết áp,…

Cách kê đơn bài thuốc Nam: Dựa trên thể trạng bệnh của từng người, phối chế, gia giảm theo nguyên tắc  Quân  – Thần – Tá – Sứ. 

Các vị thuốc Nam phổ biến điều trị mỡ máu: tinh lá sen, giảo cổ lam, linh chi đỏ, tinh dầu thông đỏ, sài đất, đương quy, thảo quyết minh, sơn tra, hoài sơn, bạch linh, trạch tả,…. 

Chữa mỡ máu cao bằng đông y

Bài thuốc Đông Y chữa mỡ máu tốt: Nhị thập Huyết mạch khang thuộc Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam. Bài thuốc được kế thừa từ tinh hoa y học cổ cận đại (từ bài thuốc quý của hội đồng Nhị thập Bát tú), sau đó được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm lâm sàng bài bản trên 200 bệnh nhân với hiệu quả lên tới 95%. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y điều trị mỡ máu cao: Nên lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị. 

7. Phòng ngừa mỡ máu cao 

Dự phòng mỡ máu cao và ngăn ngừa tái phát là mục tiêu quan trọng để ngăn chặn các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Một số phương pháp hiệu quả gồm: 

  • Chế độ ăn phù hợp: Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều chất béo bão hòa, thịt đỏ, nội tạng, không nên ăn quá muộn. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước mỗi ngày. 
  • Vận động mỗi ngày: Khuyến cáo nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa mỡ máu.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ 6 tháng/ lần, với đối tượng thuộc nhóm nguy cơ khoảng 3 tháng/ lần (theo tư vấn của bác sĩ) 
  • Kiểm soát stress: Để hạn chế bài tiết cortisol làm tăng mỡ máu xấu.
  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng duy trì trong ngưỡng cho phép với BMI nhỏ hơn 25. 

8. Giải đáp câu hỏi về mỡ máu cao 

8.1 Bệnh mỡ máu có chữa khỏi được không?

Bệnh mỡ máu có thể chữa khỏi được, tuy nhiên bệnh phụ thuộc vào thói quen ăn uống, vận động, do đó có thể tái phát nếu người bệnh không có lối sống khoa học. 

8.2 Mỡ máu cao bao nhiêu phải uống thuốc?

Khi chỉ số LDL – C từ 199 mg/Dl, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ tim mạch cao cần được điều trị bằng thuốc từ khi chỉ số LDL – C từ 100 mg/DL. 

8.3 Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Thực ăn giảm mỡ máu cao?

Để điều trị và ngăn ngừa mỡ máu, người bệnh cần có chế độ ăn khoa học. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng. 

Nên:

  • Thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan giúp hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa mỡ máu cao: Có trong rau, hoa quả, nên ăn hàng ngày.  
  • Thực phẩm ít đường: có trong ngũ cốc, hạt dưới dạng thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Sử dụng thịt nạc, thịt trắng (thịt da cầm) với hàm lượng cholesterol thấp
  • Cá vì có nhiều omega – 3 giúp tăng tổng hợp mỡ máu tốt 
  • Whey protein có trong sữa giúp giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần, hạ huyết áp rất tốt

>>> Xem thêm: Người bị mỡ máu cao nên uống gì tốt nhất?

Không nên:

  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều  chất béo bão hòa vì làm tăng cholesterol, LDL -C: thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt trâu,..), nội tạng và mỡ động vật, lòng đỏ trứng), dầu cọ, dầu hạnh nhân,
  • Ăn ít bánh mì, bánh quy, mơ,… vì có nhiều chất béo chuyển hóa lằm tăng. 
  • Hạn chế ăn mặn 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước có gas, cafe,.. 
  • Ăn ít đồ ngọt, nhiều đường: bánh mì, bánh ngọt, nước uống có gas

Bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng nhất về mỡ máu cao. Nếu còn vấn đề băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay tới HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC