Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những người mắc phải rối loạn này. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống không chỉ giúp giảm triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, mà còn cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể. Bài viết cung cấp các gợi ý thực phẩm nên bổ sung và thực phẩm nên tránh khi xây dựng thực đơn hằng ngày.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? 5 nhóm thực phẩm nên bổ sung

Dưới đây là phân tích chi tiết hơn về 5 nhóm thực phẩm nên ăn để giúp kiểm soát các triệu chứng do ruột kích thích gây ra.

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan hấp thụ nước, tạo thành dạng gel trong ruột và giúp làm mềm phân. Điều này rất quan trọng cho việc kiểm soát các triệu chứng táo bón ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Đồng thời, nó cũng giúp làm giảm sự co thắt của ruột, nhờ đó giảm đau bụng và đầy hơi.

Nhưng cần lưu ý, mặc dù chất xơ hòa tan rất có lợi, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi và khó chịu. Do đó, người bệnh cần bổ sung từ từ vào chế độ ăn.

Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm yến mạch, chuối, táo, rau xanh, các loại đậu, hạt chia, khoai lang, cà rốt,…

Hội chứng ruột kích thích nên ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan
Hội chứng ruột kích thích nên ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan

Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Thực phẩm giàu probiotic

Probiotic là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh vật và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Việc sử dụng probiotic giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) ở người bị hội chứng ruột kích thích. Chúng cũng có tác dụng chống viêm, giúp bảo vệ niêm mạc ruột.

Các thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua không đường, kefir, kim chi và dưa muối không hóa chất.

Thực phẩm giàu omega-3

Với người bị ruột kích thích, các triệu chứng viêm nhiễm tại niêm mạc ruột có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Omega-3 giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể của ruột và có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nên bổ sung omega-3 từ nguồn thực phẩm tự nhiên thay vì sử dụng các thực phẩm bổ sung dạng viên để đạt hiệu quả tốt hơn. Bao gồm cá hồi, hạt óc chó, hạt chia,…

Thực phẩm giàu omega-3 tốt cho người bị ruột kích thích
Thực phẩm giàu omega-3 tốt cho người bị ruột kích thích

Protein dễ tiêu hóa

Người đang mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Câu trả lời là protein – dưỡng chất quan trọng giúp duy trì và phục hồi cơ thể. Nhưng đối với người bị hội chứng ruột kích thích cần lựa chọn các loại protein dễ tiêu hóa. Đây là những protein dễ tiêu hóa thường có cấu trúc phân tử đơn giản, ít liên kết phức tạp, giúp các enzyme tiêu hóa dễ dàng tiếp cận và phân cắt chúng thành các axit amin.

Nguồn protein dễ tiêu hóa bao gồm: Thịt gà, cá (luộc, hấp), đậu phụ, một số loại hạt và ngũ cốc như quinoa, hạt chia, hạt lanh.

Nước và nước ép rau củ, trái cây

Uống đủ nước giúp giữ cho phân mềm, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tổng thể. Ngoài ra, nước ép từ các loại rau củ quả có tính chất chống viêm, ít đường cũng có thể giúp làm dịu triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Nước ép rau củ, trái cây hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả
Nước ép rau củ, trái cây hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả

Thực phẩm không nên ăn khi bị ruột kích thích 

Ngoài giải đáp “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?”, bác sĩ tiêu hóa cũng đưa ra những khuyến nghị về nhóm thực phẩm người bệnh không nên ăn. 

  • Thực phẩm giàu FODMAP: Đây là các loại carbohydrate khó tiêu hóa, gây ra quá trình lên men trong ruột, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy ở người mắc hội chứng ruột kích thích. Các thực phẩm giàu FODMAP gồm đậu lăng, đậu đỏ, súp lơ, hành, tỏi, măng tây và cải brussels.
  • Thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ: Bao gồm khoai tây chiên, gà rán, cá chiên, hamburger, pizza, xúc xích,… Nhóm thực phẩm này làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng áp lực lên ruột và gây đầy hơi, đau bụng. 
  • Thực phẩm chứa lactose: Nhiều người bị ruột kích thích gặp vấn đề với lactose do cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa nó, dẫn đến đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Thực phẩm chứa lactose gồm sữa bò, kem, bơ, phô mai, đặc biệt là phô mai mềm.
  • Thực phẩm cay và gia vị mạnh: Gây kích thích niêm mạc ruột, làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy. Các thực phẩm cần tránh bao gồm tiêu, tỏi, ớt tươi, ớt bột và các loại sốt ớt cay.
  • Đồ uống có ga và cồn: Đồ uống có ga như soda, nước ngọt, bia làm tăng khí trong ruột, gây đầy hơi và chướng bụng. Cồn có trong rượu, bia cũng là một yếu tố kích thích ruột dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Caffeine: Hàm lượng lớn caffeine trong cà phê, trà đen có thể kích thích hệ tiêu hóa và làm trầm trọng tình trạng bệnh. Ngoài ra, caffeine còn có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước và ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ tiêu hóa.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì”. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp khi mắc hội chứng ruột kích thích sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng và cải thiện sức khỏe đường ruột. Độc giả nên áp dụng những gợi ý này để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt.

XEM THÊM: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích ở trẻ em và cách điều trị

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả