Viêm âm đạo ra máu có nguy hiểm không? Hướng điều trị hiệu quả?

Cập nhật: 23/04/2024 Theo dõi trên goole news

Viêm âm đạo ra máu là một trong những triệu chứng nguy hiểm. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này, thay vì thờ ơ, chị em nên tập trung tìm cách chữa trị nhanh chóng và dứt điểm. Điều này giúp  bệnh nhân ngăn chặn biến chứng và đẩy lùi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phân biệt viêm âm đạo ra máu và hành kinh

Bác sĩ Ngô Thị Hằng – Cố vấn chuyên môn chương trình Vì sức khỏe của bạn đài Hà Nội, cho biết viêm âm đạo ra máu có đặc điểm gần giống với thời kỳ hành kinh. Nhiều chị em bị nhầm lẫn hai tình trạng này nên chủ quan, không thăm khám làm bệnh nặng hơn.

Chị em cần phân biệt được viêm âm đạo ra máu và chu kỳ kinh nguyệt để sớm xử lý kịp thời.

Viêm âm đạo ra máu

Khi bị viêm âm đạo, máu sẽ có màu nâu hoặc đỏ thẫm, thường kèm theo mùi hôi khó chịu. Một số biểu hiện điển hình là:

  • Lượng máu chỉ ra lấm tấm hoặc lẫn với khí hư, có thể hết ngay hoặc kéo dài 2 – 3 ngày
  • Người bệnh cảm thấy đau rát, ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 28 – 30 ngày. Nếu sớm hoặc muộn hơn thời gian này, rất có thể phụ nữ đang bị viêm âm đạo ra máu.
  • Tình trạng viêm âm đạo ra máu thường xuất hiện sau khi quan hệ.

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và chức năng sinh sản của phụ nữ. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm.

Ra máu thời kỳ hành kinh

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo hàng tháng do lớp niêm mạc tử cung dày lên, giải phóng trứng để có thể thụ thai. Kinh nguyệt thường xuất hiện lần đầu khi phái nữ trong độ tuổi từ 8 – 16 tuổi.

Theo BS Hằng, đây là dấu hiệu hết sức bình thường, báo hiệu cơ thể khỏe mạnh và có thể mang thai, sinh con. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em có thời gian khoảng 28 – 30 ngày. Những ngày “đèn đỏ” kéo dài 2 – 7 ngày.

Máu kinh nguyệt có xu hướng nhiều hơn vào 2 ngày đầu, hoàn toàn không có mùi hôi. Về màu sắc, máu kinh có thể có màu đen, đỏ tươi, nâu hoặc cam.

Thể tích trung bình của máu kinh nguyệt là khoảng 35 ml, tuy nhiên lưu lượng máu bình thường khoảng 10 – 80ml. Chị em có thể nhận biết máu kinh nhờ đặc điểm: không có mùi hôi hoặc gây khó chịu. Về màu sắc, nó có màu đen, đỏ tươi, nâu hoặc cam.

Viêm âm đạo ra máu ít hơn và không kéo dài như thời kỳ hành kinh
Viêm âm đạo ra máu ít hơn và không kéo dài như thời kỳ hành kinh

Chị em dễ dàng phân biệt viêm âm đạo ra máu hay do kinh nguyệt dựa vào màu sắc, lượng máu, thời gian diễn ra và triệu chứng kèm theo.

Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, khi có dấu hiệu nào bất thường, BS Hằng khuyên bạn cần nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Việc này giúp đề phòng rủi ro và bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Viêm âm đạo ra máu do đâu?

Viêm âm đạo ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang chuyển sang giai đoạn nặng. Nhưng trên thực tế người bị viêm âm đạo thường ít khi xuất huyết. Vì vậy, đây cũng có thể là hiện tượng báo hiệu của bệnh phụ khoa khác.

Bác sĩ Hằng nêu ra một số nguyên nhân viêm âm đạo thường gặp phải kể đến như:

  • Nấm, vi khuẩn có hại gây viêm loét âm đạo và làm tổn thương mạch máu
  • Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến buồng trứng gây xuất huyết tử cung
  • Viêm âm đạo không chữa trị sớm có thể dẫn đến một số bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ, ung thư cổ tử cung,… làm xuất huyết âm đạo
  • Chị em bị viêm âm đạo nhưng quan hệ mạnh, sai tư thế,… khiến vùng kín bị trầy xước và chảy máu

Viêm âm đạo ra máu nguy hiểm không?

Theo BS Hằng, viêm âm đạo ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây viêm nội mạc cổ tử cung – yếu tố nguy cơ gây áp xe tử cung, vô sinh, sốc nhiễm trùng
  • Viêm nhiễm vùng chậu: cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng,… bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.
  • Viêm âm đạo ra máu khiến chị em mắc ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng và chức năng sinh sản.
  • Các biến chứng khi mang thai: thai nhi bị viêm màng ối, thậm chí là hỏng thai, suy thai. Em bé khi sinh rất dễ mắc bệnh về da, mắt, hệ miễn dịch suy giảm. Bên cạnh đó, khi sinh, mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai,…
Viêm âm đạo ra máu rất nguy hiểm, chị em cần theo dõi để phát hiện sớm và chữa dứt điểm
Viêm âm đạo ra máu rất nguy hiểm, chị em cần theo dõi để phát hiện sớm và chữa dứt điểm

Viêm âm đạo ra máu cần làm gì?

Khi thấy có dấu hiệu ra máu bất thường, chị em cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ xét nghiệm, chẩn đoán về mức độ bệnh và nguyên nhân gây viêm âm đạo ra máu. Từ đó, chuyên gia có thể đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp, cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Tây

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để loại bỏ tác nhân gây bệnh.

  • Thuốc uống thông dụng: Metronidazole, fluconazole, doxycycline… dùng để kháng khuẩn, chống viêm, giảm nhanh các triệu chứng.
  • Thuốc đặt âm đạo: Sadetabs, metromicon, canesten,… có tác dụng tiêu diệt nấm, trùng roi,… Lưu ý, phụ nữ mang thai, đang cho con bú chống chỉ định dùng viên đặt này.
  • Thuốc bôi âm đạo: Thường dùng để tiêu diệt các vi khuẩn bên ngoài, hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan. Một số loại thuốc thường dùng là nizoral, clindamycin, neomycin,…

Phương pháp ánh sáng

Nếu tình trạng bệnh nặng, bác sĩ có thể dùng ánh sáng quang học hoặc công nghệ oxygen để tiêu diệt nấm, vi khuẩn, tái tạo tế bào bị tổn thương một cách nhanh chóng.

Phương pháp này có ưu điểm là trị dứt điểm bệnh một cách nhanh chóng, tỷ lệ thành công lên đến 98%. Tuy nhiên, chi phí đắt và có thể gây nhiễm trùng nặng nếu bác sĩ có tay nghề không cao hoặc thực hiện ở nơi có cơ sở vật chất không đảm bảo.

Bài thuốc dân gian chữa viêm âm đạo chảy máu

Các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng và thành công chữa viêm âm đạo. Một số cách thông dụng chị em có thể thực hiện là:

  • Trầu không: Là dược liệu chứa nhiều Chavibetol, Carvacrol, Cineol,… có khả năng diệt khuẩn, chống viêm. Cách thực hiện là dùng lá trầu không nấu với nước, thêm chút muối để xông và rửa âm đạo. Chị em cần làm với tần suất 2 – 3 lần/ tháng để đảm bảo hiệu quả.
  • Lá trà xanh: Chứa nhiều tinh chất epigallocatechin, EGCG, polyphenol và flavonoid đặc biệt an toàn, sát khuẩn tốt và giúp làm lành tổn thương âm đạo. Chị em thực hiện hoàn toàn tương tự như trên, cách chữa từ lá trầu không.
  • Tỏi: Kháng sinh tự nhiên gồm 20 dược chất: axit, chất khoáng, vitamin,… đặc biệt là kháng sinh allicin và sunfua. Đây là dược liệu chữa “bách bệnh”, trong đó có viêm âm đạo. Chị em chỉ cần nhai 3 – 4 tép tỏi hoặc thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày.

Những cách chữa trên do bác sĩ chỉ định giúp chị em kịp thời ngăn chặn bệnh và có lộ trình an toàn.  Vì vậy, bạn tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc trôi nổi trên thị trường nhằm tránh hậu quả khôn lường.

Viêm âm đạo ra máu là lời cảnh báo tình trạng bệnh nặng, có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, khi phát hiện căn bệnh này, chị em cần thường xuyên theo dõi phụ khoa, sớm điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, hãy xây dựng lối sống lành mạnh để phòng tránh và hỗ trợ chữa trị viêm âm đạo.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC