Điều trị mỡ máu – Hướng dẫn chi tiết theo phác đồ Bộ Y tế 

Cập nhật: 18/06/2024 Theo dõi trên goole news

Điều trị mỡ máu sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch, đột quỵ và các bệnh lý nguy hiểm khác. Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ phù hợp nhất. Vậy vì sao phải điều trị mỡ máu? Khi nào nên điều trị? Cách điều trị ra sao? Tham khảo ngay các thông tin chi tiết trong bài viết sau. 

Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam

1.Vì sao cần điều trị mỡ máu?

Mỡ máu cao không gây các biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng ngay lập tức, tuy nhiên mỡ tích tụ lâu ngày là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch như: 

  • Đột quỵ não: Thống kê cho thấy có khoảng 93% các ca đột quỵ não đều có mỡ máu cao (tắc mạch do xơ vữa động mạch, hẹp lòng mạch vì mỡ máu cao)
  • Bệnh tim mạch khác: Mỡ máu cao dẫn tới các biến chứng gây bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, thậm chí đột tử. 

Ngoài ra, mỡ máu cao cũng là nguyên nhân của một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Gan nhiễm mỡ, xơ gan: 50% Bệnh nhân mỡ máu cao có gan nhiễm mỡ, trong đó 25% tiến triển thành xơ gan, ung thư gan chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. 
  • Đái tháo đường: Mỡ máu tăng gây kháng insulin làm gia tăng đái tháo đường hoặc làm nặng hơn các triệu chứng đái tháo đường. Đáng lo ngại đái tháo đường đi kèm với mỡ máu có nguy cơ tử vong cao hơn từ 2 – 6 lần đái tháo đường thông thường.
  • Viêm tụy cấp: Thường gặp do tăng triglyceride quá mức. 

Chính vì vậy, dự phòng và điều trị mỡ máu cao là mục tiêu quan trọng để kiểm soát bệnh lý tim mạch và nhiều bệnh mạn tính không lây khác. Hiện nay, đã có nhiều hội thảo, nhiều chương trình trọng điểm nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, tuyên truyền, giáo dục người bệnh có kế hoạch điều trị, ngăn ngừa mỡ máu từ sớm. 

Biến chứng đột quỵ do mỡ máu cao

2. Khi nào điều trị mỡ máu?

Khi có các rối loạn liên quan tới chỉ số mỡ máu, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cho bạn. Dấu hiệu bất thường về chỉ số mỡ máu như sau: 

  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L.
  • HDL-cholesterol <1 mmol/L

Khi người bệnh thuộc các nhóm có yếu tố nguy cơ dưới đây cần có kế hoạch điều trị mỡ máu ngay từ khi phát hiện: 

Các yếu tố nguy cơ gồm có: 

  • Nam >45t       Nữ > 55t
  • Tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành (xuất hiện sớm nam < 55tuổi, nữ < 65t).
  • Hút thuốc lá nhiều.
  • Tăng huyết áp > 140/90 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc hạ áp.
  • HDL_C  < 0,9 mmol/l ( < 35 mg/dl )
  • Bệnh mạch vành: Tiền sử Nhồi máu cơ tim, Đau thắt ngực ổn định và không ổn định, bệnh mạch vành tiến triển và bằng chứng thiếu máu cơ tim.
  • Bệnh lý tương đương bệnh mạch vành: Đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại vi, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng lâm sàng.

3. Nguyên tắc điều trị theo phác đồ Bộ Y tế

Điều trị mỡ máu cần kết hợp chặt chẽ phương pháp dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y và thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, phác đồ xây dựng cần có tính cá nhân hóa cho từng đối tượng khác nhau, đặc biệt các bệnh nhân có bệnh nền tiểu đường, suy gan – thận,… 

Nguyên tắc điều trị với bệnh nhân có LDL – C tăng: 

 

 

Nhóm nguy cơ

LDL

mục tiêu

(mg/dL)

Mức LDL

bắt đầu

thay đổi nếp sống

Mức LDL

bắt đầu

phải dùng thuốc

Nguy cơ cao: Người có bệnh mạch vành hoặc có các bệnh tương đương bệnh mạch vành (nguy cơ 10 năm > 20%)

< 100mg/dL

(có thể < 70mg/dL

đối với người có Bệnh mạch vành kèm Đái tháo đường)

 

> 100mg/dL

 

> 100mg/dL

Nguy cơ trung bình cao: Người có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm 10-20%)

 

< 130 mg/dL

 

> 130 mg/dL

 

> 130 mg/dL

Nguy cơ trung bình: Có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm < 10%)

 

< 130 mg/dL

 

> 130 mg/dL

 

> 160 mg/dL

Nguy cơ thấp: có 0-1 yếu tố nguy cơ, không có BMV hay bệnh tương đương BMV

 

< 160 mg/dL

 

> 160 mg/dL

> 190 mg/dL

(160-189mg/dL

có thể dùng thuốc giảm LDL tùy chọn của bác sĩ)

Nguyên tắc điều trị khi Triglycerid tăng:

Phân loại tăng Triglycerid

Nguyên tắc điều trị 

Giới hạn cao:150 -199 mg/dL

Giảm LDL – C, giảm cân nặng, tăng cường vận động

Cao: 200-299 mg/dL

Dùng thuốc Statin hoặc thêm Nicotinic acid hoặc thêm Fenofibrat để giảm LDL – C

Rất cao: > 500 mg/dL

Phác đồ điều trị tích cực để ngăn chặn viêm tụy cấp. Khi triglycerid TG < 500 mg/dL, chuyển mục tiêu điều trị giảm LDL – C. 

 

4. Hướng dẫn điều trị mỡ máu chi tiết 

4.1 Tiết chế ăn uống 

Mỡ máu được tổng hợp từ thức ăn, do đó người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp, có sự cân đối giữa glucid – lipid – protein. Bên cạnh đó người mỡ máu cao cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm có hại (nhiều cholesterol, nhiều đường), tăng sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch.

Nên ăn:

  • Tăng chất xơ hòa tan, vitamin từ rau củ, hoa quả: Chất xơ hòa tan giúp hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa mỡ máu. Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm này hàng ngày để cải thiện mỡ máu. 
  • Thực phẩm ít đường: Các loại ngũ cốc, hạt chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Thị trắng, thịt nạc (bỏ da) có hàm lượng cholesterol thấp: Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; 
  • Thực phẩm giàu acid béo omega – 3 giúp tăng tổng hợp mỡ máu tốt: Có nhiều trong các loại cá nên ăn từ 2 lần/ tuần. 
  • Bổ sung whey protein giúp làm giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần, hạ huyết áp rất tốt: Có nhiều trong sữa (nên dùng sữa tách béo).

Cần hạn chế: 

  • Giảm chất béo bão hòa vì làm tăng cholesterol, LDL -C: Có nhiều trong các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt trâu,..), nội tạng và mỡ động vật, lòng đỏ trứng (chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả trứng mỗi tuần), dầu cọ, dầu hạnh nhân,
  • Hạn chế chất béo chuyển hóa (chất béo trans) vì làm tăng tổng hợp LDL – C: Có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, mơ,… Sử dụng ít đồ chiên rán, đồ ăn nhanh
  • Hạn chế ăn mặn vì không có lợi cho tim mạch, huyết áp,… 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia vì làm tăng tổng hợp mỡ máu xấu, gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch.
  • Hạn chế sử dụng đồ ngọt, nhiều đường vì đường dư thừa chuyển hóa thành cholesterol: gạo, bánh mì, bánh ngọt, nước uống có gas

Lưu ý: Người bệnh không kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa gây mỡ máu cao

4.2 Tập luyện – vận động thể lực

Các nghiên cứu cho thấy rằng vận động mỗi ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe, với bệnh nhân mỡ máu cao, luyện tập – vận động có vai trò:

  • Tăng chuyển hóa mỡ thừa thành năng lương, giúp giảm cân. (thừa cân là nguyên nhân gây mỡ máu cao) 
  • Giảm Cholesterol toàn phần, giảm mỡ máu xấu (LDL -C), tăng tổng hợp mỡ máu tốt (HDL – C)
  • Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp

Phương pháp tập luyện: Tùy thuộc vào sở thích của từng người và sự thuận tiện. Một số bài tập gợi ý: đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh, cầu lông,…. 

Thời gian tập luyện – vận động thể lực: khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần

Cường độ: Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu có bệnh nền lý huyết áp, mạch vành, suy tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ, phương pháp và theo dõi để đảm bảo an toàn. 

4.3 Điều trị bằng thuốc Tây y 

Thuốc Tây y có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó người bệnh chỉ sử dụng khi có kê đơn của bác sĩ. Thông thường, thuốc được chỉ định với các trường hợp đã áp dụng phương pháp không dùng thuốc 6 tháng điều trị tích cực không có hiệu quả thì chúng ta bắt đầu điều trị bằng thuốc (mỡ máu nhẹ) hoặc các trường hợp có LDL tăng quá cao (> 200 mg%) và nguy cơ tim mạch cao thì dùng thuốc điều trị phối hợp ngay từ đầu. 

Trong thời gian dùng thuốc Tây y, người bệnh vẫn cần phải có lối sống khoa học, vận động thường xuyên để tăng cường hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Nguyên tắc kê đơn thuốc Tây y: 

  • Điều trị mỡ máu với tăng LDL – C là chủ yếu: Statin.
  • Điều trị mỡ máu với tăng TG là chủ yếu: Fibrate, không đáp ứng thêm Statin.
  • Điều trị mỡ máu với tăng Cholesterol và tăng TG: dùng Statin + Fibrate.

Thông tin các nhóm thuốc hạ lipid máu phổ biến: 

Nhóm 

Chống chỉ định 

Tác dụng phụ 

Nhóm Statin

Tác dụng:  giảm Cholesterol toàn phần và giảm LDL  – C

Người mang thai hoặc đang cho con bú

Trẻ em dưới 18 tuổi

Suy gan, thận

Transaminase tăng cao

Đau, tiêu cơ vân do tăng phân giải cơ-

Tăng transaminase (tổn thương gan) 

Tăng CK ( creatininkinase).

Rối loạn tiêu hóa.

Suy thận

Tổn thương thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược.

Nhóm Fibrates

Tác dụng: giảm Triglyceride, tăng HDL.

Người có rối loạn chức năng gan, thận 

Phụ nữ mang thai

Trẻ em dưới 18 tuổi 

Rối loạn chức năng gan (5%), bắt buộc phải theo dõi transaminase nếu nồng độ transaminase cao gấp > 3 lần so với bình thường thì ngưng sử dụng hoặc giảm liều),

hiếm khi gây bệnh cơ; 

rối loạn tiêu hóa; 

Suy thận hoặc làm nặng thêm tình trạng suy thận.

4.4 Điều trị mỡ máu bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y thường được kết hợp từ nhiều thành phần khác nhau, dựa trên cơ địa, nguyên nhân gây bệnh, mức độ mỡ máu. Theo đó, bài thuốc, thời gian điều trị áp dụng cho từng người là khác nhau.

Để điều trị mỡ máu bằng Đông y hiệu quả, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ y học cổ truyền, để được đánh giá đúng tình hình sức khỏe. Nguyên tắc điều trị chính của Đông y như sau: 

 

Nguyên nhân 

Triệu chứng 

Phép trị 

Một số bài thuốc 

Thể đàm thấp 

béo phệ bụng nhưng tứ chi lại gầy, 

đầu nặng căng chướng, 

bụng ngực tức, hay buồn nôn, miệng khô khát

Hóa đờm trừ thấp, giáng chỉ 

Ôn đởm thang gia giảm.

Nhị trần thang gia giảm

Tỳ hư thấp trệ

lưng gối mỏi, chi lạnh sợ hàn, tinh thần bất thư, mặt nặng, tứ chi thiểu lực, đại tiện lỏng nát, đái đêm nhiều

Ích khí – kiện tỳ – thẩm thấp – giáng chỉ

Sâm linh bạch truật gia giảm 

Can khí uất trệ 

Mạn sườn đau, hay bị lạnh, đờm lỏng ở cổ

Sơ can – lý khí – hòa vị – giáng chỉ

Sài hồ sơ can tán gia giảm

Can thận âm hư

Gối lưng mỏi đau, gầy, mệt mỏi, ù tai, đau choáng, miệng khô, họng ráo, lưỡi đỏ

dưỡng huyết – bổ can thận – giáng chỉ

Kỷ cúc địa hoàng gia giảm 

Khí trệ huyết ứ

đau mạng sườn, đau nhức nhiều chỗ, mệt mỏi, ăn kém, tinh thần căng thẳng, đại tiện lỏng, kinh nguyệt không đều

hoạt huyết – hóa ứ – thông huyết – giáng chỉ

Huyết phủ trục ứ thang gia giảm

Thể Đàm nhiệt phủ thực

đại tiện bí kết, đầu căng chướng, hay đau giật, tính tình cáu gắt, 

miệng đắng, tinh thần phiền não, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, chất lưỡi hồng

thanh nhiệt, hóa đàm, thông phủ.

Bát vị gia giảm 

Một số vị thuốc, dược liệu được áp dụng trong đông y: tinh lá sen, giảo cổ lam, linh chi đỏ, tinh dầu thông đỏ, sài đất, đương quy, thảo quyết minh, sơn tra, hoài sơn, bạch linh, trạch tả,…. 

Bên cạnh dùng thuốc, thầy thuốc Đông y còn kết hợp thêm với các phương pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền như: 

  • Châm cứu điện châm: Kích thích huyệt đạo đả thông kinh lạc, ngăn ngừa ứ trệ, tăng cường đốt cháy mỡ thừa thành năng lượng. Thường châm cứu hàng ngày. 
  • Cấy chỉ (Nhu châm): Chôn các sợi chỉ catgut tự tiêu có tác dụng kích thích huyệt đạo, lưu thông kinh lạc, ngăn ngừa ứ trệ. Cấy chỉ áp dụng 15 ngày/ lần. 
  • Xoa bóp bấm huyệt: Dùng lực ở tay tác động vào da thịt, gân cơ, huyệt đạo giúp tăng cường lưu thông, ngăn ngừa ứ trệ, chèn ép. 

5. Điều trị mỡ máu dân gian có tốt không?

Hiện nay, phương pháp điều trị mỡ máu theo dân gian chưa được kiểm chứng hiệu quả rõ ràng và chưa có trong phác đồ của Bộ Y tế. Đây là cách hạ mỡ máu được dân gian lưu truyền. 

Trị mỡ máu theo dân gian thường chỉ hiệu quả với cấp độ nhẹ hoặc có vai trò hỗ trợ, không phải là phương pháp chính. Theo ý kiến của chuyên gia y tế, người bệnh không nên chỉ uống một vài loại nước lá truyền miệng mà không thăm khám, điều trị mỡ máu từ sớm đặc biệt với các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao. Vì nếu không được can thiệp từ sớm, mỡ máu cao có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp,… 

Một số loại nước uống dân gian hỗ trợ hạ mỡ máu hiện nay: Nước chè xanh, nước giảo cổ lam, nước lá sen, trà hoa cúc, trà gừng,… 

6. Điều trị mỡ máu ở đâu tốt? 

Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế tốt để được thăm khám, đánh giá đúng mức độ mỡ máu và nguy cơ tìm mạch.

Tiêu chuẩn về địa chỉ điều trị mỡ máu tốt: 

  • Có giấy phép hoạt động
  • Có chuyên môn
  • Có đội ngũ bác sĩ giỏi 
  • Có cơ sở vật chất – trang thiết bị y tế tốt
  • Được nhiều người đánh giá tốt 
  • Kinh nghiệm điều trị mỡ máu nhiều năm 

Một số cơ sở điều trị Tây y uy tín: Bệnh viện đại học y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,… 

Một số cơ sở điều trị Đông y uy tín: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là đơn vị duy nhất có cam kết bảo hành điều trị mỡ máu bằng văn bản với bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang (thuộc dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam). 

7. Làm sao để tránh máu nhiễm mỡ tái phát?

Để ngăn ngừa máu nhiễm mỡ tái phát, người bệnh chủ yếu cần có lối sống khoa học và khám sức khỏe định kỳ. 

  • Ăn uống khoa học: Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều chất béo bão hòa, thịt đỏ, nội tạng. Không nên ăn quá muộn, 
  • Vận động mỗi ngày: Tập luyện ít nhất 30 phút/ ngày 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nên kiểm tra mỡ máu ít nhất 6 tháng/ lần. 
  • Kiểm soát stress: Stress làm tăng tiết cortisol làm tăng mỡ máu xấu, cần hạn chế căng thẳng, stress kéo dài. 
  • Kiểm soát cân nặng: Nên duy trì cân nặng trong ngưỡng bình thường với BMI nhỏ hơn 25. 

Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích nhất cho độc giả về cách điều trị mỡ máu. Nếu còn vấn đề băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay tới HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC